Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng thực hiện các giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân trên địa
4.1.2. Thực trạng nghèo và giảm nghèo trên địa bàn huyện Tân Lạc
4.1.2.1. Thực trạng nghèo và giảm nghèo toàn huyện Tân Lạc
Công tác giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta cũng là nguyện vọng thiết tha của nhân dân, là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện nhằm phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, ổn định chính trị – xã hội. Nhận rõ ý nghĩa quan trọng của công tác giảm nghèo, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện đã xác định công tác giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ chủ yếu và thường xuyên. Ủy ban nhân dân huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình Mục tiêu quốc gia của huyện tại Quyết định số 1909/QĐ-UBND ngày
31/12/2016, Ban Quản lý giảm nghèo bền vững xã, thị trấn.
Với mục tiêu mỗi năm giảm tỷ lệ hộ nghèo là 3% Ủy ban nhân dân huyện đã xây dựng kế hoạch giảm tỷ lệ hộ nghèo cho từng xã và được Hội đồng nhân dân
huyện thông qua tại Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện từng năm. Tổ chức
tổng hợp đánh giá kết quả thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững hàng năm, xác định nguyên nhân, tồn tại hạn chế và đề ra những giải pháp thực hiện có hiệu quả.
Mặc dù trong giai đoạn 2015-2017 tình hình thực hiện mục tiêu giảm nghèo của huyện còn gặp rất nhiều khó khăn với lượng kinh phí được hỗ trợ còn thấp so với nhu cầu nhưng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện và sự nỗ lực cố gắng của các phòng ban chuyên môn cùng
với Ủy ban nhân dân các xã, phường thị trấn đã tổ chức triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo; Cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn được quan tâm đầu tư, các
chính sách giảm nghèo được giải quyết kịp thời đúng quy định, tổ chức mua, cấp thẻ BHYT miễn phí cho các đối tượng; hỗ trợ hộ nghèo vay vốn; đào tạo nghề giải quyết việc làm... cụ thể hóa chủ trương thành Nghị quyết, chương trình, kế hoạch,... và triểnkhai một cách khoa học, phù hợp thực tiễn, phát huy dân chủ có sự tham gia, tổ chức thực hiện đồng bộ, kịp thời, gắn với công tác cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc theo dõi, quản lý đối tượng và công khai các chế độ, chính sách giảm nghèo.
Bảng 4.13. Kết quả thực hiện giảm nghèo trên địa bàn huyện Tân Lạc
STT Nội dung ĐVT 2015 2016 2017 Tốc độ phát triển (%)
16/15 17/16 BQ
1 Tổng số hộ dân Hộ 20.280 20.468 20.575 100,93 100,52 100,72
2 Số hộ nghèo Hộ 6.939 5.621 4.999 81,01 88,93 84,88
Tỷ lệ % 31,54 27,46 24,30 87,06 88,49 87,78
+ Hộ nghèo thu nhập Hộ 5.114 4.841 4.660 94,66 96,26 95,46
+ Hộ nghèo đa chiều Hộ 1.282 780 339 60,84 43,46 51,42
3 Số hộ cận nghèo Hộ 3.220 - 3.850 - - - Tỷ lệ % 15,88 - 18,71 - - - 4 Số hộ thoát nghèo Hộ 0 1.038 933 - 89,88 - Tỷ lệ % 0 16,23 17,67 - 108,87 - 5 Số hộ tái nghèo Hộ 0 156 188 - 120,51 - Tỷ lệ % 0 2,78 3,82 - 137,41 - 6 Số hộ nghèo phát sinh Hộ 0 107 188 - 175,70 - Tỷ lệ % 0 1,90 3,76 197,89 -
Nguồn: UBND huyện Tân Lạc (2018)
Qua bảng 4.13 ta thấy tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện đã giảm xuống còn 24,30% giảm 7,24% so với cuối năm 2015. Như vậy tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm dần qua các với tỷ lệ bình quân 1 năm giảm là 3,62% đạt 120,67% so với kế hoach. Mặc dù số hộ thoát nghèo giảm (từ 1.038 năm 2016 giảm xuống còn 933 năm 2017) nhưng tỷ lệ hộ thoát nghèo so với hộ nghèo lại tăng từ 16,23% năm 2016 lên 17,67% năm 2017 như vậy chứng tỏ các chính sách, dự án thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã được triển khai thực hiện có hiệu quả.
Tuy nhiên số hộ tái nghèo và số hộ phát sinh nghèo đều tăng và phân bổ chủ yếu ở các xã vùng cao vùng đặc biệt khó khăn. Mặc dù tỷ lệ hộ nghèo có giảm vượt kế hoạch nhưng tỷ lệ nghèo của huyện vẫn còn ở mức cao so với tỷ lệ bình quân chung 18% của cả tỉnh, tại một số xã tỷ lệ hộ nghèo có giảm nhưng vẫn còn ở mức rất cao như Ngòi Hoa 50,3%, Bắc Sơn 49,5%, Ngổ Luông,42%. Những xã tỷ lệ hộ nghèo có giảm nhưng còn ở mức cao đó là những xã có điều kiện tự nhiên không
thuận lợi, ở vùng cao, vùng lòng hồ sông đà cách xa trung tâm huyện, giao thông đi lại còn rất khó khăn, cơ sở hạ tầng đã được đầu tư nhưng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, trình độ sản xuất của người dân còn nhiều hạn chế. Từ đó cho thấy để thực hiện hỗ trợ giảm nghèo trên địa bàn huyện cần thực hiện đồng bộ tất cả các giải pháp riêng đối với các xã vùng cao đặc biệt khó khăn cần triển khai thực hiện tốt hơn nữa giải pháp đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, tập huấn, đào tạo nghề và giải quyết việc làm.
Tân Lạc là một huyện có tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số trong cơ cấu hộ nghèo chiếm tỷ lệ rất cao và nó được thể hiện ở bảng 4.15. Kết quả cho thấy, tỷ lệ người nghèo là người dân tộc thiểu số của toàn huyện Tân Lạcchiếm một tỷ lệ
cao, tính toàn huyện có 4.785 hộ nghèo dân tộc thiểu số, chiếm 95,72% tổng số hộ nghèo của toàn huyện, 20/24 xã có hộ nghèo dân tộc thiểu số trên 90%, có 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số là 100% so với tổng số hộ nghèo. Trên thực tế, người dân tộc thiểu số trong một thời gian dài đã chịu nhiều bất lợi để phát triển sản xuất như do tập quán canh tác, trình độ dân trí thấp, thiếu kỹ thuật cũng như vốn đầu tư phát triển, nguồn tài nguyên đất canh tác dùng trong sản xuất không những ít lại còn cằn cỗi, bạc màu, năng suất chất lượng nông sản không cao, hay bị thiên tai dịch bệnh đe dọa. Đây là nhóm người dễ bị tổn thương và cần được ưu tiên trong các dự án thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vữngcủa Nhà nước.
Bảng 4.14. Thực trạng hộ nghèo ngườidân tộc thiểu số năm 2017TT Đơn vị Số hộ TT Đơn vị Số hộ nghèo Hộ nghèo DTTS Tỷ lệ hộ nghèo DTTS (%) 1 Bắc Sơn 167 167 100,00 2 Địch Giáo 98 97 98,98 3 Do Nhân 208 208 100,00 4 Đông Lai 247 225 91,09 5 Gia Mô 273 270 98,90 6 Lỗ Sơn 314 295 93,95 7 Lũng Vân 199 199 100,00 8 Mãn Đức 99 81 81,82 9 Mỹ Hòa 196 185 94,39 10 Nam Sơn 145 145 100,00 11 Ngổ Luông 169 169 100,00 12 Ngọc Mỹ 408 376 92,16 13 Ngòi Hoa 165 165 100,00 14 Phong Phú 63 57 90,48 15 Phú Cường 716 713 99,58 16 Phú Vinh 424 424 100,00 17 Quy Hậu 130 117 90,00 18 Quy Mỹ 146 146 100,00 19 Quyết Chiến 140 140 100,00 20 Thanh Hối 155 137 88,39 21 Trung Hòa 234 234 100,00 22 Tử Nê 92 74 80,43 23 Tuân Lộ 137 125 91,24 24 Mường khến 74 36 48,65 TỔNG 4.999 4.785 95,72
Nguồn: UBND huyện Tân Lạc (2017) Giai đoạn 2016-2020 hộ nghèo được đánh giá theo tiêu chí đa chiều nhằm tiếp cận với chuẩn nghèo của khu vực và thế giới chính vì vậy hộ nghèo hiện tại không chỉ đơn thuần là nghèo về thu nhập mà còn là nghèo về các chỉ
tiêu nhu cầu xã hội cơ bản. Cụ thể tỷ lệ hộ nghèo thu nhập và nghèo đa chiều trên
Bảng 4.15. Phân tích hộ nghèo thu nhập và hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2015-2017
STT Nội dung ĐVT 2015 2016 2017 Tốc độ phát triển (%)
16/15 17/16 BQ
1 Số hộ nghèo Hộ 6.396 5.621 4.999 87,88 88,93 88,41 Tỷ lệ % 31,54 27,46 24,30 87,06 88,49 87,78
2 Hộ nghèo thu nhập Hộ 5.114 4.841 4.660 94,66 96,26 95,46
Tỷ lệ 79,96 86,12 93,22 107,70 108,24 107,97
3 Hộ nghèo đa chiều Hộ 1.282 780 339 60,84 43,46 51,42
Tỷ lệ % 20,04 13,88 6,78 69,26 48,85 58,17 + Tỷ lệ hộ nghèo thiếu hụt các chỉ số về giáo dục % 6,3 8,57 9,66 136,03 112,72 123,83 + Tỷ lệ hộ nghèo thiếu hụt các chỉ số về y tế % 3,5 8,93 11,96 255,14 133,93 184,86 + Tỷ lệ hộ nghèo thiếu hụt các chỉ số về nhà ở % 72,91 75,62 80,09 103,72 105,91 104,81 + Tỷ lệ hộ nghèo thiếu hụt các chỉ số về nước sạch và vệ sinh % 89,25 78,20 77,48 87,62 99,08 93,17 + Tỷ lệ hộ nghèo thiếu hụt các
chỉ số về tiếp cận thông tin
% 8,32 5,39 4,79
64,78 88,87 75,88 Nguồn: UBND huyện Tân Lạc (2017)
Hộ nghèo đa chiều là các hộ nghèo đã vượt qua ngưỡng nghèo thu nhập và hiện tại còn thiếu các chỉ tiêu về như cầu xã hôi cơ bản đối với các hộ này khi được hỗ trợ các chỉ tiêu nhu cầu xã hội cơ bản còn thiếu là sẽ thoát khỏi hộ nghèo. Tuy nhiên nhìn vào bảng 4.16 ta thấy cuối năm 2017 số hộ nghèo thu nhập là hộ có thu nhập từ 700.000đ/người/tháng trở xuống là 4.660 hộ chiếm 93.22% tổng số hộ nghèo của toàn huyện. Số hộ nghèo đa chiều giảm dần qua các năm tuy nhiên đối với một số các chiều thiếu hụt như giáo dục, y tế và nhà ở lại tăng lên ở đây là do nguyên nhân tổng số hộ nghèo của toàn huyện giảm nhưng hộ nghèo thiếu hụt các chiều giáo dục, y tế và nhà ở giảm ít hơn các chiều khác do đó khi tính tỷ lệ các chiều thiếu hụt này lại tăng lên. Tất cả những điều này chứngtỏ công tác giảm nghèo trong những năm tới còn rất nặng nề, cần phải huy động nguồn lực rất lớn cho công tác giảm nghèo và số tiền đầu tư cho hộ nghèo cần cao hơn các giai đoạn trước.
4.1.2.2. Thực trạng nghèo tại 3 xã điều tra
* Xã Quyết Chiến là xã thuộc vùng cao. Độ cao trung bình của vùng dao động trong khoảng 600-800m, có nhiều núi, độ dốc lớn và các thung lũng hẹp. Vùng này rất thích hợp phát triển kinh tế trang trại và đồi rừng và phát triển dịch vụ du lịch. Quyết Chiến Là xã miền núi, người dân chủ yếu là người Mường, trình độ dân trí thấp và chưa đồng đều trong đó người dân tộc Mường chiếm đa số, lực lượng lao động phổ thông dồi dào nhưng trình độ lao động có tay nghề qua đào tạo còn rất thấp chủ yếu tập trung vào nông nghiệp và lâm nghiệp.
Trong những năm qua, việc phát triển kinh tế xã hội của xã Quyết Chiến luôn gặp không ít khó khăn, điều kiện thời tiết, khí hậu, thiên tai dịch bệnh như rét đậm, rét hại kéo dài, sâu bệnh hại phát triển trên cây trồng, dịch lở mồm, long
móng trên gia súc. Bênh cạnh đó là quỹ đất cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên không được ưu đãi, đường xá giao thông đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng về điện, đường, trường, trạm của xã còn nhiều thiếu thốn, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất, giá một số loại hàng hóa thiết yếu tăng cao dẫn tới tỷ lệ hộ nghèo của xã trong những năm qua luôn chiếm tỷ lệ cao so với các xã khác trong toàn huyện. Theo kết quả thống kê được, số hộ nghèo trên địa bàn Quyết Chiến chủ yếu là nghèo thu nhập, chiếm 99,29% (biểu đồ 4.3).
Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ hộ nghèo về thu nhập và nghèo đa chiều trên địa bàn xã Quyết Chiến năm 2017
Nguồn: UBND huyện Tân Lạc (2017) * Do Nhân là xã có địa hình nhiều đồi, núi xen kẽ các khe suối và bãi bằng. Vùng này rất thích hợp phát triển kinh tế trang trại và trồng cây hoa mầu.
Toàn xã có 10 khu dân cư, địa bàn xã rộng, đường giao thông nông thôn đi lại khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, thiếu việc làm hoặc có việc làm nhưng không ổn định. Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo thu nhập chiếm
100% số lượng hộ nghèo trên địa bàn xã. Do vậy, mức tăng trưởng kinh tế - xã
hội của địa phương còn gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo xã Do Nhân còn khá cao so với toàn huyện, hàng năm chính quyền địa phương phải hỗ trợ các hộ thiếu đói trong thời kỳ giáp hạt.
Toàn xã có 1.548 hộ, trong đó hộ nông nghiệp 1.176 hộ với 2.322 nhân khẩu. Trong năm 2017 xã giải quyết việc làm cho 452 lao động, trong đó lao động có tay nghề đi làm việc tại các khu công nghiệp trong, ngoài tỉnh là 49 người; lao động phổ thông đi làm việc trong, ngoài tỉnh hơn 203 người, xuất khẩu lao động sang các nước 18 người. Phát huy lợi thế về kinh tế đồi rừng để mở rộng phát triển các ngành sản xuất kinh doanh như trồng rừng, trồng cây chè, nghề mộc dân dụng, chế biến gỗ, khai thác cát sỏi, nghề xây dựng tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang dịch vụ.
* Thanh Hối là xã có độ cao trung bình khoảng 150 - 200m, xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 2.656,11ha: trong đó đất nông nghiệp là: 1.885ha, đất cấy lúa 251.17ha; đất lâm nghiệp là 633,83ha, còn lại là đất chuyên dùng và đất khác với địa hình là đồng bằng xen với đồi thấp, là vựa lúa chính của Tân Lạc. Vùng này rất thích hợp phát triển kinh tế trang trại, cây lúa, cây có múi và hoa màu. Trong thời gian qua xã đã chú trọng chuyển đối giống cây trồng chuyển sang trồng cây có múi đặc biệt là giống bưởi đỏ đặc sản đã được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể. Đồng thời đưa các giống lúa lai, lúa chất lượng cao vào sảnxuất, bảo đảm khung thời vụ, gắn với đầu tư thâm canh, phòng trừ dịch bệnh, tổng diện tích gieo trồng 778,25ha tổng sản lượng cây có hạt đạt 1.484,9 tấn trong đó thóc là 1.439,9 tấn và ngô là 45 tấn.
Xã có 1.594 hộ với 6.620 nhân khẩu, trong đó có 3.850 người trong độ tuổi lao động. Dân số chủ yếu là dân tộc Mường chiếm 89% còn lại là dân tộc kinh và các dân tộc khác chiếm 11%;Năm 2017số hộ nghèo giảm xuống còn 155 hộ tương đương với 9,64% tỷ lệ giảm nghèo đạt 2,98%, số hộ thoát nghèo là 61 hộ.
Biểu đồ 4.4. Tỷ lệ hộ nghèo về thu nhập và nghèo đa chiều trên địa bàn xã Thanh Hối năm 2017
Nguồn: UBND huyện Tân Lạc (2017) Đối với xã Thanh Hối, tỷ lệ hộ nghèo thu nhập chiếm phần lớn, chiếm 89,68% số hộ nghèo trên địa bàn xã. Còn lại nghèo thiếu hụt tiếp cận chỉ chiếm 2,8% và nghèo thiếu hụt tiếp cận 4 dịch vụ xã hội về giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh chiếm 7,74%.
Bảng 4.16. Một số chỉ tiêu KT-XH của 3 xã điều tra năm 2017
TT Chỉ tiêu ĐVT Thanh hối Quyết Chiến Do Nhân Tính chung
1 Diện tích đất tự nhiên ha 2.656,11 3.621 2.792 3.350 - Đất lâm nghiệp ha 633,83 2.512 2.301 2.387 - Đất trồng cây hàng năm ha 1.885 198 202 212 - Đất khác ha 1.052 911 289 751 2 Tổng dân số người 6.620 2.035 3.154 2.963 3 Số hộ hộ 1.608 362 1.548 1.165 4 Tỷ lệ hộ nghèo % 9,64 42,82 41,97 32,47 - Tỷ lệ hộ cận nghèo % 9,51 16,57 10,47 12,92 - Số hộ thoát nghèo Hộ 61 81 60 70 5 Tổng giá trị sản xuất Tỷ đồng 24.445 28,20 14,71 8.162,64
- Giá trị sản xuất/khẩu Trđ/người 3,69 7,16 3,59 4,81
- Giá trị sản xuất/hộ Trđ/hộ 15,202 29,50 16,55 5.082,68
6 Sản lượng lương thực quy thóc Tấn 1.484,9 1.314,28 699,70 1.166,29 - Lương thực BQ/người/năm kg/người 224,3 587,98 170,78 327,69