Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.2. Kinh nghiệm thực hiện các giải pháp giảm nghèo cho hộ dân một số địa
địa phương ở Việt Nam
2.2.2.1. Chuẩn nghèo và tiêu chí xác định hộ nghèo ở Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19
tháng 11 năm 2015 về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020. Theo đó hộ nghèo được xác định dựa trên các tiêu chí đo lường nghèo đa chiều đó là các tiêu chí về thu nhập và các tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụxã hội cơ bản cụ thể như sau:
- Hộ nghèo khu vực nông thôn là hộđáp ứng một trong hai tiêu chí sau: + Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từđủ700.000 đồng trở xuống; + Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến
1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên (Chính phủ, 2015).
- Hộ nghèo khu vực thành thị là hộđáp ứng một trong hai tiêu chí sau: + Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từđủ900.000 đồng trở xuống; + Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên (Chính phủ, 2015).
- Hộ cận nghèo khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu
người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ sốđo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
- Hộ cận nghèo khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu
đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (Chính phủ, 2015).
Đây là cơ sở cho việc xác định chuẩn nghèo từđó thông qua công tác điều
tra, rà soát xác định được số lượng hộ nghèo, hộ cận nghèo nhằm mục tiêu xây dựng và ban hành kế hoạch giảm nghèo cho hộ nghèo của địa phương.
2.2.2.2. Các chính sách giảm nghèo của Việt Nam và địa bàn nghiên cứu
Giảm nghèo bền vững của Việt Nam hiện nay bao gồm các chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung, các chính sách hỗ trợ giảm nghèo đặcthù được thực hiện thông qua các chương trình, dự án giảm nghèo bền vững (Chính phủ, 2001).
- Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020. Mục tiêu của Nghị quyết là cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, trước hết là ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dâm cư. Nghị quyết nhằm mục tiêu giảm nghèo bền vững theo phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều, giảm nghèo không chỉ dựa vào thu nhập mà còn quan tâm đến giải quyết cả vấn đề xã hội của người nghèo nói chung (Chính phủ, 2011).
- Nghị quyết số 76/2014/QH13, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 24/6/2014 về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020. Nghị quyết này đưa ra những nhiệm vụ cụ thể cho Chính phủ nhằm đạt được mục tiêu giảm nghèo bền vững của Nghị quyết số 80/NQ-CP (Quốc hội
13, 2014).
- Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-
2020. Quyết định này cụ thể hóa mục tiêu của Nghị quyết số 80/NQ-CP và Nghị quyết số 76/2014/QH-XIII đó là giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là các địa bàn nghèo, tạo điều iện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản. Quyết định này đề cập đến 5 nhóm dự án giảm nghèo và các dự án này được triển khai thực hiện theo các khu vực trong thời gian từ năm 2016-2020. Tại Quyết định này cũng đã có sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành và các cơ quan liên quan trong quá trình thực hiện các giải pháp giảm nghèo, tổng nguồn vốn đầu tư cho các Dự án là 48.397 tỷ đồng. (Chính phủ, 2016).
việc tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (Chính phủ, 2017).
- Quyết định số 73/QĐ-UBND ngày 20/01/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc phê duyệt Đề án đầu tư, hỗ trợ 36 thôn, bản khó khăn nhất tỉnh Hòa Bình. Quyết định này nhằm tăng cường hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu, phát triển sản xuất, đào tạo nghề, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa bản địa đặc sắc, tăng cường thông tin, tuyên truyền nhằm tạo sự chuyển biến nhanh về sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường; cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các thôn, bản khó khăn nhất một cách bền vững (Ủy ban nhân dân tỉnh, 2014).
- Quyết định số 237/QĐ-UBND ngày 23/2/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình phê duyệt Đề án giảm nghèo bền vững tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016- 2020. Tập trung phát triển kinh tế - xã hội thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Tập trung nguồn lực, giải pháp hỗ trợ đối với vùng đặc biệt khó khăn. Đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo bền vững ở vùng nông thôn và các huyện nghèo, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; gắn giảm nghèo bền vững với chương trình xây dựng nông thôn mới. Tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo được tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin) phấn đấu hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo mà Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2016 -2020 đã đề ra (UBND tỉnh Hòa Bình, 2017a).
- Kế hoạch số 56/KH-UBND ngày 12/5/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Hòa Bình về thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Hòa Bình giai đoạn
2016-2020. Kế hoạch này là cụ thể hóa của Đề án giảm nghèo bền vững tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm 3%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo tại ác huyệnnghèo, xã đặc biệt khó khăn giảm bình quân từ
4-5%/năm. Kế hoạch đã đưa ra 3 nhóm nhiệm vụ và 8 giải pháp cụ thể đồng thời phân công trách nhiệm cho từng sở, ban ngành trong tổ chức thực hiện các chương trình dự án với mục tiêu cụ thể (Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, 2017b).
- Kế hoạch số 84/KH-UBND ngày 26/6/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020. Kế hoạch này được đưa ra nhằm kiểm tra, kịp thời phát hiện khó khăn, vướng
mắc trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 ở các cấp địa phương, qua đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị trong tổ chức thực hiện (Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, 2017c).
2.2.2.3. Kinh nghiệm của một số địa phương
Ở Việt Nam, công tác giảm nghèo được Đảng ta đặc biệt quan tâm, không chỉ đối với cộng đồng dân cư ở nông thôn mà còn đối với cộng đồng dân cư đô thị trên mọi miền tổ quốc, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa. Với đường lối đổi mới, chủ trương hội nhập và mở cửa để phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh đã giúp tình trạng đói nghèo ở nước ta được giảm bớt. Những thành quả giảm nghèo ở một nước nông nghiệp còn chiếm đa số như nước ta đạt hiệu quả đáng phấn khởi và đã có những điểm sáng trong công tác giảm nghèo với những bài học kinh nghiệm được rút ra tuy nhiên nó vẫn còn chưa thực sự bền vững..
a. Giảm nghèo tại huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh
Ba Chẽ là một huyện miền núi vùng sâu, vùng xa của tỉnh Quảng Ninh, tổng diện tích tự nhiên 60.651,2 ha (chiếm 10% diện tích toàn tỉnh), trong đó rừng và đất rừng chiếm 92% tổng diện tích tự nhiên, đất sản xuất nông nghiệp 1.376 ha chiếm 2,26%, còn lại là sông suối. Toàn huyện có 8 đơn vị hành chính
gồm 07 xã và 01 thị trấn, trong đó có 05 xã đặc biệt khó khăn. Trong những năm qua được sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND, các sở, ban ngành bố trí nguồn ngân sách tỉnh đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu, đặc biệt là công trình
giao thông kết nối liên vùng; đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn, xây dựng nông thôn mới, tạo điều kiện khắc phục khó khăn, phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện đồng thời là sự cố gắng vươn lên của nhân dân các dân tộc trên địa bàn. Kết quả hộ nghèo theo chuẩn giai đoạn 2016-2020 giảm từ 1.774 hộtương đương 34,7% đầu năm 2016 xuống còn 30,05% cuối nãm 2017. Có thể rút ra một số kinh nghiệm trong triển khai thực hiện giảm nghèo của huyện Ba Chẽ như: Để thực tốt công tác giảm nghèo bền vững huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu của huyện, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên Ban chỉ đạo nhờ đó đã thúc đẩy công tác giảm nghèo bền vững được thực hiện hiệu quả hơn. Nhằm khắc phục những hạn chế, khó khăn, đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững huyện ủy Ba Chẽ đã xây dựng Đề án "Thực trạng và giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Ba Chẽ giai đoạn 2016-2020" qua đó xác định được
những thuận lợi, khó khăn trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo trong giai đoạn 2016-2020 đưa ra các giải pháp, lộ trình thực hiện một cách chi tiết, cụ thể . Xác định được tổng nguồn lực cần có để thực hiện Đề án. Chính vì vậy nguồn lực được thực hiện đúng mục đích, đúng địa chỉ. Các dự án được hình thành từ kết quả của việc khảo sát, rà soát theo đúng tình hình thực tế của địa phương nhờ vậy mà kết quả đạt được là rất tốt(UBND huyện Ba Chẽ, 2016).
b. Mô hình phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hình thức hỗ trợ luân chuyển giống giữa các hộ nghèo tại tỉnh Yên Bái
Yên Bái là một tỉnh miền núi phía Bắc có tỷ lệ hộ nghèo rất cao so với bình quân chung của cả nước. Với đặc thù là một tỉnh miền núi, diện tích tự nhiên gần 689.000ha, trong đó có trên 70% diện tích đất lâm nghiệp và 2.000ha
trồng cỏ chãn nuôi nên phát triển, nên phát triển chãn nuôi đại gia súc lớn là một lợi thế rất lớn của Yên Bái. Mô hình Dự án phát triển đàn trâu bò sinh sản ở vùng đặc thù là một trong những mô hình giảm nghèo có hiệu quả cao khi được tổ chức triển khai thực hiện tại tỉnh Yên Bái. Trong 3 năm (2004-2006) với nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình Mục tiêu quốc gia Yên Bái đã xây dựng và triển khai mô hình phát triển đàn trâu bò sinh sản ở vùng đặc thù, Dựa án đã mua 536 con trâu, bò giao cho 491 hộ nghèo chăn thả trong đó tập trung chủ yếu cho hai huyện vùng cao Trạm Tấu và Mù Cang Chải và các huyện Văn Chấn, Văn Yên và Lục Yên. Dự án thực hiện nguyên tắc "quay vòng vốn" để duy trì đàn bò gốc đồng thời nhân rộng số hộ nghèo được nhận vay bò bằng hình thức "vay bò trả bò". Kết quả sau 4 năm thực hiện từ 536 con trâu, bò gốc phát triển thành 736 con với 200 bê nghé được sinh ra và đã có thêm 33 hộ nghèo được nhận trâu bò luôn chuyển và số hộ hưởng lợi từ dự án tăng từ 491 lên 524 hộ. Để đạt được
thành công của mô hình như tỉnh Yên Bái đã có một số kinh nghiệm được chia sẻ như sau: Việc xác định cây trồng, vật nuôi phát huy được lợi thế tiềm năng và phù hợp với trình độ, tập quán canh tác, chăm sóc của đồng bào nghèo là một khâu quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại của mô h́nh giảm nghèo. Chú trọng đến công tác tổng kết và dành nguồn lực để nhân rộng mô hình có hiệu quả. Ngoài việc trợ giúp mang tính vật thể (con giống, cây trồng, vật nuôi, vật dụng phục vụ sản xuất, sinh hoạt....) cần quan tâm đến yếu tố phi vật thể (chủ thế cá nhân hộ nghèo, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, thói quan sinh hoạt, quan hệ tín dụng...) của các đối tượng giảm nghèo như vậy mới phát huy được nội lực từ chính bản thân hộ nghèo (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Yên Bái, 2008).
c. Giảm nghèo tại tỉnh Thanh Hóa
Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và UBND xác định xoá đói giảm nghèo là một nhiệm vụ trọng tâm được cụ thể hoá bằng chiến lược, kế hoạch hàng năm và kế hoạch 5 năm về phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và xoá đói giảm nghèo được thực hiện thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia.
Để thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, tỉnh đã tập trung chỉ đạo điều hành tốt các nội dung cơ bản sau:
Một là, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, phát huy năng lực sáng tạo
của cộng đồng dân cư trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế – xã ở địa phương gắn với xoá đói giảm nghèo.
Quy chế dân chủ ở cơ sở cũng phải đưa ra được các quy định cụ thể về những việc Hội đồng nhân dân và UBND xã phải thông tin kịp thời và công khai
để dân biết; Những việc dân biết, dân bàn và quyết định trực tiếp; Những việc dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan nhà nước quyết định; Những việc dân giám sát, kiểm tra và các hình thức thực hiện quy chế dân chủ ở xã…Quyền bình đẳng và quyền tự do của người dân được phát huy trong đời sống kinh tế và xã hội, trong việc tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, quyền có việc làm, quyền có nhà ở, quyền học hành, quyền được chăm sóc y tế…không phân biệt tôn giáo, nam nữ, dân tộc ít người.
Hai là, Thực hiện tốt việc gắn kết phát triển kinh tế với mục tiêu tăng cường năng lực của người dân, nâng cao phúc lợi xã hội, cải thiện điều kiện và mức sống của các tầng lớp dân cư trở thành một động lực hết sức quan trọng góp phần thực hiện có kết quả mục tiêu xoá đói giảm nghèo của các địa phương.
Trong các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế luôn luôn đặt con người vào vị trí trung tâm, coi con người vừa là động lực và vừa là mục tiêu của sự phát triển, gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hoá, bảo vệ môi trường.
Tỉnh chủ trương gắn chương trình xoá đói giảm nghèo với các chương trình phát triển kinh tế – xã hội để giải quyết đồng bộ tất cả các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững và xoá đói giảm nghèo. Các chính sách trợ giúp của Chính phủ cho đồng bào Miền núi được lồng ghép vào các chương trình phát triển kinh tế – xã hội quốc gia như: Dự án trống mới 5 triệu ha rừng, định canh định cư, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, dân số kế hoạch hoá gia
đình…Chính sách cấp tín dụng ưu đãi cho các hộ nghèo với lãi suất ưu đãi, tín