Các công trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân trên địa bàn huyện tân lạc, tỉnh hòa bình (Trang 51)

Đã có một số công trình nghiên cứu về giải pháp giảm nghèo như:

- Báo cáo Giảm nghèo ở Việt Nam- Thành tựu và thách thức; nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (VASS) thực hiện (2011).

- Báo cáo tổng quan các nghiên cứu về giảm nghèo ở Việt Nam; nhóm chuyên gia của Viện Nghiên cứu và Tư vấn phát triển (RCD) do Bộ Lao động Thương và Xã hội chủ trì (2015).

- Xóa đói giảm nghèo ở cộng đồng các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình. Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Nguyễn Thanh Thủy (2009), Hà Nội

- Giải pháp hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết 30a.2008/NQ-CP trên địa bàn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang (Phạm Bảo Dương, 2009).

- Giải pháp xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam” Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện KHXH (Đỗ Thị Dung, 2011).

- Chính sách giảm nghèo từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình; Luận văn thạc sỹ chính sách công; Viện Hànlâm khoa học xã hội Việt Nam – Học viện Khoa học xã hội Trần Công Đoàn (2014).

Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về thực trạng thực hiện các giải pháp giảm nghèo cho hộ dân tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CU

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý

Tân Lạc là một huyện miền núi nằm cách trung tâm tỉnh Hoà Bình 30 km về phía nam. Diện tích tự nhiên của toàn huyện là 523 km2 (chiếm 11,2% tổng diện tích toàn tỉnh), dân số khoảng 80.500 người, mật độ dân số 154 người/km2 .

Huyện Tân Lạc nằm ở 21027’ – 20035’vĩ độ Bắc, 10506’ – 105023’độ kinh đông.

Phía Tây giáp với huyện Mai Châu và tỉnh Thanh Hoá Phía Bắc giáp huyện Đà Bắc và huyện Cao Phong Phía Đông giáp huyện Kim Bôi

Phía Nam giáp huyện Lạc Sơn

Tân Lạc là đầu mối giao thông, cửa ngơ nối vùng Tây Bắc với thủ đô Hà Nội theo quốc lộ 6 và đường 12B và có đường mòn Hồ Chí Minh đi qua nên rất thuận lợi trong việc giao lưu hàng hóa của huyện với các vùng khác, đặc biệt với thị trường lớn như thủ đô Hà Nội, Thành phố Hòa Bình...

- Khí hậu, thời tiết.

Tân Lạc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm, khí hậu

chia thành hai mùa rơrệt: Mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, nhiệt độ và độ ẩm cao. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 năm trước và kết thúc vào tháng 4 năm sau với đặc trưng nhiệt độ xuống thấp, lượng mưa ít. Nhiệt độ trung bình cả năm đạt 22,90C, tháng nóng nhất trong năm là tháng 7, tháng lạnh nhất trong năm là tháng 1. Nhiệt độ giữa các vùng có sự khác nhau, ở vùng cao nhiệt độ các tháng lạnh nhất thấp hơn vùng thấp từ 2-3 0C và

mùa đông đến sớm, kết thúc muộn. Lượng mưa trung bình cả năm đạt 2.000mm, tập trung chủ yếu từ tháng 7 đến tháng 9. Mùa khô lượng mưa chỉ chiếm 15% lượng mưa cả năm. Các xã vùng cao huyện Tân Lạc có lượng mưa lớn hơn so với

các xã vùng thấp. Độ ẩm không khí bình quân 82%, tháng cao nhất 99%, tháng thấp nhất 29%. Độ ẩm thường cao vào những tháng cuối xuân, đầu hè. Trong thời gian từ tháng 11 đến tháng 3 hàng năm thường xuất hiện sương mù và sương muối. Với điều kiện thời tiết, khí hậu như trên tạo điều kiện thuận lợi cho huyện Tân Lạc phát triển cây, con nhiệt đới, đặc biệt rất phù hợp cho phát triển chăn

nuôi trâu bò.

- Đặc điểm địa hình

Huyện Tân Lạc có trên 80% diện tích là đồi núi, độ cao trung bình toàn huyện so với mặt nước biển khoảng 300 - 400m, Tân Lạc có địa thế thấp dần về phía Đông Nam và có thể chia thành 3 vùng rơrệt:

+ Vùng cao gồm 5 xã: Quyết Chiến, Ngổ Luông, Nam Sơn, Bắc Sơn và Lũng Vân. Độ cao trung bình của vùng dao động trong khoảng 600-800m, có

nhiều núi, độ dốc lớn và các thung lũng hẹp. Vùng này rất thích hợp phát triển kinh tế trang trại và đồi rừng và phát triển dịch vụ du lịch.

+ Vùng giữa gồm 4 xã: Ngòi hoa, Phú Cường, Phú Vinh, Trung Hòa, với địa hình nhiều đồi, núi xen kẽ các khe suối và bãi bằng. Vùng nàyrất thích hợp phát triển kinh tế trang trại và trồng cây hoa mầu.

+ Vùng thấp gồm 14 xã và 1 thị trấn: Tử Nê, Mãn Đức, Quy Hậu, Quy Mỹ, Địch Giáo, Tuân Lộ, Phong Phú, Mỹ Hòa, Thanh Hối, Gia Mô, Lỗ Sơn, Do Nhân, Ngọc Mỹ, Đông Lai, thị trấn Mường Khến. Có độ cao trung bình khoảng

150 - 200m, với địa hình là đồng bằng xen với đồi thấp, là vựa lúa chính của Tân Lạc. Vùng này rất thích hợp phát triển kinh tế trang trại, cây lúa và hoa màu.

- Sông ngòi, nguồn nước:

+ Sông ngòi: Tân Lạc không có hệ thống các sông lớn chảy qua nhưng có nhiều suối nhỏ và hồ chứa. Tầng nước mặt được hình thành chủ yếu từ ba hệ thốngsuối và 5 hồ lớn:

Thứ nhất: Suối Chù, bắt nguồn từ vùng núi thuộc các xã Phú Vinh và Trung Hòa chảy qua các xã Mỹ Hòa, Quy Hậu về phía đông nam với diện tích lưu vực

350km2.

Thứ hai: Suối Cái, bắt đầu từ vùng núi xã Phú Cường chảy dọc theo thung lũng Mường Bi qua các xã Phong Phú, Do Nhân, Lỗ Sơn theo hướng đông nam với diện tích lưu vực 230km2.

Thứ ba: Suối Hoa, bắt nguồn từ vùng núi xã Thung Nai (huyện Cao Phong), chảy qua xã Ngòi Hoa rồi đổ ra sông Đà với diện tích lưu vực 230km2.

- Các hồ chứa: Trên địa bàn huyện có 5 hồ chứa lớn: hồ Búng, hồ Bông Canh, hồ Chù Bụa, hồ Bui Phoi và hồ Trọng.

nông, lâm, ngư nghiệp. Ngoài ra, nguồn nước ngầm còn tương đối dồi dào, có thể khai thác để phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

- Tài nguyên khoáng sản:

Tài nguyên khoáng sản ở Tân Lạc chủ yếu là đá vôi và một số khoáng sản

quý như: Vàng, ăngtimoan, than đá. Được thiên nhiên ưu đãi, Tân Lạc có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, trong đó có hiều di tích khảo cổ đã được Bộ văn hóa thông tin xếp hạng, có thể thu hút khách du lịch tới tham quan như: Hang Muối, Hang Bụt, hang Triềng Xến, Động Nam Sơn, hang Đắng.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai

Diện tích tự nhiên của toàn huyện là 53.204,75 nghìn ha (chiếm 11,2% tổng diện tích toàn tỉnh). Đất đồi núi chiếm 85%, trong đó đất đỏ/ pharanít gần 1.000

ha, đất đỏ mùn trên núi đá vôi gần 6.000 ha, đất mầu/ phiến thạch tím 559 ha, đất đỏ vàng/ phiến đá sét 7.069 ha, đất đỏ vàng/ sa thạch gần 5.000 ha.

Tình hình sử dụng đất của huyện được trích lập ở bảng 3.1 như sau:

Qua bảng số liệu sau ta thấy tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2016 là 33.720,71 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 5.745 ha, đất lâm nghiệp 27.947ha, đất nuôi trồng thủy sản là 28,71 ha. Đất nông nghiệp trong những năm gần đây có xu hướng giảm dần, tốc độ giảm trung bình là 5,08%/năm do cả 3 loại đất nông nghiệp đều giảm, nguyên nhân chính là một phần đất nông nghiệp bị chuyển sang mục đích sử dụng khác một phần còn lại bị tái hoang hóa do đất xấu không canh tác được (ảnh hưởng của tập quán canh tác quảng canh), phần còn lại là đất rừng khai thác chưa sử dụng, cũng vì thế đã làm diện tích đất chưa sử dụng tăng lên 13.728,3 ha năm 2016 với tốc độ tăng bình quân là 17,09%.

Mặc dù diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm dần nhưng diện tích đất trồng cây lâu nãm lại tăng rất nhanh trong cơ cấu của đất nông nghiệp điều đó cho thấy lợi thế của huyện Tân Lạc trong việc phát triển cây lâu nãm.

Nói chung đất đai ở các vùng trong huyện còn rất mầu mỡ, phù hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi đặc biệt là cây có múi và đây chính là thế mạnh để huyện phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp tăng thu nhập góp phần giảm nghèo cho các hộ dân.

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Tân Lạc giai đoạn 2015-2017

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ phát triển (%)

DT(ha) CC (%) DT(ha) CC (%) DT(ha) CC (%) 2016/2015 2017/2016 BQ

A. Tổng DT đất tự nhiên. 53.089,59 100,00 53.089,59 100,00 53.204,75 100,00 100,00 100,22 100,11 1. Đất nông nghiệp 35.771,28 67,38 33.720,71 63,52 37.217,65 69,95 94,27 110,37 102,00 1.1.Đất sản xuất NN 6.187,23 17,30 5.745,00 17,04 13.848,20 37,21 92,85 241,05 149,61 .- Đất trồng cây hàng năm 6.058,09 97,91 5.600,00 97,48 8.719,10 62,96 92,44 155,70 119,97 .- Đất trồng cây lâu năm 129,14 2,09 145,00 2,52 5.129,10 37,04 112,28 3.537,31 630,22 1.2. Đất lâm nghiệp 29.553,80 82,62 27.947,00 82,88 23.369,45 62,79 94,56 83,62 88,92 1.3. Đất nuôi trồng TS 30,25 0,08 28,71 0,09 23,11 0,06 94,91 80,49 87,41 2. Đất phi nông nghiệp 5.646,47 10,64 5.640,58 10,62 5.166,20 9,71 99,90 91,59 95,65 2.1. Đất chuyên dùng 1.289,53 22,84 1.311,49 23,25 1.134,51 21,96 101,70 86,51 93,80 2.2. Đất thổ cư 2.353,71 41,68 2.436,52 43,20 2.273,53 44,01 103,52 93,31 98,28 2.3. Đất phi NN khác 2.003,23 35,48 1.892,57 33,55 1.758,16 34,03 94,48 92,90 93,68 3. Đất chưa sử dụng 11.671,84 21,99 13.728,30 25,86 10.820,90 20,34 117,62 78,82 96,29 Nguồn: Chi cục thống kê huyện Tân Lạc (2017)

3.1.2.2. Tình hình dân số và lao động

Theo số liệu thống kê năm 2017, tổng dân số của cả huyện là 83.260 người, với 212.769 hộ. Dân tộc Mường chiếm đại đa số 84,5 %, dân tộc Kinh chiếm 15%, các dân tộc khác 0,5%. Tốc độ tăng dân số bình quân nãm là trên 1%, mật độ dân số 157 người/km2, dân số thành thị (thị trấn) chiếm 5,13%, dân số nông thôn chiếm 94,87% (bảng 3.2). Tốc độ tăng dân số thành thị khá nhanh trong những năm gần đây với tốc độ tăng bình quân là 18,44%, cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh cũng thể hiện trình độ dân trí và điều kiện sống của một bộ phận dân cư tăng lên.

Qua bảng sau cũng cho thấy, nguồn nhân lực của huyện khá dồi dào, dân số trong độ tuổi lao động 40.430 người (chiếm 50,22% dân số toàn huyện), đây là nguồn lao động lớn cho phép huyện phát triển các ngành nghề sản xuất kinh doanh. Hiện nay, phần lớn số lao động trong độ tuổi lao động đã có việc

làm 32.860 người, tương đương với 81,28% dân số trong độ tuổi lao động, nhưng chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp. Do sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế và sự cơ giới hóa trong nông nghiệp nên tỷ trọng lao động trong nông nghiệp của huyện ngày càng giảm với tốc độ giảm bình quân là 0,23%. Với lực lượng lao động như thế vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cho các ngành sản xuất kinh doanh về mặt chất lượng lao động, vì chỉ có 7.277 người (tương đương với 18 % dân số trong độ tuổi lao động) là lao động có chuyên môn kỹ thuật, tay nghề. Mặc dù tỷ trọng này càng được nâng lên với tốc độ tăng trung bình là 21,5%/năm.

Ngoài ra cùng với tình hình suy thoái kinh tế của thế giới và trong nước đã làm tỷ lệ lao động thất nghiệp của huyện tăng lên trong năm 2016 là 7,83% so với năm 2015. Vì vậy, một trong những chiến lược phát triển kinh tế xã hội mà huyện đặt ra trong những năm tới là phải nâng cao chất lượng lao động để đáp ứng nhu cầu lao động có tay nghề, có chuyên môn cho các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của địa phương, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động..

Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện giai đoạn 2015-2017

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ phát triển (%)

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 2016/2015 2017/2016 BQ 1. Dân số: Người 79.950 100,00 80.500 100,00 83.260 100,00 100,69 104,53 102,59 - Dân số thành thị Người 4.980 6,23 6.095 7,57 7.344 8,73 122,39 120,49 121,44 2. Mật độ dân số Ng/km2 153 154 158 100,65 102,60 101,62 3. Tổng số LĐ trong độ tuỏi có khả năng LĐ Người 39.650 49,59 40.430 50,22 41.281 49,06 101,97 102,10 102,04 3.1. LĐ có việc làm Người 32.630 40,81 32.860 40,82 35.119 41,73 100,70 106,87 103,74 - Lao động trong nông nghiệp Người 25.478 78,08 25.204 76,70 24.916 70,95 98,92 98,86 98,89 - Lao động ở ngành khác Người 7.152 21,92 7.656 23,30 10.203 40,95 107,05 133,27 119,44 3.2. LĐ trong độ tuổi chưa có việc

làm

Người

7.020 8,78 7.570 9,40 6.162 7,32 107,83 81,40 93,69 4. Số lao động được đào tạo Người 5.917 7,40 7.277 9,04 8.722 10,36 122,98 119,86 121,41

Nguồn: Phòng thống kê huyện Tân Lạc (2017)

3.1.2.3 Cơ sở hạ tầng

- Hệ thống giao thông của huyện

Huyện Tân Lạc có các tuyến đường quốc lộ chạy qua như: Quốc lộ 6, quôc lộ 12B, đường mòn Hồ Chí Minh nên rất thuận lợi cho giao lưu hàng hóa với các vùng miền trong nước. Hệ thống giao thông trên nội huyện được phản ánh qua bảng 3.3.

Qua bảng 3.3 cho thấy, huyện có trên 400 km đường giao thông liên thôn, liên xã ô tô có thể đi lại được. Trong đó, 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã, đường liên xã dài 96 km, nhưng mới có 57 km được rải nhựa (chiếm 59,38% tông số đường giao thông liên xã), số còn lại là đường rải cấp phối. Đường liên xóm phần lớn chưa được cứng hóa (chiếm 79,28% tổng số đường giao thông liên thôn), ngoài ra còn hàng trăm km đường giao thông nội đồngnhưng cũng chỉ là đường đất nên rất khó khăn cho việc đi lại và tham gia sản xuất của người nông dân.

Bảng 3.3. Hệ thống giao thông của huyện năm 2017

Chỉ tiêu SL (km) CC (%)

1. Đường liên xã 96 100

- Rải nhựa 57 59,38

- Rải cấp phối 39 40,63

2. Đường liên thôn 304 100

- Bê tông 63 20,72

- Rải cấp phối, đường đất 241 79,28

Nguồn: Số liệu thống kê của phòng Công thương (2017) - Hệ thống thủy lợi

Qua bảng 3.4 ta thấy toàn huyện có 64 hồ chứa nước với tổng dung tích hữu dụng khoảng 51,04 triệu m3 nước, 189 bai, 8 trạm thủy luân và 316,5 km kênh mương. Hệ thống thuỷ lợi đã tạm thời đảm bảo cung cấp nước cho diện tích canh tác trọng yếu trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, số lượng các công trình được kiên cố hóa còn ít còn tới 84,4% số hồ chứa nước tưới tiêu chưa được kiên cố, khả năng giữ nước thấp nên diện tích gieo trồng của người dân không

ổn định và đặc biệt thiếu nước vào vụ đông xuân. Nhờ có chương trình kiên cố hóa kênh mương của một số dự án như: dự án giảm nghèo của Ngân hàng thế giới (WB), dự án ETSP nên số bai, kênh mương được kiên cố hóa ngày càng nhiều 90 bai và 154 km kênh mương đã được kiên cố hóa (chiếm khoảng 47-

48% tổng số công trình bai và kênh mương trên địa bàn huyện), số kênh đất còn lại thường xuyên được tu sửa, nạo vét nên đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho đại bộ phận diện tích đất sản xuất của người dân trên địa bàn và đặc biệt là các xã vùng 135 làm cho năng suất cây trồng, vật nuôi không ngừng tăng lên.

Bảng 3.4. Hệ thống thủy lợi của huyện Tân Lạc năm 2017

Chỉ tiêu ĐVT SL CC (%)

1. Hồ chứa Cái 64 100

- Chưa kiên cố Cái 54 84,4

2. Bai Cái 189 100

- Bai kiên cố Cái 90 47,62

- Bai tạm Cái 99 52,38

3. Trạm thủy luân Cái 8 100

4. Kênh mương Km 316,5 100

- Kiên cố Km 154 48,66

- Chưa kiên cố Km 162,5 51,34

Nguồn: Số liệu thống kê Phòngnông nghiệp và PTNT (2017)

3.1.2.4. Khái quát tình hình kinh tế của huyện

Trong những năm gần đây các ngành sản xuất kinh doanh phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể bảng 3.5 như sau:

Qua số liệu 3.5 cho thấy, tổng giá trị sản xuất của toàn huyện đã tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân trên địa bàn huyện tân lạc, tỉnh hòa bình (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)