Những yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện các giải pháp giảm nghèo cho các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân trên địa bàn huyện tân lạc, tỉnh hòa bình (Trang 35 - 38)

Thực hiện công cuộc giảm nghèo cần có sự chung tay góp sức của các cấp, các ngành và của toàn xã hội. Những giải pháp giảm nghèo có thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn hay không và có tác động như thế nào tới đời sống của người nghèo phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó có cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Cụ thể là:

2.1.4.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội

Các đặc điểm về tự nhiên (vị trí địa lý, địa hình, tài nguyên khoáng sản,…) và đặc điểm kinh tế xã hội (phong tục tập quán, trình độ dân trí,…) tạo nên những lợi thế cũng như những khó khăn riêng cho các vùng, các xã trong huyện, nó ảnh hưởng tới quy mô đầu tư và hiệu quả của hỗ trợ giảm nghèo... Các

vùng khác nhau thì chính sách đầu tư khác nhau. Với những vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhà nước luôn quan tâm đầu tư phát triển (Nguyễn Trung Thuận, 2017).

Về đặc điểm tự nhiên, Diện tích tự nhiên lớn, địa hình chia cắt hiểm trở, dân cư phân bố thưa thớt đòi hỏi quy mô đầu tư lớn, hiệu quả đầu tư thường không cao hơn so với vùng tập trung dân cư, ít chia cắt, và đồng đều.

Về đặc điểm kinh tế xã hội, nếu trình độ người dân thấp thì thái độ ứng xử và khả năng sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích sẽ bị hạn chế, dẫn tới việc đầu tư khó đạt được hiệu quả cao. Bên cạnh đó, thu nhập của dân cư thấp thì tích lũy nội bộ không lớn, dẫn tới nguồn đầu tư thấp, kinh tế chậm phát triển, và đó là một trong nhữngnguyên nhân tác động tiêu cực đến huy động vốn đầu tư và công tác đầu tư phát triển kinh tế xã hội (Nguyễn Trung Thuận, 2017).

Các đặc điểm của người nghèo như đặc điểm dân tộc, tôn giáo, văn hóa, kỹ năng, khả năng về nguồn lực, nguyên nhân của sự nghèo đói đều quy định đến bản chất, quy mô của các giải pháp hỗ trợ giảm nghèo. Do đó, cần đánh giá sự

nghèo đói cẩn trọng để làm cơ sở xây dựng các giải pháp hỗ trợ giảm nghèo. Các giải pháp hỗ trợ hỗ trợ giảm nghèo cần phù hợp với đặc điểm của người nghèo, hộ nghèo. Bên cạnh đó, việc cung cấp cho đối tượng được đầu tư kỹ năng, phương pháp để sử dụng nguồn hỗ trợ hiệu quả là việc chính quyền cần quan tâm. Ở khu vực nông thôn, miền núi… tŕnh độ dân trí còn thấp, việc nâng cao dân trí, tăng cường công tác giáo dục đào tạo, khuyến nông, khuyến công…là vấn đề tối quan trọng tạo tiền đề cho hiệu quả của các chương trình giảm nghèo (Nguyễn Trung Thuận, 2017).

2.1.4.2. Thể chế chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Chính phủ, Nhà nước và của địa phương

- Thể chế

Thể chế là những quy định, luật lệ của một chế độ xã hội buộc mọi người phải tuân theo. Thể chế xã hội nước ta theo Hiến Pháp 1992 là xây dựng và thực hiện thành công Xã hội chủ nghĩa, mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vì thế, trong chính sách phát triển đất nước, nhà nước ta quan tâm rất lớn tới đối tượng người nghèo, địa phương nghèo và tập trung đầu tư phát triển kinh tế các vùng khó khăn, đảm bảo yếu tố công bằng trong đầu tư phát triển kinh tế xã hội đất nước.

Thể chế được cụ thể hóa qua các văn bản pháp luật. Trong thể chế nhà nước, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, các cơ quan hoạt động phối hợp chặt chẽ nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra trong phát triển kinh tế xã hội. Đối với hoạt động hỗ trợ giảm nghèo, khi có sự thống nhấtcao giữa Bộ Kế hoạch Đầu tư và Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội với các cơ quan ban ngành Trung ương và địa phương thì nguồn hỗ trợ giảm nghèo sẽ được đầu tư đúng mục đích, đúng đối tượng với quy mô phù hợp, không chồng chéo, dàn trải,

vì thế hiệu quả hỗ trợ giảm nghèo cũng được nâng cao. Tương tự như thế, ở quy mô cấp tỉnh, huyện, để hỗ trợ giảm nghèo có hiệu quả thì cần có sự thống nhất phối hợp chặt chẽ giữa Sở Kế hoạch và Đầu tư với Sở Tài chính, Sở Lao động –

Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và với các địa phương, đơn vị cá nhân tiếp nhận nguồn đầu tư.

Bên cạnh sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, các cấp chính quyền thì việc phân cấp trong quản lý của nhà nước cũng là một yếu tố quan trọng tác động tới hỗ trợ giảm nghèo. Xu hướng chung là cần phân cấp hỗ trợ giảm nghèo mạnh hơn cho cấp xã, thôn bản. Việc phân cấp thẩm quyền về tài

chính cho chính quyền địa phương mang lại những cơ hội lớn sau: Việc địa phương quản lý ngân sách có thể giúp huy động và phân bổ nguồn lực đầu tư có hiệu quả hơn (Nếu phân cấp tốt, nguồn vốn huy động cho hỗ trợ giảm nghèo sẽ sớm đi vào thực tiễn hơn do không phải qua khâu trung gian và thời gian chờ đợi cấp phép, chuyển kinh phí từ cấp trên về địa phương,…); làm cho việc cung cấp hàng hóa dịch vụ phù hợp hơn, đáp ứng tốt hơn, sát thực hơn nhu cầu và mong muốn của địa phương, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của địa phương.

- Chính sách

Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó của nền kinh tế xã hội do Chính phủ thực hiện. Nó bao gồm mục tiêu mà chính phủ muốn đạt được và cách làm để đạt được các mục tiêu đó (Đỗ Kim Chung, 2000). Các chính sách của Chính phủ, Nhà nước và địa phương đặc biệt là các chính sách về đầu tư có ảnh hưởng lớn tới mức đầu tư và hiệu quả của hỗ trợ giảm nghèo cho phát triển kinh tế. Cơ chế chính sách đúng đắn, hợp lòng dân sẽ tạo thêm động lực cho người lao động, các doanh nghiệp, thành phần kinh tế tham gia tích cực vào công tác giảm nghèo.

2.1.4.3. Năng lực của cán bộ thực hiện giảm nghèo

Trình độ năng lực của cán bộ: cán bộ làm nhiệm vụ giảm nghèo cần có sự hiểu biết về nhiều lĩnh vực. Sự am hiểu tình hình thực tế của cán bộ sẽ góp phần xây dựng các kế hoạch sát với tình hình thực tế, có tính khả thi và mang lại hiệu quả thiết thực. Bên cạnh đó cán bộ thực hiện giảm nghèo cần có tâm huyết và tinh thần trách nhiệm cao trong thực hiện các nhiệm vụ giảm nghèo được cấp

trên giao phó.

Sự phù hợp của các biện pháp giảm nghèo: dù nguồn lực đầu tư có lớn, chủ trương đúng đắn nhưng kế hoạch dập khuân máy móc sẽ gây ra tình trạng kém hiệu quả trong thực hiện. Mỗi địa phương có một đặc điểm riêng biệt, các giải pháp phù hợp sẽ đảm bảo tính thành công trong quá trình thực hiện và ngược lại. Để làm được việc này đòi hỏi cán bộ thực hiện công tác giảm nghèo cần có sự am hiểu về tình hình thực tế của địa phương cũng như phong tục tập quán, phân tích những mặt mạnh điểm yếu của địa phương trên cơ sở đó xây dựng các kế hoạch phù hợp.

2.1.4.4. Công tác giám sát

- Sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng và nhà nước: Đảng đưa ra những chính sách về xóa đói giảm nghèo cho người nghèo trên phạm vi toàn quốc gia. Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng và Chính phủ, các địa phương tổ chức xây dựng các kế

hoạch, chiến lược giảm nghèo cho người nghèo theo từng giai đoạn, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương (Chu Quang Tiến, 2011).

Sự phối kết hợp giữa các cấp, các ngành: sự kết hợp giữa các ban ngành trong thực hiện đảm bảo sự thành công cho các giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện. Sự phối kết hợp sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp trong thực hiện nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện, sự phân công nhiệm vụ rơràng giữa các ban ngành sẽ tạo điều kiện thực hiện các giải pháp một cách thuận lợi do sự quản lý theo ngành dọc. Bên cạnh đó, cần coi trọng công tác kiểm tra, giám sát cũng như đánh giá kết quả thực hiện các giải pháp để từ đó kịp thời điểu chỉnh những điểm chưa phù hợp và sửa chữa những điểm còn sai sót (Chu Quang Tiến, 2011).

2.1.4.5. Người hưởng lợi

Ý thức của người nghèo: bản thân người nghèo có vai trò rất lớn trong sự thành công hay thất bại của quá trình thực hiện các giải pháp giảm nghèo. Người nghèo có ý thức vượt nghèo và chủ động tham gia thực hiện sẽ giúp quá trình thực hiện dễ dàng, ngược lại khi người nghèo có tâm lý ỷ lại, trông chờ và không hợp tác thì quá trình triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn, không phát huy hiệu quả. Cần có sự đoàn kết trong triển khai thực hiện các giải pháp và thực hiện xã hội hóa trong huy động các nguồn lực đầu tư cho giảm nghèo, đó là một yếu tố ảnh hưởng mạnh tới kết quả và hiệu quả của thực hiện các giải pháp giảm

nghèo (Chu Quang Tiến, 2011).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân trên địa bàn huyện tân lạc, tỉnh hòa bình (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)