Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện hỗ trợ giảm nghèo cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân trên địa bàn huyện tân lạc, tỉnh hòa bình (Trang 104 - 110)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Đề xuất định hướng và hoàn thiện hệ thống giải pháp giảm nghèo cho các

4.3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện hỗ trợ giảm nghèo cho

4.3.2.1. Hoàn thiện bộ máy chỉ đạo thực hiện chương trình

Thường xuyên kiện toàn Ban chỉ đạo các Chương trình Mục tiêu quốc gia cấp huyện theo hướng gọn nhẹ, hiệu lực và hiệu quả.

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể trong công tác tuyên truyền vận động. Các cơ quan chuyên môn như phòng Lao động – Thương binh Xã hội, phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, phòng Dân tộc, phòng Y tế, phòng Giáo dục, phòng Tài chính- Kế hoạch... tiến hành xây dựng kế hoạch và

thực hiện chỉ tiêu hàng năm gắn với chương trình giảm nghèo của huyện.

Ban Chỉ đạo các Chương trình Mục tiêu quốc gia huyện, Ban quản lý giảm nghèo cấp xã, thị trấn theo dơi chỉ đạo, làm tham mưu đề xuất với Ban Thường vụ và Ban chấp hành Đảng bộ, huyện về tổ chức triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Làm tốt công tác thi đua khen thưởng đối với tập thể và cá nhân đạt thành tích, biểu dương những nhân tố tích cực, uốn nắn những hạn chế tồn tại và kịp thời xử lý những vi phạm có liên quan công tác giảm nghèo.

4.3.2.2. Đổi mới công tác lập kế hoạch triển khai thực hiện

chiều hướng sau :

- Đổi mới công tác kế hoạch ở cấp xã: với sự tư vấn của các ban ngành

trên huyện dựa trên các Đề án đã được hoàn thiện, Uỷ ban nhân dân các xă, thị trấn cần tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xă hội của xă, thị trấn. Kế hoạch của xă, thị trấn phản ánh ưu tiên của các thôn bản và của xã.

- Kế hoạch của các ban ngành trên huyện phải phản ánh được kế hoạch của các xã và những vấn đề chung của huyện. Kế hoạch của huyện phải có sự tham gia của các ban ngành và các xã, nhất là trong lựa chọn ưu tiên giữa các xã. Đề án phải được cụ thể hóa thành kế hoạch của các ngành trong huyện (8 lĩnh vực và 24 đầu việc) để sử dụng vốn đầu tư phát triển và chi ngân sách thường xuyên. UBND huyện phê duyệt, đảm bảo tính thống nhất, không chồng chéo giữa các ngành và lĩnh vực

- Cần có tiêu chí công khai và minh bạch cho việc lựa chọn các ưu tiên

khi lựa chọn đầu tư ở các xã. Tăng cường sự tham gia của người dân và chính quyền cấp xã trong việc xác định các mục tiêu ưu tiên, đối tượng ưu tiên, quyết định đầu tư vào việc gì từ cấp thôn/bản và quá trình giám sát đánh giá chương trình/dự án.

- Lập kế hoạch hàng năm để triển khai chương trình nên từ cơ sở lên. Nên lập kế hoạch cho từng lĩnh vực. Hệ thống kế hoạch triển khai bao gồm kế hoạch của từng ngành và lĩnh vực, được lập cho từng xã và tổng hợp cho cả chương trình. Nên có biểu mẫu thống nhất về kế hoạch triển khai, thống nhất về hệ thống biểu bảng, chỉ tiêu, tiện cho tổng hợp, theo dơi, giám sát và đánh giá.

Các xã cần có kế hoạch triển khai riêng cho từng tháng từng quý, chủ yếu phối hợp với các ban ngành ở huyện để triển khai các nội dung kế hoạch hàng năm đã được huyện phê duyệt

- Cần điều chỉnh các định mức kinh tế kỹ thuật cho sát với thực tế, không nên cứng nhắc theo dự toán ban đầu.

- Cần dựa vào mức ngân sách có thể có hàng năm để có kế hoạch để cân đối khả thi về nguồn lực. Không nên lập kế hoạch mang tính đối phó, kế hoạch cần đảm bảo khả thi. Cần coi trọng cả nguồn lực từ ngân sách nhà nước cấp và huy động sức dân trong lập kế hoạch.

Đảm bảo sự lồng ghép các chương trình đầu tư giảm nghèo khác với hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết 30a, không nên cắt giảm các khoản hỗ trợ giảm

nghèo đã có ở các chương trình trước đây. Nên giao chỉ tiêu kế hoạch sớm, để đảm bảo thời gian triển khai thực hiện. Cần đầu tư kinh phí cho công tác xây dựng kế hoạch.

4.3.2.3. Đẩy mạnh việc phân cấp và hoàn thiện quá trình thẩm định và phê duyệt các dự án, chương trình giảm nghèo

Việc triển khai các nội dung đề án được cụ thể hóa thành kế hoạch hàng năm. Cần đẩy mạnh phân cấp cho UBND xã làm chủ đầu tư, có quyền thẩm định và phê duyệt các hạng mục công trình để rút ngắn thời gian thẩm định, tăng hiệu lực, hiệu quả của công tác triển khai thực hiện chương trình. Cần có ban chuyên trách thẩm định hồ sơ để tư vấn cho Ủy ban nhân dân các xã để phê duyệt các dự án đầu tư.

Thực hiện phân cấp mạnh hơn nữa. Từ kinh nghiệm triển khai chương trình 135 giai đoạn II, tùy theo tính chất và quy mô của công trình: có công trình tỉnh quản lý, có công trình huyện quản lý. Công trình của xã, thôn giao cho xã và thôn quản lý.

4.3.2.4. Hoàn thiện cơ chế tài chính cho triển khai thực hiện chương trình

Cần có hướng dẫn rơ ràng các tiêu chí lựa chọn các ưu tiên cho các hạng mục đầu tư. Các tiêu chí này được công khai minh bạch, khi lựa chọn có sự tham gia của các ban ngành trong huyện, đảm bảo dân chủ. Cần linh hoạt điều chỉnh dự toán phù hợp với thực tế. Cần có cơ chế tiếp tục huy động sự đóng góp của người dân trong các công trình để tăng cao tính tự lập, phát huy nội lực và vai trò trách nhiệm của nhân dân.

Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền để người dân có những thay đổi trong quan niệm và nhận thức trong việc vay vốn và sử dụng vốn vay. Xây dựng phương án kế hoạch quỹ vốn và các cơ cấu tài chính cho các chính sách vay vốn thực hiện việc giảm nghèo ở mức độ hợp lý để hỗ trợ được nhiều hộ

nghèo vay vốn lãi suất ưu đãi để phát triển sản xuất kinh doanh nâng cao thu nhập thoát nghèo bền vững.

Cần phải xây dựng và ban hành kế hoạch lồng ghép các nguồn vốn đầu tư công như nguồn vốn xây dựng nông thôn mới, nguồn vốn chương trình 135 với nguồn vốn vay nước ngoài và nguồn huy động từ doanh nghiệp, cộng đồng để đảm bảo các nguồn vốn được sử dụng hợp lý và có hiệu quả cao nhất.

4.3.2.5. Tăng cường năng lực cho cán bộ triển khai các chương trình giảm nghèo

Về đội ngũ cán bộ các ngành ở huyện, cần bổ sung số lượng cán bộ am hiểu sâu về xây dựng và phát triển các công trình hạ tầng để thực hiện các hoạt động giảm nghèo trong lĩnh vực xây dựng và hạ tầng (giao thông, thủy lợi, phát triển công nghiệp, quy hoạch). Cần bồi dưỡng kỹ năng lập kế hoạch, thẩm định và đánh giá kế hoạch, kỹ năng vận động vàtổ chức cộng đồng tham gia thực hiện các hoạt động giảm nghèo. Cần có một cơ chế hướng dẫn cụ thể đối với tri thức trẻ về làm việc tại các xã nghèo (chức năng, nhiệm vụ, vị trí công tác, quyền lợi và trách nhiệm, cơ chế phối hợp giữa cán bộ trẻ tăng cườngvới cán bộ đương nhiệm cấp xã...).

Về đội ngũ cán bộ cấp xã: Cần nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ xã về kiến thức và kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, lồng ghép các chương trình dự án và huy động cộng đồng tham gia các hoạt động giảm nghèo, hoạt động giám sát

và đánh giá. Bên cạnh đó, có cơ chế làm việc, chính sách đãi ngộ (lương, bảo hiểm, …) và hỗ trợ hoạt động hợp lý cho cán bộ cơ sở. Hình thành bộ máy chuyên trách làm công tác giảm nghèo đến cấp xã; cán bộ cấp thôn có thể là hợp đồng nhưng có chế độ đãi ngộ thích đáng.

Cần bình xét công khai và thực hiện hỗ trợ đào tạo theo thứ tự ưu tiên cho cán bộ trong các lĩnh vực để tránh tình trạng đầu tư dàn trải. Cần tập huấn trước cho cán bộ trẻ tình nguyện về địa phương, phân công người hỗ trợ trong thời gian ban đầu.

4.3.2.6. Tăng cường khả năng tiếp cập các dịch vụ cho các hộ nghèo trên địa bàn huyện

Cần tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cho hộ nghèo trên địa bàn huyện đối với từng loại dịch vụ cụ thể như sau

Lĩnh vực y tế: Huy động nguồn lực để đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị y tế phục vụ công tác khám chữa bệnh của nhân dân; tuyên truyền, tập huấn nâng cao tŕnh độ chuyên môn và nhận thức về công tác chăm sóc sức khỏe, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình cho đội ngũ cán bộ và nhân dân trên địa bàn huyện.

Giáo dục – đào tạo: Thực hiện lồng ghép với các nguồn vốn khác để đẩy nhanh tiến độ thực hiện mở rộng trường phổ thông dân tộc nội trú, Trung tâm Giáo dục thường xuyên – Dạy nghề của huyện. Có chính sách miễn học phí cho tất cả các đối tượng phải đóng học phí thuộc hộ nghèo, cận nghèo và mới thoát

nghèo. Đồng thời xây dựng kế hoạch vận động các doanh nghiệp các nhà hảo tâm hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà nội trú hay bếp ăn ban trú cho các em học sinh nhà ở xa trường.

Lĩnh vực văn hoá – thông tin:

Quy hoạch xây dựng các công trình Văn hóa trên địa bàn huyện. Thống kê một cách chính xác các điểm có tiềm năng về phát triển du lịch, sau đó có sự đầu tư thích đáng.

Tập trung xây dựng nhà văn hóa xã và nhà văn hóa thôn bản. Với các

công trình xây dựng nhà văn hóa thôn bản, do quy mô vốn không lớn, nên phân cấp cho xã làm chủ đầu tư. Thôn bản được tham gia xây dựng vừa tạo được việc làm cho người dân, vừa phù hợp với nét văn hóa của địa phương, tiết kiệm và hiệu quả, với sự phối hợp thiết kế, giám sát của phòng Văn hóa Thông tin.

Hỗ trợ trạm chuyển tiếp phát thanh xã đảm bảo 100% số thôn bản được tiếp cận tới sóng phát thanh và truyền hình.

Tư vấn xây dựng hương ước về việc hiếu, việc hỷ, các lễ hội đảm bảo văn minh và gìn giữ được vănhóa phi vật thế

Tập trung xây dựng làng văn hoá. Phòng văn hóa thông tin cần tư vấn với các xã, thôn bản chủ động xây nội dung và kế hoạch triển khai cụ thể. Bên cạnh xây dựng các cơ sở hạ tầng như hệ thống đường nội bộ thôn bản, xử lý rác thải và nước thải, xây dựng nhà ở, khu chăn nuôi gia súc, gia cầm, khu vui chơi và sinh hoạt văn hóa, triển khai xây dựng các hương ước của thôn bản đảm bảo người dân có cuộc sống văn minh và lịch sự.

Tăng cường năng lực Văn hóa thông tin: Bảo đảm đủ số lượng và chất lượng cán bộ văn hóa theo đúng tiêu chuẩn. Hỗ trợ đào tạo cho cán bộ Văn hóa – Thông tin (VH – TT) chuyên trách ở cấp huyện, cấp xã. Có chế độ đãi ngộ với cán bộ hoạt động VH – TT. Gắn cán bộ với thôn bản, sâu sát tình hình các dân tộc, hiểu và nói tiếng nói của các dân tộc để có thể gần gũi, tiếp xúc, tuyên truyền cho người dân. Tăng cường lực lượng cán bộ VH – TT tuyến cơ sở, có thể phát triển đội ngũ cộng tác viên phát triển từ các câu lạc bộ ở các xã.

Nhà ở, nước sạch và vệ sinh: Cùng với nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội huyện cần phải tranh thủ vận động huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để hỗ trợ về nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh cho các hộ nghèo.

4.3.2.7. Hoàn thiện công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá thực hiện

Hệ thống tổ chức cho giám sát và đánh giá cần được hoàn thiện để đảm bảo giám sát kịp thời, có năng lực phát hiện và chỉ điều chỉnh quá trình thực. Đổi mới hệ thống chỉ tiêu giảm sát theo hướng đơn giản, thực tiễn phù hợp với cán bộ cơ sở. Tập huấn cho cán bộ giám sát, tăng cường cán bộ giám sát và phát huy sự giám sát của cộng đồng. Dành kinh phí cho giám sát ở các xã, thôn bản. Cần có cơ chế rơ ràng và minh bạch hơn để cho Hội đồng nhân dân, các tổ chức xã hội và cộng đồng giám sát quá trình thực hiện của các cấp, các ngành của huyện. Cơ chế giám sát

thông tin phải đảm bảo thông suốt theo chiều ngang và chiều đứng. Cần nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ theo dơi giảm nghèo ở cấp xã. Cần tập huấn cho cán bộ

giám sát, đánh giá và cung cấp thông tin cho giám sát và đánh giá. Bài tập huấn nên bao gồm quy trình kiểm tra giám sát và đánh giá và hệ thống chỉ tiêu giám sát và đánh giá.

4.3.2.8. Tăng cường hỗ trợ sản xuất, đào tạo nghề và giải quyết việc làm

- Dạy nghề, tạo việc làmtrên địa bàn huyện:

Cần có định hướng đào tạo nghềđó là: Đào tạo nghề cần hướng tới mục tiêu sau: 1) Giúp cho lao động nông nghiệp nâng cao được hiệu quả, năng suất và chất lượng sản phẩm, hạn chế rủi ro trong sản xuất; 2) Giúp cho một bộ phận lao động nông thôn có thể chuyển sang làm công nghiệp - TTCN, nhất là công nghiệp chế biến nông lâm sản, công nghiệp điện, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp khai khoáng là những thế mạnh của địa phương; 3) Tạo điều kiện cho một số lao động đi nơi khác làm việc nhất là đi xuất khẩu lao động.

Có sự liên kết chặt chẽ giữa trung tâm dạy nghề của huyện với đơn vị sử dụng lao động. Thu hút các cá nhân, trang trại, doanh nghiệp tham gia và thực hiện công tác dạy nghề tạo việc làm cho lao động trên địa bàn huyện. Đồng thời thực hiện tốt công tác định hướng nghề cho lao động nông thôn. Có chính sách hỗ trợ phát triển khôi phục nghề truyền thống để tạo việc làm tại chỗ.

Phối hợp với các đơn vị tổ chức xuất khẩu lao động để đưa lao động đi làm việc tại nước ngoài giúp các hộ nghèo tăng thu nhập giảm nghèo bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân trên địa bàn huyện tân lạc, tỉnh hòa bình (Trang 104 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)