Công tác giám sát và thực thi chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân trên địa bàn huyện tân lạc, tỉnh hòa bình (Trang 97 - 100)

Cơ chế đánh giá, giám sát của Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được thực hiện từ tỉnh, cấp huyện xuống đến cấp xã, thôn và có hệ thống giám sát được thực hiện theo cơ chế giám sát. Ở các xã trên địa bàn huyện Tân Lạc ban giám sát đánh giá là các cán bộ đại diện cho các ban ngành lập thành ban giám

sát riêng và cấp thôn là trưởng thôn. Ngoài ra, cơ chế đánh giá, giám sát còn có người dân, những người được hưởng lợi chính từ chính sách. Về kinh phí cho công tác giám sát được trích ra từ 2% tổng vốn đầu tư của dự án. Trong đó cán bộ giám sát cấp huyện được nhận 1.5% và cấp xã nhận 0.5%. Tuy nhiên cơ chế đánh giá, giám sát của các xã còn gặp rất nhiều hạn chế và bất cập.

Người dân là đối tượng trực tiếp tham gia giám sát đánh giá nhưng lại không được phổ biến chỉ tiêu đánh giá, giám sát nên không có vai trò lớn. Sự buông lỏng trong quá trình đánh giá giám sát của cán bộ giám sát như cho hộ nghèo vay vốn để sản xuất hoặc mua trâu, bò thì hộ lại lấy tiền đó mua xe máy, hỗ trợ keo và phân bón để trồng rừng thì lại dùng phân bón vào phân cho lúa hoặc cây hoa màu...

Qua đây chúng tôi nhận thấy đối với cán bộ giám sát chưa thật sự hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, chưa liên hệ gần gũi với dân. Được biết ở huyện vẫn có một số hộ nghèo không muốn ra danh sách hộ nghèo để được hưởng một số quyền lợi nhà nước mà che dấu tài sản, thu nhập...nhưng cán bộ đã không giám sát thực tế nên đã không biết điều đó. Khi có khiếu nại và phản ánh lên thì mới đưa ra ý kiến và về trực tiếp xóm điều tra lại.

Bảng 4.20. Ý kiến của người dân về thực hiện nhiệm vụ giám sát của cán bộ giám sát STT Diễn giải Tốt Trung bình Yếu Số ý kiến Tỷ lệ Số ý kiến (người) Tỷ lệ Số ý kiến Tỷ lệ (người) (%) (%) (người) (%)

1 Tinh thần phục vụ người dân 35 38,89 31 34,44 24 26,67

2 Liên hệ chặt chẽ với nhân dân 34 37,78 29 32,22 27 30

3 Chấp hành đường lối, chủ trương, CS của Đảng, pháp luật nhà nước

41

45,56 26 28,89 23 25,56 4 Thực hiện đầy đủ đúng nhiệm vụ được giao 37 41,11 29 32,22 24 26,67 5 Tinh thần phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ 37 41,11 30 33,33 23 25,56 6 Việc bảo vệ và sử dụng tài sản nhà nước 30 33,33 38 42,22 22 24,44

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Vấn đề kinh phí trong giám sát đánh giá của các chương trình còn hạn chế do chưa có nguồn kinh phí giám sát và đánh giá cho ban giám sát ở cấp thôn mà lực lượng chủ yếu là các hộ dân

Hộp 4.4. Công tác giám sát của cán bộ còn lỏng lẻo, kém hiệu quả

Ý kiến của ông Hoàng Văn Khang đã làm trưởng thôn 8 năm, hiện công tác ở xã Quyết Chiến cho biết: “Hiện xã triển khai dự án làm đường liên thôn với tổng vốn 472 triệu đồng. Xãđã cử 8 người giám sát cộng đồng thay nhau giám sát trong vòng 1 tháng. Tổng kinh phí giám sát theo quy định hiện tại 2%. Tuy nhiên mặc dù đã nhận kinh phí nhưng cán bộ giám sát xã chỉ giám sát 3 4 lần, có khi sắp xong mới xuống”.

Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Hoàng Văn Khang ở xã Quyết Chiến (2017) Loại hình hoạt động giám sát của cán bộ các tổ chức đoàn thể chưa thể hiện

rơ, nghèo nàn về nôi dung, rất chung chung, ít số liệu cụ thể, mang tính hình thức là chủ yếu. Theo kết quả của một số công trình nghiên cứu cho thấy, nhân dân chưa thực sự tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của chính quyền. Các hoạt động giám sát của cán bộ chủ yếu còn mang tính bị động, chưa đi vào nề nếp, chưa xây dựng kế hoạch giám sát hoạt động theo định kỳ. Đánh giá hiệu quả của công tác giám sát giữa hai nhóm cán bộ thực hiện và người dân như sau:

Bảng 4.21. Đánh giá hiệu quả hoạt động giám sát của người dân và cán bộ đối

với công tác giảm nghèo

Hiệu quả thực hiện Cán bộ thực hiện Người dân

SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) Kém 0 - 0 - Trung bình 12 38,71 29 32,22 Tốt 18 58,06 57 63,33 Không trả lời 1 3,23 4 4,45 Tổng 31 100,00 90 100,00

Nguồn: Tổng hợp từ số liệuđiều tra (2017) Qua bảng 4.22 chúng ta thấy đánh giá của hai nhóm là tương đồng, tỷ lệ tốt và trung bình có sự chênh lệch nhưng không đáng kể. Đánh giá của nhóm cán bộ thực hiện tỷ lệ trung bình cao hơn, nhưng đánh giá của người dân lại có tỷ lệ thấp hơn. Một mặt cho thấy mức độ hiệu quả loại hình hoạt động không rơràng và mặt khác có thể là vai trò giám sát chủ yếu xuất phát từ cá nhân, ít mạng tính tổ chức hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân trên địa bàn huyện tân lạc, tỉnh hòa bình (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)