Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực cho nuôi trồng thủy sản ở huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 49)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.2.1 Tình hình dân số - lao động huyện Giao Thủy

Dân số và lao động Giao Thủy thời gian qua có sự tăng lên nhẹ qua 3 năm 2015-2017, tổng dân số toàn huyện chỉ tăng hơn 200 người. Nguyên nhân là do địa phương đã làm rất tốt công tác dân số, thực hiện vận động toàn dân xây dựng nếp sống văn hóa, theo đà phát triển nông thôn mới nên việc sinh con thứ ba hạn chế và tỷ lệ sinh thấp. Lực lượng dân cư di cư ra ngoài huyện đông nên số lượng nhân khẩu trong huyện tăng rất chậm qua các năm. Giao Thủy vẫn là huyện nông nghiệp nên lực lượng lao động nông nghiệp dồi dào, gần 70% tổng lao động toàn huyện là điều kiện thuận lợi nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức trong việc giải quyết tình trạng dư thừa lao động lúc nông nhàn và nâng cao thu thập cho lao động…Mặt khác, số lượng lao động làm việc trong các ngành nghề phi nông nghiệp của huyện cũng đã có sự tăng trưởng rõ rệt trong thời gian qua, tuy nhiên vẫn chiếm tỷ lệ khiêm tốn trong tổng lao động của toàn huyện.

Nhân khẩu bình quân trong các hộ là 3,14 khẩu/hộ năm 2016, đây là điều kiện để các hộ dân tận dụng điều kiện sẵn có về nhân lực để phát triển sản xuất trong thời gian tới.

3

7

Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động huyện Giao Thủy năm 2015 – 2017

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%)

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 16/15 17/16 BQ

I. Tổng số nhân khẩu (người) 190.291 100,00 190.428 100,00 190.488 100,00 100,07 100,03 100,05

+ Nữ 95.975 50,44 96.041 50,43 96.051 50,42 100,07 100,01 100,04

+ Nam 94.316 49,56 94.387 49,57 94.437 49,58 100,08 100,05 100,06

II. Tổng lao động (LĐ) 80.050 100,00 80.240 100,00 80.450 100,00 100,24 100,26 100,25

LĐ nông - lâm - ngư nghiệp 32.436 40,52 32.465 40,46 32.328 39,79 100,09 99,58 99,83

LĐ công nghiệp - xây dựng 28.073 35,07 28.749 35,83 29.315 36,09 102,41 101,97 102,19

LĐ thương mại - dịch vụ 19.541 24,41 19.026 23,71 18.807 23,15 97,36 98,85 98,10

III. Tổng số hộ (hộ) 60.515 100,00 60.567 100,00 60.586 100,00 100,09 100,03 100,06

IV. Một số chỉ tiêu BQ

- BQ nhân khẩu/hộ 3,145 3,144 3,144

- BQ lao động/hộ 1,32 1,32 1,33

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Giao Thủy (2017)

3.1.2.2. Tình hình cơ sở hạ tầng huyện Giao Thủy

Toàn huyện có 206,5km đường trục xóm, 432,3 km đường dong xóm và 787,6 km đường trục chính nội đồng (đã được cứng hóa 508,4km năm 2017). Đây là điều kiện thuận lợi để người dân giao thương đi lại cũng như tạo đà cho sự phát triển kinh tế của người dân tại các xã, thị trấn trong toàn huyện.

Bảng 3.3. Tình hình cơ sở vật chất của huyện Giao Thủy năm 2017

Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Ghi chú

1. Giao thông + Đường trục xã, liên xã km 282 + Đường trục xóm km 206,5 + Đường dong xóm km 432,3 + Đường trục chính nội đồng km 787,6 2. Thủy lợi + Trạm bơm Trạm 36

+ Tỷ lệ diện tích tưới tiêu chủ động % 100

2. Số trường học

+ Trường mầm non Trường 22

+ Trường tiểu học Trường 29

+ Trường THCS Trường 23 + Trường THPT Trường 5 3. Số cơ sở y tế - Bệnh viện Cơ sở 1 - Trạm y tế xã Cơ sở 22 4. Hệ thống TTLL, văn hóa - Số trạm truyền thanh, truyền hình Trạm 22

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Giao Thủy (2017)

3.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế huyện Giao Thủy

Với lợi thế ven biển, sản xuất nông nghiệp trong đó đặc biệt là trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế huyện. Tuy nhiên, giá trị sản xuất ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ có sự tăng trưởng khá nhanh trong 3 năm và từng bước chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong cơ cấu giá trị ngành kinh tế của huyện. Điều này đã góp phần làm tăng lên giá trị sản xuất bình quân của các lao động và các hộ trong toàn huyện thời gian qua.

Nguồn: UBND huyện Giao Thủy (2017)

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Giao Thủy năm 2010 tế huyện Giao Thủy năm 2010

Nguồn: UBND huyện Giao Thủy (2017)

Biểu đồ 3.2. Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Giao Thủy năm 2017 huyện Giao Thủy năm 2017

Năm 2017, thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt 38,52 triệu đồng/người. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản huyện Giao Thủy có bước tăng trưởng tốt qua các năm. Tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (theo giá hiện hành) năm 2017 ước đạt 4.525,842 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 1.845,864 tỷ đồng.

Trồng trọt thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, những giống cây dài ngày, năng suất và chất lượng sản phẩm thấp được thay thế bằng giống ngắn ngày, có năng suất và chất lượng cao. Các khâu trong sản xuất đã được cơ giới hóa nhanh tạo điều kiện hình thành và mở rộng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”, mô hình “Nuôi trồng thủy, hải sản tập trung”.

Chăn nuôi được mở rộng theo hướng trang trại, gia trại tập trung; thực hiện theo phương thức nuôi công nghiệp; đảm bảo an toàn dịch bệnh. Công tác nuôi trồng thủy sản của huyện được phát triển ổn định trên cả hai vùng nước (nước mặn và nước lợ) đạt hiệu quả kinh tế khá. Khai thác thuỷ sản được duy trì (với trên 400 tàu dưới 20 CV, gần 300 tàu trên 20 CV) và từng bước nâng cao năng lực khai thác xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo (có 7 tàu vỏ thép

72% 16%

12%

Nông - lâm - ngư nghiệp Công nghiệp - xây dựng Thương mại - dịch vụ

37%

20% 43%

Nông - lâm - ngư nghiệp Công nghiệp - xây dựng Thương mại - dịch vụ

theo Nghị định 67 đánh bắt xa bờ). Các cơ sở sản xuất giống hàng năm đã đáp ứng được phần lớn con giống cho nuôi thả trên địa bàn huyện.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

- Phương thức tiếp cận: Đề tài nghiên cứu tiếp cận theo các nhóm đơn vị kinh tế và vai trò của các đơn vị chức năng trong việc phân tích, đánh giá sự phát triển nguồn nhân lực cho ngành nuôi trồng thủy sản của huyện. Theo đó tiến hành nghiên cứu nhóm hộ, trang trại/ gia trại, doanh nghiệp tham gia NTTS và các tổ chức kinh tế nhà nước, ngoài nhà nước, cơ quan quản lý nhà nước trong phát triển nhân lực cho ngành.

- Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: Trên địa bàn huyện Giao Thủy hiện nay đang có hoạt động NTTS phát triển rộng khắp ở các xã trong huyện, các tổ chức kinh tế tham gia NTTS rất đa dạng và phong phú, do đó, nghiên cứu tiến hành chọn các xã nghiên cứu theo các nhóm tiêu chí sau: xã Giao Xuân là xã có hoạt động NTTS truyền thống chủ yếu với quy mô hộ và trang trại, xã Giao Phong là nơi có các mô hình doanh nghiệp nuôi thủy sản công nghiệp quy mô lớn và xã Giao Thiện là khu vực có hoạt động nuôi thủy sản tổng hợp các đơn vị kinh tế.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Nguồn số liệu thứ cấp

Thông tin, số liệu thứ cấp là các thông tin, số liệu liên quan tới cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển nguồn nhân lực cho NTTS trên địa bàn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.

Thông tin số liệu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu có ảnh hưởng tới phát triển nguồn nhân lực cho NTTS và các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển nguồn nhân lực cho NTTS được thu thập từ các đơn vị chức năng của huyện. Các dữ liệu, báo cáo có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài được thu thập từ các phòng, ban, ngành: Phòng Nông nghiệp & PTNT, Công thương, Lao động – Thương binh & Xã hội, Chi cục Thống kê, Trung tâm Khuyến nông huyện….

Các thông tin được thu thập từ rất nhiều nguồn với các phương pháp cụ thể như sau:

Bảng 3.4. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

STT Thông tin Loại tài liệu Phương pháp thu thập

1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

- Sách chuyên ngành, bài giảng, các báo cáo, bài báo có liên quan.

- Các luận văn nghiên cứu đã công bố trước đó.

Tìm đọc các văn bản, sách, báo, báo cáo, và tài liệu tham khảo khác ở thư viện Khoa Kinh tế và PTNT, trên internet và tự tổng hợp thông tin. 2 Đặc điểm địa bàn

nghiên cứu

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội và các báo cáo có liên quan của huyện Giao Thủy.

Tìm hiểu, thu thập qua phòng Nông nghiệp & PTNT, phòng Lao động – Thương binh & Xã hội huyện.

3 Các thông tin liên quan đến thực trạng phát triển nguồn nhân lực NTTS tại các điểm nghiên cứu

Các báo cáo kinh tế xã hội, báo cáo, thống kê NTTS của huyện Giao Thủy

Thu thập qua phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Giao Thủy

3.2.2.2. Nguồn số liệu sơ cấp

Số liệu và các thông tin sơ cấp là những số liệu thu thập được thông qua quá trình điều tra trực tiếp tại các xã Giao Phong, Giao Xuân, Giao Thiện. Để thu thập được thông tin sơ cấp này tôi tiến hành phỏng vấn sâu nhóm đối tượng là các cơ quan quản lí nhà nước, cụ thể là cán bộ thuộc phòng Nông nghiệp & PTNT huyện, cán bộ phòng LĐ-TB- XH và cán bộ xã. Do số lượng hộ và trang trại ở các xã trong huyện Giao Thủy tham gia vào NTTS có sự tương đồng khá cao cả về quy mô sản xuất, đối tượng nuôi cũng như hình thức nuôi, do đó, khi tiến hành điều tra 3 xã đại diện cho huyện, nhóm nghiên cứu tiến hành phân tổ mẫu điều tra như nhau ở cả 3 xã để có thể so sánh và tìm ra điểm khác biệt giữa các loại hình nuôi, đối tượng nuôi, hình thức trong NTTS ở Giao Thủy. Nghiên cứu tiến hành điều tra phỏng vấn 30 hộ, 10 trang trại, gia trại, doanh nghiệp/ cơ sở kinh doanh thuộc 3 xã chọn điểm nghiên cứu với 2 hình thức nuôi là thâm canh và bán thâm canh. Với mỗi xã, chọn điều tra 15 lao động ở các hộ (lao động thời vụ) và 10 lao động ở các trang trại (lao động thuê thường xuyên) để điều tra.

- Phân bổ lượng mẫu: Tổng số mẫu điều tra là 146, trong đó tại huyện là 08 mẫu; đơn vị đào tạo lao động và đối tượng cung cấp đầu vào, tiêu thụ sản phẩm ngành NTTS là 09 mẫu điều tra; tại xã là 129 mẫu. Căn cứ vào chức

năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn, đặc điểm của ngành NTTS, vị trí địa lý, loại hình nuôi, phương thức nuôi để phân bố số lượng mẫu.

Bảng 3.5. Bảng phân bổ số lượng mẫu điều tra

STT Nội dung Số lượng phiếu điều tra

1 Cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện 08

1.1 UBND huyện 2

1.2 Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện 2

1.3 Phòng LĐ-TB-XH 2

1.4 Trung tâm Khuyến nông huyện 2

2 Các xã nghiên cứu 129

2.1 Xã Giao Phong 43

- Cán bộ xã 3

- Hộ 30

- Trang trại, gia trại 9

- Doanh nghiệp 1

2.2 Xã Giao Xuân 43

- Cán bộ xã 3

- Hộ 30

- Trang trại, gia trại 9

- Doanh nghiệp 1

2.3 Xã Giao Thiện 43

- Cán bộ xã 3

- Hộ 30

- Trang trại, gia trại, doanh nghiệp 9

- Doanh nghiệp 1

3 Đối tượng cung cấp đầu vào, tiêu thụ sản

phẩm ngành NTTS 6

Tổng số phiếu điều tra (= 1+2+3) 143

3.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

3.2.3.1. Phương pháp xử lí số liệu

Sau khi thu thập thông tin, dữ liệu, toàn bộ các thông tin dữ liệu này đã được tổng hợp, chọn lọc và phân loại các thông tin có liên quan phục vụ đề tài nghiên cứu, tính toán các chỉ tiêu, so sánh, đối chiếu và đánh giá để có thể đưa ra kết luận cần thiết, phù hợp.

Thông tin định tính sử dụng phương pháp tổng hợp, phân loại và so sánh đi kèm với sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để xử lý các thông tin định lượng.

3.2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu

• Phương pháp thống kê mô tả:

Dựa vào số liệu đã được phân tổ, được chia tách trong bảng biểu cụ thể để tìm ra nét nổi bật, những đặc trưng cơ bản từ đó xem thông số trong bảng biểu nói lên điều gì, phản ánh những vấn đề gì, từ đó cần có những thay đối cho phù hợp. Trong đó có các phương pháp:

-Phương pháp số tuyệt đối: được sử dụng phản ánh quy mô khối lượng của hiện tượng trong điều kiện, thời gian và địa điểm cụ thể.

-Phương pháp số tương đối: được sử dụng phản ánh sự tương quan số lượng giữa hai trị số, kết cấu hoạt động của các hiện tượng vấn đề nghiên cứu.

-Phương pháp bình quân: Số bình quân nói lên mức độ điển hình và tương quan giữa các chỉ số thống kê, được sử dụng để phản ánh mức độ đại diện cho tổng thể cần nghiên cứu.

• Phương pháp thống kê so sánh:

Phương pháp này dùng để so sánh sự khác biệt về trình độ nhân lực giữa các vùng sinh thái, giữa các phương thức nuôi, so sánh diện tích, năng suất, sản lượng của các đối tượng nuôi trong cùng 1 vùng, so sánh kết quả và hiệu quả kinh tế giữa các vùng nuôi trong địa bàn nghiên cứu, giữa các nhóm nhân lực khác nhau trong NTTS. Phân tích điều kiện sản xuất, kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất được tính toán, lượng hóa, tiến hành so sánh mức độ đạt được của từng chỉ tiêu thông qua thời gian, không gian nhất định để rút ra nhận xét, đánh giá và đưa ra kết luận.

3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản chung

- Chỉ tiêu phản ánh phương thức sản xuất số hộ, trang trại, gia trại, doanh nghiệp và HTX NTTS theo các phương thức nuôi thâm canh và bán thâm canh

-Chỉ tiêu phản ánh quy mô diện tích nuôi trồng thủy sản tại địa phương + Tổng diện tích đất sản xuất BQ/ hộ, BQ/ trang trại, gia trại (Ha), BQ/ DN, BQ/HTX

+ Tổng diện tích đất nuôi trồng thủy sản BQ/hộ, BQ/ trang trại, gia trại, DN, HTX (Ha)

+ Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản BQ/hộ, BQ/ trang trại, gia trại, HTX, DN (Tấn)

3.2.4.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh số lượng lao động cho phát triển nuôi trồng thủy sản tại địa phương

+ Lao động gia đình BQ/hộ, BQ/ trang trại, gia trại (người)

+ Cơ cấu lao động trong các tổ chức kinh tế (hộ, trang trại, DN, HTX) theo giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn

+ Lao động BQ/DN, HTX (người)

+ Lao động thuê thường xuyên BQ/hộ, BQ/ trang trại, gia trại, DN, HTX (người)

+ Lao động thuê thời vụ BQ/hộ, BQ/ trang trại, gia trại, DN, HTX (công)

3.2.4.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng lao động cho phát triển nuôi trồng thủy sản tại địa phương

- Số lượng cán bộ quản lý DN được đào tạo về quản lý, nuôi thủy sản - Số lượng hộ, trang trại/ gia trại được đào tạo về quản lý chi tiêu, kỹ thuật NTTS

- Lao động gia đình có chuyên môn kĩ thuật BQ/hộ, BQ/ trang trại, gia trại, DN, HTX (người).

- Tỷ lệ lao động cho NTTS của đáp ứng yêu cầu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

- Tỷ lệ lao động cho NTTS cần phải được đào tạo, tập huấn chuyên môn kỹ thuật

- Đánh giá của lao động NTTS về điều kiện làm việc: tốt, trung bình, kém - Đánh giá của lao động NTTS về chế độ lương, phụ cấp…

- Đánh giá của lao động về việc bố trí sử dụng nhân lực NTTS - Tình trạng sức khỏe của người lao động ngành NTTS

- Đánh giá của cán bộ xã về sự phát triển số lượng lao động NTTS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực cho nuôi trồng thủy sản ở huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)