Phát triển nguồn nhân lực các khâu cho NTTS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực cho nuôi trồng thủy sản ở huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 65 - 71)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Tình hình phát triển nhân lực nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Giao

4.1.3. Phát triển nguồn nhân lực các khâu cho NTTS

Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện giai đoạn 2016 – 2020” triển khai năm 2015 đến nay vẫn đang tiếp tục được thực hiện đem lại hiệu

quả cao, trong đó tập trung chỉ đạo phát triển NTTS theo hướng bền vững. Các hộ NTTS đã chuyển từ phương thức nuôi quảng canh sang nuôi quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh; nhiều hộ đã đưa các đối tượng nuôi mới cho hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất. Hiện nay, trên địa bàn huyện đã hình thành nhiều vùng nuôi thủy sản tập trung, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương. Đứng trước yêu cầu đó, lao động cho NTTS trên địa bàn huyện cũng có sự thay đổi đáng kể. Thông tin cụ thể được thể hiện ở các khía cạnh sau:

Bảng 4.4. Số lượng cơ sở NTTS trên địa bàn huyện Giao Thủy 2015 - 2017

Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 So sánh (%) 16/15 17/16 BQ 1. Số cơ sở NTTS

- Số hộ NTTS tập trung Hộ 1211 1380 1460 113,96 105,80 109,80 - Số trang trại NTTS Tr.trại 198 183 175 92,42 95,63 94,01 - Số DN NTTS DN 3 3 4 100,00 133,33 115,47 2. Cơ sở ngành chế biến

- Cơ sở chế biến thủy sản Cơ sở 106 132 128 124,53 96,97 109,89 - DN chế biến NLTS DN 1 1 1 100,00 100,00 100,00 3. Hậu cần cho NTTS

DN cung cấp giống DN 1 1 1 100,00 100,00 100,00 Cơ sở cung cấp giống Cơ sở 87 93 102 106,90 109,68 108,28 Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Giao Thủy (2018) Có thể thấy, với truyền thống phát triển lâu đời nên NTTS huyện Giao Thủy chủ yếu phát triển dưới hình thức hộ là chủ yếu với hơn 1.460 hộ (2018), tốc độ tăng trưởng bình quân số hộ NTTS là 109,8% trong 3 năm qua. Tuy nhiên số lượng trang trại chuyên NTTS lại có sự suy giảm trong 3 năm vừa qua còn 175, đặc biệt là từ năm 2016 do ảnh hưởng nghiêm trọng của bão số 10, nhiều trang trại NTTS bị tổn thất toàn bộ nên chưa khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường. Điều đặc biệt là trên địa bàn huyện Giao Thủy hiện nay không tồn tại hình thức nuôi trồng theo quy mô hợp tác xã mà chỉ có 4 doanh

nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, nguyên nhân là do người dân có thói quen sản xuất và tập quán canh tác từ lâu nên không muốn tổ chức theo mô hình HTX mà khi đủ vốn thì chuyển hẳn sang mô hình DN để sản xuất thuận lợi hơn.

Đối với ngành chế biến thủy sản thì số lượng cơ sở có sự tăng nhanh qua 3 năm từ 32 cơ sở lên 128 cơ sở, tuy nhiên, hiện nay chỉ duy nhất 01 doanh nghiệp chế biến thủy sản nuôi trồng được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh là công ty TNHH nuôi trồng thủy sản Tân Hồng ở xã Giao Thiện.

Dịch vụ hậu cần cho NTTS của huyện Giao Thủy là lĩnh vực được quan tâm thời gian gần đây do nhu cầu của người nuôi trong và ngoài huyện, nhất là các huyện lân cận như Thái Thụy (Thái Bình), Hải Hậu (Nam Định) về các giống con nuôi lớn nên số lượng cơ sở hoạt động trong lĩnh vực này cũng tăng lên nhanh chóng. Hiện nay có 1 doanh nghiệp và hơn 90 cơ sở cung cấp giống các loại cho người nuôi trên địa bàn huyện là Công ty TNHH nuôi trồng và chế biến thủy sản Liên Phong (xã Giao Phong), Trung tâm giống hải sản tỉnh Nam Định (xã Bạch Long) cùng các cơ sở khác cung cấp giống số lượng lớn cho các vùng nuôi mặn lợ như cá bống bớp, cua biển, cá sử đất, hàu, tu hài, ngao….

Cùng với sự tăng nhanh về số lượng cơ sở hoạt động trong ngành nuôi trồng thủy sản, số lao động nuôi trồng thủy sản qua các năm của huyện Giao Thủy cũng có sự thay đổi nhanh chóng thời gian qua.

Bảng 4.5. Số lượng lao động ngành NTTS huyện Giao Thủy qua 3 năm 2015 - 2017 qua 3 năm 2015 - 2017

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh (%) 16/15 17/16 BQ

1. Số lao động sản xuất NTTS 4057 4237 4446 104,44 104,93 104,68 - LĐ của hộ NTTS tập trung 3589 3799 4008 105,85 105,50 105,68 - LĐ của trang trại NTTS 436 403 385 92,43 95,53 93,97 - LĐ trong DN NTTS 32 35 53 109,38 151,43 128,70 2. LĐ ngành chế biến 439 545 529 124,15 97,06 109,77 - LĐ trong cơ sở chế biến thủy sản 424 528 512 124,53 96,97 109,89 - LĐ trong DN chế biến NLTS 15 17 17 113,33 100,00 106,46 3. LĐ cung cấp hậu cần cho NTTS 184 196 214 106,52 109,18 107,84 LĐ trong DN cung cấp giống 10 10 10 100,00 100,00 100,00 LĐ trong cơ sở cung cấp giống 174 186 204 106,90 109,68 108,28 Nguồn: Tổng hợp các nguồn số liệu (2018)

Số lao động nuôi trồng thủy sản tăng mạnh từ năm 2015 đến 2016. Lao động nuôi trồng thủy sản tăng từ 4.057 người năm 2015 lên 4.446 người năm 2017, tăng 389 người. Sự tăng nhanh số lượng lao động nuôi trồng thủy sản này chủ yếu là các lao động trước kia tham gia sản xuất lúa giờ đã chuyển sang nuôi trồng thủy sản, tạo ra thu nhập cao. Điều này đã làm giảm sức ép lên các ngành công nghiệp, dịch vụ và làm thay đổi bộ mặt nông nghiệp, nông thôn.

Đánh giá về số lượng lao động trong ngành NTTS của huyện Giao Thủy thì cả cán bộ được điều tra và chủ hộ, trang trại, các doanh nghiệp đều cho rằng hiện nay số lượng lao động ở các khâu là tương đối đầy đủ và nhu cầu lao động chưa có sự tăng lên đột biến trong các năm sau do việc giới hạn về mở rộng quy mô sản xuất NTTS không cao. Đánh giá của các đối tượng điều tra được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.6. Đánh giá về số lượng lao động ngành NTTS huyện Giao Thủy

ĐVT: %

Nguồn: Tổng hợp các nguồn số liệu (2018) Có thể thấy đại bộ phận các cán bộ được điều tra cấp huyện, xã đều cho rằng số lượng lao động cơ bản đã đáp ứng đủ nhu cầu cho ngành NTTS trong khi các trang trại thì vẫn thấy thiếu lao động làm việc sản xuất kinh doanh (62,96% trang trại đồng ý). Phần lớn trang trại thiếu lao động ở khâu chăm sóc và tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là lao động có trình độ cao, tiếp cận được với kỹ

Chỉ tiêu Cán bộ huyện, xã (N=17) Hộ (N=90) Trang trại (N=27)

Số lượng lao động đủ so với nhu cầu 70,59 51,11 37,04 Số lượng lao động không đủ so với nhu cầu 29,41 48,89 62,96 - Thiếu lao động trong khâu chuẩn bị nuôi 5,88 11,11 7,41 - Thiếu lao động trong khâu chăm sóc 5,88 17,78 22,22 - Thiếu lao động trong khâu thu hoạch 0,00 8,89 7,41 - Thiếu lao động trong khâu tiêu thụ, chế biến

thuật mới, trong khi với các hộ ý kiến cũng tương tự. Riêng với các cán bộ được điều tra thì cho rằng, số lượng lao động phục vụ cho hoạt động chế biến thủy sản ở Giao Thủy hiện nay còn thiếu rất nhiều, đặc biệt là công tác sơ chế các sản phẩm con nuôi cũng như thực hiện các hoạt động bảo quản sau thu hoạch cho người dân để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Quy mô phát triển nguồn nhân lực cho ngành nuôi trồng thủy sản của huyện Giao Thủy có sự thay đổi đáng kể qua các năm, số liệu cụ thể được thể hiện ở biểu sau:

ĐVT: %

Nguồn: Tổng hợp các nguồn số liệu (2018)

Biểu đồ 4.1. Cơ cấu lao động ngành NTTS theo độ tuổi

Phân theo độ tuổi của lao động ngành NTTS, có thể thấy số lượng lao động trẻ (độ tuổi từ dưới 20 đến dưới 30 tuổi) chiếm tỷ lệ vô cùng thấp trong tổng lượng lao động của toàn ngành xấp xỉ 20% tổng lao động, năm 2017 còn chỉ đạt hơn 13%. Trong khi đó, tỷ lệ lao động thuộc nhóm tuổi từ 40 đến dưới 50 tuổi luôn chiếm tỷ lệ cao trong 3 năm qua (hơn 25% tổng số lao động toàn ngành), đặc biệt, nhóm lao động từ 50 tuổi trở lên cũng chiếm tỷ lệ khá lớn tới 28,54% (2017). Nhóm tuổi này sức khỏe và thể lực không còn tốt, đồng thời sẽ gặp nhiều hạn chế trong việc tiếp cận với kiến thức mới, khoa học kỹ thuật trong NTTS. 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00

Dưới 20 tuổi Từ 20 đến dưới

30 tuổi Từ 30 đến dưới 40 tuổi Từ 40 đến dưới 50 tuổi Từ 50 tuổi trở lên

ĐVT: %

Nguồn: Tổng hợp các nguồn số liệu (2018)

Biểu đồ 4.2. Cơ cấu lao động ngành NTTS theo trình độ chuyên môn

Phân theo trình độ chuyên môn, có thể thấy số lượng lao động ngành NTTS hầu hết ở Giao Thủy đều chưa được qua đào tạo bất kỳ trường lớp nào, còn lại, chỉ 1,21% lao động được đào tạo qua các lớp tập huấn nhưng lại chưa có chứng chỉ được cấp. Tỷ lệ lao động được học sơ cấp nghề, có chứng chỉ đào tạo nghề chỉ chiếm 0,79% tương đương 35 người và số lượng lao động được đào tạo qua hệ thống các trường trung cấp, cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn 1,46% (65 người), chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp nuôi trồng và cung cấp giống đầu vào cho ngành NTTS do đây là công việc đòi hỏi chuyên môn, kỹ thuật cao trong tất cả các khâu nên lao động ngành này cũng có yêu cầu trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao hơn so với các cơ sở khác. Một bộ phận lao động khác có trình độ chuyên môn cao là ở các trang trại được đầu tư lớn, đòi hỏi người chủ phải là người có kiến thức, hiểu biết về kinh doanh và kỹ thuật trong nuôi trồng và chăm sóc con nuôi để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

Về thể lực của lao động, 100% các chủ hộ, chủ trang trại đều cho rằng hiện nay thể lực của người lao động đã đáp ứng đủ với nhu cầu công việc được giao bởi đây phần lớn là các lao động vẫn còn trẻ, khỏe, có thể hoàn thành công việc tốt nhất kể cả lao động gia đình và lao động thuê. Tuy nhiên hiện nay do sự phát

Chưa qua đào tạo

Đã qua đào tạo nhưng chưa có chứng chỉ Sơ cấp nghề, có chứng chỉ đào tạo Trung cấp, CĐ, ĐH 97.61 0.91 0.62 0.86 97.03 1.11 1.01 0.85 96.54 1.21 0.79 1.46 2015 2016 2017

triển các khu, cụm công nghiệp trong huyện Giao Thủy và các huyện lân cận nên đã thu hút một số lượng lớn lao động ngành NTTS đi làm việc khác, nhất là lao động trẻ từ 18 – 35 tuổi nên đã gây rất nhiều khó khăn cho công tác huy động lao động trẻ cho ngành NTTS trong giai đoạn tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực cho nuôi trồng thủy sản ở huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)