Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực cho nuôi trồng thủy sản ở huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 53)

3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

- Phương thức tiếp cận: Đề tài nghiên cứu tiếp cận theo các nhóm đơn vị kinh tế và vai trò của các đơn vị chức năng trong việc phân tích, đánh giá sự phát triển nguồn nhân lực cho ngành nuôi trồng thủy sản của huyện. Theo đó tiến hành nghiên cứu nhóm hộ, trang trại/ gia trại, doanh nghiệp tham gia NTTS và các tổ chức kinh tế nhà nước, ngoài nhà nước, cơ quan quản lý nhà nước trong phát triển nhân lực cho ngành.

- Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: Trên địa bàn huyện Giao Thủy hiện nay đang có hoạt động NTTS phát triển rộng khắp ở các xã trong huyện, các tổ chức kinh tế tham gia NTTS rất đa dạng và phong phú, do đó, nghiên cứu tiến hành chọn các xã nghiên cứu theo các nhóm tiêu chí sau: xã Giao Xuân là xã có hoạt động NTTS truyền thống chủ yếu với quy mô hộ và trang trại, xã Giao Phong là nơi có các mô hình doanh nghiệp nuôi thủy sản công nghiệp quy mô lớn và xã Giao Thiện là khu vực có hoạt động nuôi thủy sản tổng hợp các đơn vị kinh tế.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Nguồn số liệu thứ cấp

Thông tin, số liệu thứ cấp là các thông tin, số liệu liên quan tới cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển nguồn nhân lực cho NTTS trên địa bàn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.

Thông tin số liệu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu có ảnh hưởng tới phát triển nguồn nhân lực cho NTTS và các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển nguồn nhân lực cho NTTS được thu thập từ các đơn vị chức năng của huyện. Các dữ liệu, báo cáo có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài được thu thập từ các phòng, ban, ngành: Phòng Nông nghiệp & PTNT, Công thương, Lao động – Thương binh & Xã hội, Chi cục Thống kê, Trung tâm Khuyến nông huyện….

Các thông tin được thu thập từ rất nhiều nguồn với các phương pháp cụ thể như sau:

Bảng 3.4. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

STT Thông tin Loại tài liệu Phương pháp thu thập

1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

- Sách chuyên ngành, bài giảng, các báo cáo, bài báo có liên quan.

- Các luận văn nghiên cứu đã công bố trước đó.

Tìm đọc các văn bản, sách, báo, báo cáo, và tài liệu tham khảo khác ở thư viện Khoa Kinh tế và PTNT, trên internet và tự tổng hợp thông tin. 2 Đặc điểm địa bàn

nghiên cứu

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội và các báo cáo có liên quan của huyện Giao Thủy.

Tìm hiểu, thu thập qua phòng Nông nghiệp & PTNT, phòng Lao động – Thương binh & Xã hội huyện.

3 Các thông tin liên quan đến thực trạng phát triển nguồn nhân lực NTTS tại các điểm nghiên cứu

Các báo cáo kinh tế xã hội, báo cáo, thống kê NTTS của huyện Giao Thủy

Thu thập qua phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Giao Thủy

3.2.2.2. Nguồn số liệu sơ cấp

Số liệu và các thông tin sơ cấp là những số liệu thu thập được thông qua quá trình điều tra trực tiếp tại các xã Giao Phong, Giao Xuân, Giao Thiện. Để thu thập được thông tin sơ cấp này tôi tiến hành phỏng vấn sâu nhóm đối tượng là các cơ quan quản lí nhà nước, cụ thể là cán bộ thuộc phòng Nông nghiệp & PTNT huyện, cán bộ phòng LĐ-TB- XH và cán bộ xã. Do số lượng hộ và trang trại ở các xã trong huyện Giao Thủy tham gia vào NTTS có sự tương đồng khá cao cả về quy mô sản xuất, đối tượng nuôi cũng như hình thức nuôi, do đó, khi tiến hành điều tra 3 xã đại diện cho huyện, nhóm nghiên cứu tiến hành phân tổ mẫu điều tra như nhau ở cả 3 xã để có thể so sánh và tìm ra điểm khác biệt giữa các loại hình nuôi, đối tượng nuôi, hình thức trong NTTS ở Giao Thủy. Nghiên cứu tiến hành điều tra phỏng vấn 30 hộ, 10 trang trại, gia trại, doanh nghiệp/ cơ sở kinh doanh thuộc 3 xã chọn điểm nghiên cứu với 2 hình thức nuôi là thâm canh và bán thâm canh. Với mỗi xã, chọn điều tra 15 lao động ở các hộ (lao động thời vụ) và 10 lao động ở các trang trại (lao động thuê thường xuyên) để điều tra.

- Phân bổ lượng mẫu: Tổng số mẫu điều tra là 146, trong đó tại huyện là 08 mẫu; đơn vị đào tạo lao động và đối tượng cung cấp đầu vào, tiêu thụ sản phẩm ngành NTTS là 09 mẫu điều tra; tại xã là 129 mẫu. Căn cứ vào chức

năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn, đặc điểm của ngành NTTS, vị trí địa lý, loại hình nuôi, phương thức nuôi để phân bố số lượng mẫu.

Bảng 3.5. Bảng phân bổ số lượng mẫu điều tra

STT Nội dung Số lượng phiếu điều tra

1 Cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện 08

1.1 UBND huyện 2

1.2 Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện 2

1.3 Phòng LĐ-TB-XH 2

1.4 Trung tâm Khuyến nông huyện 2

2 Các xã nghiên cứu 129

2.1 Xã Giao Phong 43

- Cán bộ xã 3

- Hộ 30

- Trang trại, gia trại 9

- Doanh nghiệp 1

2.2 Xã Giao Xuân 43

- Cán bộ xã 3

- Hộ 30

- Trang trại, gia trại 9

- Doanh nghiệp 1

2.3 Xã Giao Thiện 43

- Cán bộ xã 3

- Hộ 30

- Trang trại, gia trại, doanh nghiệp 9

- Doanh nghiệp 1

3 Đối tượng cung cấp đầu vào, tiêu thụ sản

phẩm ngành NTTS 6

Tổng số phiếu điều tra (= 1+2+3) 143

3.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

3.2.3.1. Phương pháp xử lí số liệu

Sau khi thu thập thông tin, dữ liệu, toàn bộ các thông tin dữ liệu này đã được tổng hợp, chọn lọc và phân loại các thông tin có liên quan phục vụ đề tài nghiên cứu, tính toán các chỉ tiêu, so sánh, đối chiếu và đánh giá để có thể đưa ra kết luận cần thiết, phù hợp.

Thông tin định tính sử dụng phương pháp tổng hợp, phân loại và so sánh đi kèm với sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để xử lý các thông tin định lượng.

3.2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu

• Phương pháp thống kê mô tả:

Dựa vào số liệu đã được phân tổ, được chia tách trong bảng biểu cụ thể để tìm ra nét nổi bật, những đặc trưng cơ bản từ đó xem thông số trong bảng biểu nói lên điều gì, phản ánh những vấn đề gì, từ đó cần có những thay đối cho phù hợp. Trong đó có các phương pháp:

-Phương pháp số tuyệt đối: được sử dụng phản ánh quy mô khối lượng của hiện tượng trong điều kiện, thời gian và địa điểm cụ thể.

-Phương pháp số tương đối: được sử dụng phản ánh sự tương quan số lượng giữa hai trị số, kết cấu hoạt động của các hiện tượng vấn đề nghiên cứu.

-Phương pháp bình quân: Số bình quân nói lên mức độ điển hình và tương quan giữa các chỉ số thống kê, được sử dụng để phản ánh mức độ đại diện cho tổng thể cần nghiên cứu.

• Phương pháp thống kê so sánh:

Phương pháp này dùng để so sánh sự khác biệt về trình độ nhân lực giữa các vùng sinh thái, giữa các phương thức nuôi, so sánh diện tích, năng suất, sản lượng của các đối tượng nuôi trong cùng 1 vùng, so sánh kết quả và hiệu quả kinh tế giữa các vùng nuôi trong địa bàn nghiên cứu, giữa các nhóm nhân lực khác nhau trong NTTS. Phân tích điều kiện sản xuất, kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất được tính toán, lượng hóa, tiến hành so sánh mức độ đạt được của từng chỉ tiêu thông qua thời gian, không gian nhất định để rút ra nhận xét, đánh giá và đưa ra kết luận.

3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản chung

- Chỉ tiêu phản ánh phương thức sản xuất số hộ, trang trại, gia trại, doanh nghiệp và HTX NTTS theo các phương thức nuôi thâm canh và bán thâm canh

-Chỉ tiêu phản ánh quy mô diện tích nuôi trồng thủy sản tại địa phương + Tổng diện tích đất sản xuất BQ/ hộ, BQ/ trang trại, gia trại (Ha), BQ/ DN, BQ/HTX

+ Tổng diện tích đất nuôi trồng thủy sản BQ/hộ, BQ/ trang trại, gia trại, DN, HTX (Ha)

+ Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản BQ/hộ, BQ/ trang trại, gia trại, HTX, DN (Tấn)

3.2.4.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh số lượng lao động cho phát triển nuôi trồng thủy sản tại địa phương

+ Lao động gia đình BQ/hộ, BQ/ trang trại, gia trại (người)

+ Cơ cấu lao động trong các tổ chức kinh tế (hộ, trang trại, DN, HTX) theo giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn

+ Lao động BQ/DN, HTX (người)

+ Lao động thuê thường xuyên BQ/hộ, BQ/ trang trại, gia trại, DN, HTX (người)

+ Lao động thuê thời vụ BQ/hộ, BQ/ trang trại, gia trại, DN, HTX (công)

3.2.4.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng lao động cho phát triển nuôi trồng thủy sản tại địa phương

- Số lượng cán bộ quản lý DN được đào tạo về quản lý, nuôi thủy sản - Số lượng hộ, trang trại/ gia trại được đào tạo về quản lý chi tiêu, kỹ thuật NTTS

- Lao động gia đình có chuyên môn kĩ thuật BQ/hộ, BQ/ trang trại, gia trại, DN, HTX (người).

- Tỷ lệ lao động cho NTTS của đáp ứng yêu cầu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

- Tỷ lệ lao động cho NTTS cần phải được đào tạo, tập huấn chuyên môn kỹ thuật

- Đánh giá của lao động NTTS về điều kiện làm việc: tốt, trung bình, kém - Đánh giá của lao động NTTS về chế độ lương, phụ cấp…

- Đánh giá của lao động về việc bố trí sử dụng nhân lực NTTS - Tình trạng sức khỏe của người lao động ngành NTTS

- Đánh giá của cán bộ xã về sự phát triển số lượng lao động NTTS - Đánh giá của cán bộ huyện về sự phát triển số lượng lao động NTTS…

3.2.4.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả - hiệu quả phát triển nuôi trồng thủy sản

- Diện tích NTTS của huyện Giao Thủy (ha)

- Cơ cấu diện tích NTTS của huyện Giao Thủy (%) - Sản lượng NTTS huyện Giao Thủy (tấn)

- Cơ cấu sản lượng NTTS huyện Giao Thủy (%)

- Giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản huyện Giao Thủy (tỷ đồng) - Cơ cấu giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản huyện Giao Thủy (%)

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIAO THỦY TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIAO THỦY

4.1.1. Nhu cầu nhân lực cho nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Giao Thủy Giao Thủy

Nuôi trồng thủy sản đã và đang là ngành phát triển có thế mạnh của huyện Giao Thủy, do đó, nhu cầu nhân lực cho sự phát triển của ngành này trên địa bàn huyện là vô cùng lớn. Nhu cầu nhân lực cho ngành bao gồm 2 nhóm lao động: (1) lao động làm công tác quản lý ở khu vực công bao gồm nhân lực ở cơ quan phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, trạm khuyến nông huyện và các cán bộ khuyến nông, khuyến ngư cơ sở của các xã, thị trấn; (2) lao động làm việc ở các đơn vị tổ chức sản xuất trong nuôi trồng thủy sản bao gồm hộ, trang trại, gia trại, doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị thu gom thủy sản và các cơ sở chế biến, tiêu thụ thủy hải sản. Sự phát triển của các lao động ở hai nhóm này có liên quan trực tiếp tới sự phát triển ngành nuôi trồng của huyện, nếu lao động quản lý có trình độ, chuyên môn, tâm huyết với nghề sẽ có những nhận định đúng, quyết sách đúng cho sự phát triển của ngành và ngược lại. Trong khi lao động ở các tổ chức kinh tế đòi hỏi phải có trình độ, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh cũng như có sức khỏe để làm việc mới có thể đem lại hiệu quả cao.

Năm 2018, huyện Giao Thủy có hơn 5.000ha NTTS mặn lợ, nước ngọt, trên 1.000 phương tiện đánh bắt và hơn 8.000 lao động hoạt động trong lĩnh vực khai thác, nuôi trồng chế biến thủy hải sản, với sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy hải sản luôn nằm trong tốp các đơn vị dẫn đầu tỉnh Nam Định với sản lượng trên 40.000 tấn.

Theo đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Giao Thủy đến năm 2020, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Giao Thủy đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, UBND huyện Giao Thủy xác định NTTS vẫn là ngành kinh tế mũi nhọn, tiếp tục được quan tâm phát triển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương, do đó, huyện đã đề ra mục tiêu phát triển kinh tế biển toàn diện theo hướng công nghiệp hóa bền vững và sản xuất hàng hóa có năng suất cao, chất lượng, hiệu quả, trong đó chú trọng tới sự phát triển ngành

NTTS. Để đáp ứng yêu cầu này, huyện sẽ tạo điều kiện thuận lợi để người nuôi thủy sản tiếp cận với khoa học kỹ thuật nhiều hơn, chuyển đổi hình thức nuôi từ quảng canh sang thâm canh, nuôi bán công nghiệp và công nghiệp,….khuyến khích thành lập các cơ sở sản xuất và cung ứng giống con nuôi cho thị trường trong và ngoài huyện, tăng cường quản lý vùng bãi bồi nuôi trồng thủy hải sản để đảm bảo an ninh trật tự, đảm bảo công bằng giữa các hộ nuôi trồng. Ngoài ra phát triển các khu, các cơ sở, các nhà máy chế biến thủy hải sản để nâng cao giá trị kinh tế của sản phẩm. Phấn đấu đến năm 2020, cơ cấu kinh tế các ngành nông, lâm, thủy sản – công nghiệp và xây dựng – dịch vụ tương ứng là 33% - 25% - 42%, giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt 110 – 140 triệu đồng (giá hiện hành), hàng năm tạo việc làm cho 4.000 – 5.000 lượt người (không kể lao động ngoài huyện) trong đó mỗi năm tạo ra thêm 800 – 1.000 việc làm cho lao động lĩnh vực NTTS (cả nuôi trồng và chế biến, hậu cần), trong đó tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 60 – 70%. Bên cạnh đó huyện cần tiếp tục phát huy lợi thế huyện ven biển để đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản, tập trung vào các con nuôi chủ lực như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá bống bớp, ngao thương phẩm,.... Khuyến khích phát triển đánh bắt hải sản xa bờ theo chương trình của Chính phủ. Mở rộng và nâng cao chất lượng sản xuất các loại giống thủy sản đáp ứng nhu cầu về giống thủy sản trên địa bàn huyện và các huyện ven biển.

Xây dựng đề án để chuyển đổi những diện tích trồng lúa hiệu quả thấp hoặc thường xuyên bị xâm nhập mặn để chuyển sang nuôi trồng thủy sản. Đến năm 2020 diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 5.272 ha; sản lượng thủy sản đánh bắt và nuôi trồng đạt 52.000 tấn, phấn đấu tạo việc làm cho lao động thường xuyên ngành NTTS đạt trên 6.000 người với thu nhập trung bình đạt 6- 7 triệu đồng/ người/ tháng.

Theo quy hoạch phát triển kinh tế huyện Giao Thủy đến năm 2030, toàn huyện sẽ có 7.272 ha NTTS trong đó có 960ha nuôi thủy sản nước ngọt và 6.312 ha nuôi thủy sản mặn lợ, trong đó chú trọng phát triển nuôi tôm thương phẩm (diện tích khoảng 2.800ha, sản lượng đạt trên 4.000 tấn), nuôi cua biển (sản lượng 300 – 500 tấn), nuôi cá biển trong đầm nước lợ (diện tích 400ha, sản lượng 2.000 tấn), nuôi ngao thương phẩm trên diện tích 3.576ha với sản lượng dự kiến 26.500 tấn và nuôi cá truyền thống theo mô hình trang trại tập trung đi kèm với phát triển các trung tâm giống thủy sản cung cấp cho ngành.

4.1.2. Phát triển nguồn nhân lực khu vực công cho NTTS huyện Giao Thủy

“Quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản huyện Giao Thủy giai đoạn 2011 – 2015, tầm nhìn đến 2020” được thực hiện từ năm 2010 và đề án “Tái cơ cấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực cho nuôi trồng thủy sản ở huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)