Bài học kinh nghiệm cho huyện Đà Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 55 - 57)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho huyện Đà Bắc

Nâng cao hiệu quả hoạt động của các công trình thủy lợi hiện có phục vụ

tốt sản xuất nông nghiệp, dân sinh, kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái được coi là nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay. Một số bài học kinh nghiệm

rút ra cho huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình dựa trên mô hình quản lý công trình thủy lợi của các nước trên thế giới và một số huyện, tỉnh thành ở Việt Nam đó là:

- Loại hình, tổ chức quản lý: Phân cấp tổ chức quản lý CTTL, quản lý tưới.

Theo đó phân theo 3 cấp: Các hệ thống CTTL lớn được quản lý bởi các cơ quan

Nhà nước do chính phủ thành lập; Các hệ thống CTTL có quy mô nhỏđược quản lý bởi các cơ quan quản lý nước địa phương của nhà nước; Các công trình có quy mô rất nhỏnhư trạm bơm nhỏ, giếng khoan, bể chứa nước được quản lý bởi các hộ

nông dân hoặc nhóm hộ nông dân riêng biệt (Kinh nghiệm từ Trung Quốc, Thái Lan, huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc, huyện Tứ Kỳ - tỉnh Hải Dương).

- Phương thức hoạt động: Thay đổi đồng bộ, áp dụng những phương thức

tắc nước là hàng hoá tạo sự cạnh tranh, công bằng, thu hút được đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân như một số nước trên thế giới đã làm như tổ chức hoạt động theo phương thức đấu thầu. Kết quả mô hình này đã làm tăng khoản thu từ dịch vụ

thuỷ lợi (Kinh nghiệm từ Trung Quốc, huyện Thanh Bình - tỉnh Đồng Tháp). - Phân phối nước được quản lý chặt chẽtrên cơ sở sử dụng phiếu sử dụng

nước, đơn vị tính bằng m3. (Kinh nghiệm từ Trung Quốc).

- Công tác quản lý công trình: Đưa người nông dân là chủ sở hữu của hạ

tầng thủy lợi, việc tổ chức là do dân quyết định thông qua cơ cấu tổ chức đại diện của nông dân ở từng khu vực. Nguyên tắc khi xây dựng các dự án phải được khởi

xướng từngười hưởng lợi, được sựđồng ý của đa số (ít nhất 2/3 người dân). Gắn trách nhiệm của các hộ nông dân thông qua LID, khi gia nhập LID bắt buộc các hộ nông dân phải tựđề xuất dự án, vận hành quản lý CTTL sau khi xây dựng và tự chủ nguồn vốn xây dựng CTTL (Kinh nghiệm từ Nhật Bản).

- Miễn phí dịch vụ nước, miễn thuỷ lợi phí (Kinh nghiệm từ Thái Lan).

- Đối với cơ sở hạ tầng: Áp dụng mô hình tưới tiêu công nghệ cao, quy

mô về cơ sở hạ tầng hiện đại đáp ứng phương pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước như mô hình tưới, phun mưa, tưới nhỏ giọt… (Kinh nghiệm từ huyện Phú Quốc - tỉnh Kiên Giang)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)