Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 101 - 107)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý khai thác và sử dụng các công trình

4.2.1. Yếu tố chủ quan

4.2.1.1. Cơ chế chính sách và qui hoạch

Về phân cấp quản lý: kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá của người dân và cán bộ quản lý về hiệu lực của phân cấp quản lý nhà nước về khai thác và sử

dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Đà Bắc ở bảng 4.24 cho thấy

hiệu lực phân cấp quản lý ở các vùng có khác nhau:

Bảng 4.24. Đánh giá hiệu quả của phân cấp quản lýnhà nước về khai thác

và sửdụng các công trình thủy lợi

Đơn vị điều tra Người Mức độ hiệu quả (%)

1 2 3 4 5 Vùng 1 Cán bộ quản lý 9 0,0 11,1 33,3 33,3 22,2 Hộ dân 30 16,7 23,3 26,7 20,0 13,3 Vùng 2 Cán bộ quản lý 9 11,1 33,3 55,6 0,0 0,0 Hộ dân 30 23,3 20,0 43,3 13,3 0,0 Vùng 3 Cán bộ quản lý 9 0,0 22,2 55,6 22,2 0,0 Hộ dân 30 26,7 26,7 30,0 13,3 3,3 Nguồn: Tác giả (2017)

Ghi chú: 1. Rất không hiệu quả; 2. Kém hiệu quả; 3. Hiệu quả ở mức trung bình; 4. Khá hiệu quả;5. Rất hiệu quả;

Nhìn chung, hiệu lựcphân cấptại Vùng 1 được đánh giá có cao hơn so với vùng 2 và vùng 3. Trong đó, vùng 1 có tỷ lệ cán bộ đánh giá rất hiệu quả cao nhất đạt 22,2%.

Bên cạnh đánh giá rất hiệu quả ở vùng 1 của cán bộ quản lý thì vẫn còn 16,7% hộ dân đánh giá là chưa hiệu quả. Tương tự như vậy, vùng 2 và vùng 3 có tỷ lệ đánh giá là rất không hiệu quả cao. Trong đó, vùng 2 có tỷ lệ cán bộ quản lý đánh giá chưa hiệu quả là 11,1%, trong khi các hộ dân đánh giá rất không hiệu quả

là 23,3%.

Như vậy, tỷ lệ đánh giá hoạt động phân cấp quản lý, khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi ở mức rất không hiệu quả còn khá cao. Nguyên nhân

chính dẫn đến tình trạng này là tại tỉnh Hòa Bình nói chung và tại Đà Bắc nói

riêng, công tác phân cấp theo diện tích tưới và chiều cao đập còn một số hạn chế. Trong đó, diện tích tưới chưa được xác định chính xác, còn một số hộ gia đình, xóm, xã chưa có số liệu chính xác về diện tích thửa ruộng đang sở hữu. Một số cán bộ quản lý còn chưa tập trung vào công tác quản lý, không nắm bắt rõ tình hình diện tích tưới của địa bàn mình đang quản lý.

Đánh giá về cơ chế, chính sách tại huyện Đà Bắc hiện nay nhìn chung

được đánh giá khá phù hợp. Trong đó, hiệu lực của cơ chế, chính sách và quy

hoạch các công trình thủy lợi được đánh giá và tổng hợp quả bảng 4.25 như sau:

Bảng 4.25. Hiệu quả của cơ chế, chính sách và quy hoạch các công trình thủy lợi

Đơn vị điều tra

Người Mức độ hiệu quả 1 2 3 4 5 Vùng 1 Cán bộ quản lý 9 0,0 22,2 44,4 22,2 11,1 Hộ dân 30 13,3 20,0 30,0 26,7 10,0 Vùng 2 Cán bộ quản lý 9 11,1 33,3 44,4 11,1 0,0 Hộ dân 30 23,3 30,0 40,0 6,7 0,0 Vùng 3 Cán bộ quản lý 9 0,0 22,2 44,4 22,2 11,1 Hộ dân 30 23,3 26,7 33,3 13,3 3,3 Nguồn: Tác giả tổng hợp (2017)

Ghi chú: 1. Rất không hiệu quả; 2. Kém hiệu quả;; 3. Hiệu quả ở mức trung bình; 4.Khá hiệu quả;; 5. Rất hiệu quả;

Cơ chế chính sách quản lý khai thác công trình thủy lợi vẫn còn một số bất

cập như cơ chế tài chính chưa đồng bộ, nhất là khi thực hiện chính sách miễn

thủy lợi phí, việc cấp và sử dụng thủy lợi phí còn nhiều bất cập. Thiếu chính sách

khuyến khích, tạo động lực trong công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi; chưa có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân sử dụng nước tiết kiệm.

Đối với vấn đề quy hoạch công trình thủy lợi, chưa có quy định về đầu tư đồng bộ, nhiều hệ thống công trình thủy lợi được đầu tư xây dựng công trình đầu mối mà không đầu tư hệ thống kênh, dẫn đến không phát huy được hiệu quả đầu tư. Mặt khác, do việc đầu tư không khép kín nên nhiều hệ thống không thực hiện được đầy đủ các chức năng theo thiết kế như: chức năng chống ngập, úng, chức năng kiểm soát xâm nhập mặn.

Do chưa có quy định loại công trình nhà nước ưu tiên đầu tư nên ở nhiều địa phương việc đầu tư còn dàn trải, còn hiện tượng chạy, xin công trình, dẫn đến đầu tư vào những công trình chưa cấp bách, có công trình đầu tư xây dựng chưa tuân theo quy hoạch nên không phát huy được hiệu quả đầu tư, đôi khi gây hậu quả ngoài ý muốn. Chính sách khuyến khích xã hội hóa đầu tư công trình thủy lợi chưa đủ sức thu hút các nhà đầu tư.

4.2.1.2. Đối tượng quản lý

Đối tượng quản lý khai thác công trình thủy lợi hiện nay tại huyện Đà Bắc

là các công nhân viên thuộc Cty TNHH MTV KTCT thủy lợi Hòa Bình; các cán

bộ thủy tại các xã, huyện.

Bảng 4.26. Số lượng cán bộ quản lý các công trình thủy lợi của huyện Đà Bắc

Diễn giải Tổng số cán bộ Chia ra Số cán bộ /xã Huyện Công ty Tổng số 24 15 9 1,20

Chia theo cách thức quản lý

- Gián tiếp 7 3 4 0,35 - Trực tiếp 17 12 5 0,85

Chia theo trình độ chuyên môn

- Trung cấp 6 1 5 0,30 - Cao đẳng và đại học 13 12 1 0,65 - Trên đại học 2 2 0 0,10 - Chưa qua đào tạo 3 0 3 0,15

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT Đà Bắc (2017)

Bảng 4.26 cho thấy số lượng quản lý khai thác công trình thủy lợi thuộc huyện quản lý vẫn thiếu, một số xã không có cán bộ thủy lợi. Trong đó, đối với các công trình thuỷ lợi nhỏ về danh nghĩa Công ty KTCTTL chịu trách nhiệm quản lý công trình đầu mối và tuyến kênh chính còn các tổ chức thuỷ nông cơ sở

(thôn, bản) quản lý hệ thống kênh nội đồng, nhưng thực tế các công trình đầumối và kênh chính cũng do các thôn, bản quản lý vận hành.

Mặc dù vậy, số lượng cán bộ quản lý thủy lợi vẫn đông hơn cán bộ tại Cty

TNHH MTV KTCT Thủy lợi Hòa Bình, nhưng huyện vẫn tiến hành ký kết hợp

đồng với cty TNHH MTV KTCT Thủy lợi Hòa Bình để cty tiến hành quản lý,

khai thác theo hợp đồng. Lý do của vấn đề này là cán bộ quản lý các công trình tại các xã nhìn chung không đủ năng lực cũng như trình độ để thực hiện quản lý khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi.

4.2.1.3. Chất lượng các công trình thủy lợi

Các công trình thủy lượi tại Đà Bắchiện nay hầu hết là các công trình với vật liệu chính là đất như đập đất, kênh đất, mương đất….

Các công trình thường xảy ra hư hỏng, sạt lở sau mưa lũ, trong đó các công trình tại Đà Bắcsau mưa lũ có một số hư hỏng như sạt lở, xói mòn, thấm thân đập…

Trong đó, một số điểm mạnh yếu của chất lượng công trình tại Đà Bắc được trình bày ở bảng 4.27.

Bảng 4.27. Đánh giá điểm mạnh và yếu của chất lượng công trình đến quản lý, khai thác, sử dụng các công trình thủy lợi huyện Đà Bắc

Điểm mạnh Điểm yếu

Do điều kiện địa hình hình thành các hồ có khả năng tưới cho một diện tích ruộng canh tác lớn ở vùng thấp hơn. Các công trình đã hình thành thân đập, mái đập… phù hợp với một công trình hồ chứa để phục vụ tưới cho

sản xuất nông nghiệp

Các hồ chứa vẫn còn ở dạng cơ bản, kết cấu đơn giản chưa được thi công xây dựng. Các hồ là đập đất dễ sạt lở gây hậu quả khó lường.

Nguồn: Tác giả (2017)

Một số ảnh hưởng do mưa bão gây ra cho các CTTL như xói lở hạ lưu

kênh dẫn tràn; Mặt đập thượng và hạ lưu bị xói lở, mái lát đá khan thượng

lưu bị sụt lún, trôi đá; Thân đập xuất hiện thấm ngang thành dòng, tạo vũng

bùng nhùng; Bồi lấp lòng hồ do sạt lở của tràn hồ Cháu đổ trực tiếp xuống.

Thấm qua thân đập. Sói lở đường tràn; Kênh bị sạt lở mạnh dẫn đến việc tiêu

thoát lũ gặp nhiều khó khăn; Ngoài ra, nhiều đoạn kênh bị vỡ ảnh hưởng

nghiêm trọng đến công tác điều tiết nước tưới từ các hồ chứa đến ruộng. Các

do đất xói lở và bồi lấp tại đường tràn. Thực trạng hư hỏng được tóm tắt qua

bảng 4.28, như sau:

Bảng 4.28. Tóm tắt một số hư hỏng sau mừa mưa lũ tại các công trình thủy lợi

STT Công trình

Địa

Điểm Hiện trạng hư hỏng

1 Hồ

Cháu Tu Lý

Thấm qua thân đập. Tuyếntràn bị sạt lở diện tích rộng, sói sâu vào giữa thân tràn (1/2 thân tràn). Kích thước hố sói: sâu khoảng 7,5m tính mặt tràn, rộng khoảng 20m. Sân tiêu năng tràn bị phá vỡ hoàn toàn, phía đuôi tràn bằng đất bị sói lở mở rộng 2 bên bờ thuộc đất của 2 hộ dân trong xã.

2 Hồ

Bình Lý Tu Lý Xói lở hạ lưu kênh dẫn tràn

3 Hồ

Thảng Tu Lý

Mặt đập bị xói lở, mái lát đá khan thượng lưu bị sụt lún, trôi đá. Thân đập xuất hiện thấm ngang thành dòng, tạo vũng bùng nhùng rộng khoảng 2m2. Vị trí vết thấm cách tuyến cống khoảng 2m về phía tràn, cao trình trên ống cống khoảng 1,5m.

Tuyến tràn xả lũ đã được kiên cố gồm ngưỡng tràn đỉnh rộng, bể tiêu năng và sân sau ổn định. Kênh sau tràn chưa được kiên cố, qua cơn bão số 2 năm 2017 ngày 15 đến ngày 17 tháng 7 đã bị sạt lở mạnh dẫn đến việc tiêu thoát lũ gặp nhiều khó khăn. Sườn đồi phía vai xuất hiện nhiều vết nứt.

4 Hồ Tày

Măng Tu Lý

Mái đập Thượng lưu bị sói xạt, bị trôi một phần đá lát khan ở vai trái đập (Chiều dài khoảng 10m). Mái hạ lưu xuất hiện rất nhiều vết thấm, ở cao trình MNDBT xuất hiện thấm mạnh dọc thân đập. Ở cơ đập hạ lưu xuất hiện nhiều điểm thấm thành dòng làm trôi đất trên thân đập (vết thấm này mới xuất hiện). Hai bên thân cống là ba vị trí thấm lớn đã có từ thời điểm Chi nhánh nhận bàn giao công trình,đến nay chảy rất mạnh. Trên mặt đập không bằng phẳng xuất hiện nhiều điểm tụ nước dẫn đến nước chảy ngang tạo nhiều vết xói ngang thân đập phía hạ lưu.

5 Hồ Ca

Lông

Đồng

Chum

Xói lở hạ lưu kênh dẫn tràn. Kênh bị vỡ 300m. Đường ống bị cuốn trôi 30m. 6 Hồ Nước (Ang) Vầy Nưa

Bồi lấp lòng hồ do sạt lở của tràn hồ Cháu đổ trực tiếp xuống. Thấm qua thân đập. Sói lở đường tràn.

4.2.1.4. Ý thức của người dân địa phương

Người dân là người thường xuyên và trực tiếp theo dõi, quan sát tại các công trình. Mỗi người dân quanh khu vực công trình thủy lợi cần có ý thức bảo vệ công trình thì công tác quản lý mới có hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn một số tường hợp không tuân thủ quy định của pháp luật, vi phạm hành lang bảo vệ công trình như:

Bảng 4.29. Thống kê các vụ vi phạm phạm vi hành lang bảo vệ công trình

Địa điểm vi phạm

Hình thức vi phạm (Làm nhà kiên cố, nhà tạm,

đào ao, đổ rác thải, xả nước thải…)

Kiến nghị xử lý tiếp Biện pháp Thờthực hiệni gian

Xã Tu Lý Làm nhà kiên cố trên mặt đập, chân đập. Tháo dỡ hoàn toàn 2017-2018 Xã Tu Lý Làm nhà kiên cố mép mặt đập Tháo dỡ hoàn toàn 2017-2018

Vầy Nưa Làm nhà kiên cố dưới chân đập

Tháo dỡ hoàn

toàn 2017-2018

Đồng Chum Làm nhà tạm nổi trên mặt nước trong lòng hồ

Tháo dỡ hoàn

toàn 2017-2018

Đồng Chum Làm nhà tạm nổi trên mặt nước trong lòng hồ

Tháo dỡ hoàn

toàn 2017-2018

Nguồn: Chi nhánh Cty TNHH MTV KTCT Thủy lợi Hòa Bình tại huyện Đà Bắc (2017)

Hiện tượng vi phạm hành lang bảo vệ công trình gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Các công trình có hành vi vi phạm do ý thức người dân chưa cao. Mặc dù hiểu biết về pháp luật nhưng vẫn cố tình vi phạm gây ảnh hưởng xấu đến kết cấu công trình.

Như vậy, đối với công tác bảo vệ công trình thủy lợi và môi trường nước trong các hệ thống thủy lợi tình trạng vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi còn phổ biến.

Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của người dân chưa đầy đủ, đối tượng vi phạm chủ yếu là dân nghèo, chủ yếu làm nghề nông và thu nhập thấp, đặc biệt là người dân ở khu vực nông thôn, khó áp dụng được biện pháp cưỡng chế, quyền lực của các cơ quan quản lý chưa đủ mạnh, chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm; thiếu nguồn lực cho việc tổ chức thực hiện.

Chế tài đối với việc xử phạt hành chính không được thực thi nghiêm, mức xử phạt chưa đủ sức răn đe các trường hợp vi phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 101 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)