Lý luận quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng các công trình thủy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 26 - 32)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng các công

2.1.2. Lý luận quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng các công trình thủy

thủy lợi

2.1.2.1. Các khái niệm

a. . Khai thác các công trình thủy lợi

Khai thác là các hoạt động nhằm mục đích thu những sản vật có sẵn trong

tự nhiên (Hoàng Phê, 2010)

Chương 2, Pháp lệnh số 32/2001/PL-UBTVQH10, của UBTV quốc hội,

ngày 04 tháng 4 năm 2001, về việc khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, cho biết cụ thể khai thác công trình thủy lợi như sau:

(1) Doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thuỷ lợi và tổ chức hợp tác

dùng nước hoạt động theo chế độ công ích trong trường hợp phục vụ sản xuất

nông nghiệp.

(2) Nhà nước có chính sách ưu tiên cấp kinh phí cho việc tu bổ, nâng cấp công trình thuỷ lợi ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó.

Doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thuỷ lợi và tổ chức hợp tác dùng nước thực hiện việc tưới, tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp được Nhà nước cấp kinh phí trong các trường hợp sau: Bơm nước chống úng của các trạm

bơm được xây dựng theo quy hoạch và vận hành theo quy trình được cơ quan

nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; Bơm nước chống hạn vượt định mức đã quy định; Đại tu, nâng cấp công trình thuỷ lợi theo dự án đầu tư xây dựng cơ bản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; Thuỷ lợi phí bị thất thu do thiên tai gây mất mùa; Khôiphục công trình thuỷ lợi bị thiên tai phá hoại theo dự án đầu tư xây dựng cơ bản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

b. Sử dụng các công trình thủy lợi

Công trình thủy lợi là các công trình được xây dựng cho các mục đích sử dụng nguồn nước, phòng chống thủy tai. Đặc điển để phân biệt công trình thủy lợi và các công trình xây dựng khác là chịu sự tác động trực tiếp của nước dưới các hình thức khác nhau (tác động cơ học và các tác động hóa lý, sinh vật học)

Sử dụng các công trình thủy lợi là tác động vào các công trình thủy lợi để

đạt được những hiệu quả mà mình mong muốn. Đâylà các hoạt động sản xuất,

khai thác nguồn nước tạo ra sản phẩm phục vụ đời sống (Nguyễn Đình Vượng và Huỳnh Ngọc Tuyên, 2016).

Theo Ngô Trí Viềng và cs. (2004), căn cứ vào các mục đích khai thác nguồn nước, sử dụng các công trình thủy lợi vào các lĩnh vực sau:

- Thủy năng : Sử dụng năng lượng của nước sông, biển để phát điện.

- Thủy nông: dùng biện pháp thủy lợi để tưới tiêu, thau rửa mạn chống

xói mòn.

- Cung cấp nước và thoát nước cho khu công nghiệp, thành phố, nông thôn,

nhà máy, nông trường, trại chăn nuôi v.v...

- Giao thông thủy: lợi dụng nước sông, hồ, biển để phát triển đường thủy.

- Thủy sản: Là hồ nuôi cá và cấp nước nuôi trồng thủy sản.

Các công trình thủy lợi được xây dựng với nhiều mục đích sử dụng khác

nhau. Sử dụng các công trình thủy lợi là nhằm điều khiển nguồn nước để phục vụ vào các mục đích như giao thông vận tải, sản xuất điện, cung cấp nước cho dân cư và công nghiệp, tưới ruộng, thau chua rửa mặn, nuôi trồng thủy sản....

Từ các quan điểm trên tác giả cho rằng sử dụng công trình thủy lợi là các

hoạt động được các cơ quan Nhà nước cho phép nhằm điều khiển nguồn nước

phục vụ cho mục đích hữu ích của con người Trong công tác thủy lợi, khai thác

và sử dụng các công trình thủy lợi thường đi liền với nhau.

c. Quản lý, Quản lý nhà nước

Ở Việt Nam tác giả Trần Kiểm (2008) cho rằng: “Quản lý là những tác độngcủa chủ thể quản lý trong việc huy động, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều

phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức( chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất.

Các tác giả như: Vũ Dũng và Nguyễn Thị Mai Lan (2006) cho rằng:“Quản

lý là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống thông tin của chủ thể đến khách thể của nó”.

Theo Trần Quốc Thành (2002): “Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý để chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình quản lý xã hội, hành

vi và hành động của con người nhằm đạt tới mục đích, đúng với ý chí nhà quản lý, phù hợp với quy luật khách quan”.

Theo Nguyễn Quốc Chí và Đặng Thị Mỹ Lộc (2010): “Hoạt động quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt mục đích của tổ chức”.

Trong Từ điển tiếng Việt có nêu: quản lý là “tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định”. Khái niệm này tương đồng với các khái niệm chỉ đạo, điều hành, điều khiển. Khái niệm quản lý ở đây là muốn nói đến quản lý con người, quản lý xã hội và biểu hiện cụ thể nhất là ở quản lý nhà nước. Khái niệm chung nhất về quản lý nhà nước được hiểu cô đọng ở việc “tổ chức, điều hành các hoạt động kinh tế – xã hội theo pháp luật” (Hoàng Phê, 2016).

Quản lý là sự tác động lên một hệ thống nào đó với mục tiêu đưa hệ thống

đó đến trạng thái cần đạt được. Quản lý là một phạm trù xuất hiện trước khi có

Nhà nước với tính chất là một loại lao động xã hội hay lao động chung được thực hiện ở quy mô lớn. Quản lý được phát sinh từ lao động, không tách rời với lao động và bản thân quản lý cũng là một loại hoạt động lao động. “Bất kỳ lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào đó mà được tiến hành trên quy mô tương đối lớn đều cần có sự quản lý ở mức độ nhiều hay ít nhằm phối hợp những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung... Một nhạc công tự điều khiển mình nhưng một dàn nhạc cần phải có nhạc trưởng” (Uông Lưu Chu, 2015).

Như vậy, quản lý xã hội không phải là sản phẩm của sự phân chia quyền lực, mà là sản phẩm của sự phân công lao động nhằm liên kết và phối hợp hoạt

động chung của con người(Uông Lưu Chu, 2015).

Là một phạm trù gắn liền với sự xuất hiện của Nhà nước, quản lý nhà nước ra đời với tính chất là loại hoạt động quản lý xã hội. Quản lý nhà nước, hiểu theo nghĩa rộng, được thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước. Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước là hoạt động chấp hành và điều hành được đặc trưng bởi các yếu tố có tính tổ chức; được thực hiện trên cơ sở và để thi hành pháp luật; được bảo đảm thực hiện chủ yếu bởi hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước (hoặc một số tổ chức xã hội trong trường hợp được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước). Quản lý nhà nước cũng là sản phẩm của việc phân công lao động nhằm liên kết

Quản lý nhà nước là sự chỉ hủy, điều hành xã hội của các cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp) để thực thi quyền lực Nhà nước, thông

qua các văn bản pháp luật (Nguyễn Thị Kim Uyên, 2011).

Quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi: Quản lý công trình thủy lợi là phạm trù rộng, có chủ thể quản lý và khách thể quản lý, chủ

thể là con người, khách thể là công trình thủy lợi, quản lý cần có sự phân cấp,

quản lý cần có kinh phí để thực hiện, kinh phí để duy tu bảo dưỡng các công

trình, quản lý diễn ra tại mọi thời điểm sử dụng các công trình thủy lợi là quá trình thực hiện theo mùa vụ, theo thời điểm nhất định, phục vụ sản xuất, dân sinh

và phòng chống lụt bão, sử dụng đảm bảo quá trình đóng mở, điều tiết, tưới tiêu

nhất định, sử dụng phải đảm bảo hiệu quả, có tác dụng lâu dài, phục vụ tốt nhất

(Trần Xuân Hòa, 2015).

Như vậy, quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi

là sự tác động của các cơ quan nhà nước bằng các văn bản quản lý nhà nước đối với các công tình thủy lợi được phân cấp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên nước.

2.1.2.2. Mục đích, yêu cầu của quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng công trình thủy lợi

a. Mục đích

Với mục đích khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi một cách hiệu quả, quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng công trình thủy lợi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên nước hợp lý, đảm bảo tiết kiệm, tránh lãng phí. Đồng thời hoạt động quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi nhằm giảm thiểu rủi ro cho các công trình do thiên tai gây ra (Nguyễn Bá Uân và Ngô Thị Thanh Vân, 2006). Từ đó đưa ra mục đích quản lý nhà nước về khai thác công trình thủy lợi và quản lý nhà nước về sử dụng công trình thủy lợi như sau:

* Quản lý nhà nước về khai thác công trình thủy lợi

Quản lý nhà nước về khai thác công trình thủy lợi là quản lý các hoạt động

khai thác tài nguyên nước nhằm đem lại hiệu quả trong hoạt động sử đụng nguồn nước đồng thời quản lý các hoạt động khai thác nguồn tài nguyên nước trái phép gây ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân và hoạt động sản xuất của người dân.

Quản lý nhà nước về sử dụng công trình thủy lợi là quản lý các hoạt động sử dụng các công trình thủy lợi theo đúng tiêu chuẩn, quy định. Không sử dụng

lạm dụng các công trình thủy lợi quá mức gây ảnh hưởng đến các hoạt động sản

xuất và gây tác động xấu đến các công trình thủy lợi.

b. Yêu cầu

* Yêu cầu về các văn bản pháp lý của nhà nước

Nguyên tắc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nói chung và các văn bản

pháp lý về khai thác và sử dụng các công tình thủy lợi nói riêng là những tư tưởng chỉ đạo phản ánh khái quát những sự việc khách quan liên quan tới quá trình "nâng" ý chí nhà nước lên thành pháp luật. Đây là những cơ sở quan trọng của toàn bộ quá trình xây dựng pháp luật, đòi hỏi tất cả các chủ thể tham gia vào quá trình

ban hành, sửa đổi hay bãi bỏ các qui phạm pháp luật phải nghiêm chỉnh tuân theo.

Theo Điều 3Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam năm 2008 thì nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật chỉ gồm có:

“- Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy

phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.

- Tuân thủ thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

- Bảo đảm tính công khai trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy

phạm pháp luật trừ trường hợp văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thuộc bí mật nhà nước; bảo đảm tính minh bạch trong các quy định của văn bản quy phạm pháp luật.

- Bảo đảm tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật.

- Không làm cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.

* Yêu cầu đảm bảo sự tập trung và thống nhất:

Theo Ngô Trí Viềng và cs. (2004), công tác quản lý khai thác và sử dụng

cần chú ý kỹ thuật công trình thủy lợi phải đảm bảo yêu cầu sau:

- Đảm bảo an toàn ổn định, độ bền và tuổi thọ của các công trình trong

hệ thống;

- Giám sát chất lượng kỹ thuật khi vận hành các công trình, khai thác chúng một cách có hiệu quả cao như thiết kế đã đề ra;

- Quan trắc các thông số kỹ thuật của tựnhiên và của công trình để phục vụ cho công tác tổng kết, nghiên cứu;

- Phòng và chống lũ cho công trình;

- Đánh giá được năng lực và chất lượng của từng công trình và toàn hệ thống. Trên cơ sở đó đề ra nhiệm vụ sửa chữa, nâng cấp, hoặc khi cần thiết và điều kiện cho phép có thể tôn cao, mở rộng công trình.

* Yêu cầu sự phù hợp với quan hệ của từng địa phương:

Công tác quản lý sử dụng công trình thủy lợi sau khi xây dựng là hoạt động vô cùng quan trọng và cần thiết. Trong đó, quản lý công trình thủy lợi

theo nghĩa rộng, bao gồm nhiều mặt như quản lý nhân sự, lao động, quản lý

tài sản, phương tiện, thiết bị, vật tư...và đặc biệt là tổ chức điều khiển, điều hành các hoạt động kỹ thuật để đảm bảo an toàn, vận hành và khai thác công trình có hiệu quả nhất.

Theo Nguyễn Bá Uân và Ngô Thị Thanh Vân (2006),để quản lý được công trình người quản lý cần hiểu được:

+ Đặc điểm, tính năng, tác dụng của công trình. + Điều kiện, mức độ sử dụng của công trình. + Các tác nhân gây bất lợi và phá hoại công trình.

Theo Nguyễn Bá Uân và Ngô Thị Thanh Vân (2006), ngoài những hướng

dẫn ban đầu của người thiết kế, và chế tạo trong việc sử dụng công trình, người

làm công tác quản lý phải:

+ Lập thao tác, quy trình vận hành công trình, hệ thống công trình trong các điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, nhất là trong điều kiện mưa bão.

+ Thường xuyên kiểm tra mức độ an toàn của hệ thống công trình, nhất là trước mỗi vụ, mỗi đợt hoạt động. Cần kiểm tra toàn bộ hệ thống công trình, nhưng phải chú trọng các công trình thiết yếu như câu trình đầu mối, đê điều, công trình tiêu năng, hệ thống điện, các trạm bơm...

+ Bắm bắt, hạn chế được những tác động bất lợi đối với công trình. Lập quy trình, nội quy, quy chế bảo vệ công trình. Cần làm tốt côngtác động viên, tuyên truyền, giác ngộ nhân dân để tăng cường sự hiểu biết và tham gia vào công tác bảo vệ công trình.

+ Thường xuyên đánh giá chất lượng, tình trạng kỹ thuật để từ đó xây dựng các phương án quản lý công trình.

Trong quá trình quản lý, khai thác, cần duy tu bảo dưỡng công trình định kỳ, sửa chữa công trình khi có sự cố, hư hỏng, hoặc nâng cấp, mở rộng, tôn cao để đáp ứng yêu cầu khai thác một cách có hiệu quả cao hệ thống thủy lợi.

Qua hoạt động quản lý khai thác và sử dụng công trình thủy lợi chúng ta có điều kiện kiểm tra lại mức độ chính xác của công tác qui hoạch, chất lượng đã thiết kế thi công. Công trình thủy lợi thực tế là mô hình vật lý tỷ lệ 1/1 chịu tác động toàn diện của các yếu tố tự nhiên một cách cụ thể. Vì vậy, từ công trình thủy lợi thực tế, chúng ta có thể nghiên cứu để bổ khuyết, nâng cao trình độ qui hoạch, thiết kế, thi công và quản lý khai thác công trình thủy lợi (Ngô Trí Viềng

và cs., 2004).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)