Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm cơ bản huyện Đà Bắc
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý: Huyện Đà Bắc nằm phía Tây Bắc của tỉnh Hòa Bình. Trung
tâm huyện là thị trấn Đà Bắc cách thành phố Hòa Bình 20 km, cách thủ đô Hà
Nội 92 km(Bản đồ Việt Nam, 1960).
Phía Bắc giáp huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ
Phía Nam giáp huyện Mai Châu, Tân Lạc, Cao Phong tỉnh Hòa Bình
Phía Đông giáp thành phố Hòa Bình
Phía Tây giáp huyện Phù Yên tỉnh Sơn La.
- Địa hình: Đà Bắc nằm trên tả ngạn sông Đà, thuộc phần cuối xã Hoàng
Liên Sơn, Pu Lương là tiểu khu rộng và cao nhất tỉnh. Địa hình được hình thành
do tác động của hai kiểu kiến tạo địa tầng Phanxipang và Sầm Nưa. Đà Bắc là
một phần chặng mở đầu của kiểu địa hình vùng cao Tây Bắc Việt Nam với đặc trưng địa hình vùng núi cao trung bình(Bản đồ Việt Nam, 1960)..
Độ cao so với mặt nước biển bình quân là 560m. Trong địa phận huyện có
nhiều đỉnh núi cao như Pu Canh, Pu Xuc... Các núi, đồi, sông, suối xen kẽ nhau tạo thành nhiều dải đất hẹp, đất đai bị chia cắt. Độ dốc lớn, trung bình là 300, có nơi trên 400. Trong vùng có khe suối hầu hết chảy về phía sông Đà. Phía nam của
huyện đồi núi hạ thấp độ cao, hướng núi chủ yếu là Tây Bắc - Đông Nam. Địa
hình chủ yếu là núi đá vôi. - Khí hậu, thời tiết:
Theo số liệu khí tượng Hòa Bình, khí hậu Đà Bắc mang đặc trưng của
vùng nhiệt đới khí hậu gió mùa. Mỗi năm chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa
nóng, độ ẩm cao, mưa nhiều, thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10. Tổng
lượng mưa trung bình đạt 1600 - 1700 mm, chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô thời tiết khô và lạnh thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa đông ngắn, lạnh, ít mưa nhưng vẫn có độ ẩm cao. Tổng lượng
mưa trung bình đạt 150 - 250 mm, chiếm 10% tổng lượng mưa cả năm. Tháng
chính đông (12, 01, 02) lượng mưa phổ biến ở các nơi đạt xấp xỉ 30mm
Mặt khác, do liền kề với hồ Hòa Bình rộng lớn nên chịu tác động đến khí hậu của huyện mát mẻ về mùa hè và bớt lạnh về mùa đông.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,8oC. Nhiệt độ cao nhất trong năm là
38 - 39oC, thấp nhất từ 2,7 - 9 oC. Có những năm nhiệt độ xuống thấp đến 0,1oC (1973), có những năm nhiệt độ cao nhất là 41,8oC (1996). Nói chung biên độ giao động tuyệt đối chênh lệch tương đối cao chỉ là trong một vài ngày đến một tuần, không kéo dài lâu, phần lớn toàn huyện có khí hậu ôn hòa trong cả năm
(Phòng Tài nguyên Môi trường Huyện Đà Bắc, 2016).
Độ ẩm trung bình trong năm tương đối ổn định, từ 81 - 84%. Sự chênh
lệch giữa các tháng không cao. Độ ẩm thấp nhất vào tháng 12 và tháng 1, cao
nhất vào tháng 7 và tháng 8 với biên độ giao động từ 70 - 90%. Độ ẩm chịu
ảnh hưởng của mặt nước hồ Hòa Bình bốc hơi rộng lớn và ổn định nên rất
thuận lợi cho cây trồng phát triển, nhất là tài nguyên rừng (Phòng Tài nguyên
Môi trường Huyện Đà Bắc, 2016).
Lượng mưa trung bình trung hàng năm là 1900mm, năm cao nhất là 2460mm, năm thấp nhất là 1300mm. Mưa nhiều tập trung vào cuối tháng 6, đầu tháng 7, tháng 8 hàng năm,có tháng lên đến 3947mm. Khô cạn vào tháng 12, 1.
Giờ nắng trong năm khoảng 1300 - 1600 giờ/năm. Tập trung vào mùa hè,
phân bổ tương đối đều giữa các tháng, chỉ có các tháng 1,2 số giờ nắng ít.
Chế độ gió: Hướng gió thịnh hành ở Đà Bắcthay đổi theo mùa khá rõ rệt.
Mùa khô hướng gió thịnh hành chủ yếu giữa bắc đến đông bắc, còn mùa mưa hướng gió thịnh hành lại chủ yếu theo hướng nam đến tây nam. Hầu hết các xã vùng cao của huyện chịu ảnh hưởng của gió tây khô nóng, thường xuất hiện từ
tháng 6 đến tháng 9, có kỳ xảy ra 2 - 3 ngày, bình quân 5 - 10 ngày trong năm
(Phòng Tài nguyên Môi trường Huyện Đà Bắc, 2016).
- Đất đai:
Đất đai của huyện Đà Bắcgồm các loại sau:
- Nhóm đất mùn đỏ vàng diện tích 24.146 ha, chiếm 29,44% tổng diện tích tự nhiên, trong đó:
+ Đất mùn vàng nhạt trên đất cát cao: loại đất này được phân bố ở độ cao trên 700m so với mực nước biển, nơi khí hậu lạnh ẩm, địa hính bị chia cắt, tập trung chủ yêu ở địa hình núi cao như Pu xuc (xã Đồng Nghê), núi Hêu (xã Tu Lý).
Đất mùn nâu đỏ trên đá vôi: Phân bố chủ yêu ở độ cao trên 700m (chủ
yêu từ 900 - 1100m). Địa hình bị chia cắt, độ dốc lớn nên đất thường bị chua
(pH từ 4 - 4,2).
- Nhóm đất đỏ vàng: diện tích 45.616 ha, chiếm 55,62% tổng diện tích đất
tự nhiên, trong đó:
+ Đất nâu đỏ trên đá vôi: diện tích 9949 ha. Loại đất này hình thành và phát triển trên đá vôi (pH từ 4,5 - 5,5), hàm lượng kali và lân tổng số nghèo, hàm
lượng mùn ở mức trung bình, đất thiếu nước, độ dốc lớn, địa hình bị chia cắt.
Phân bố ở độ cao từ 500 - 700m.
+ Đất đỏ vàng trên đá biến chất: đất này thích hợp với nhiều loại cây trồng, cây lâu năm như chè, cây ăn quả.
+ Đất nâu đỏ trên đá macma bazo trung tính: loại đất này thích hợp với cây chè, cà phê, cây ăn quả, cây dược liệu.
+ Đất vàng nhạt trên đất cát: diện tích 14105 ha, tập trung sản xuất lâm nghiệp. + Đất đỏ vàng trên đá sét: diện tích 5625. Đất hình thành trên sa phiến, phiến thạch. Hiện nay có đất lâm nghiệp trên đồi cao, giữa là cây ăn quả, chân đồi là cây màu.
+ Đất đỏ vàng trên đá macma axit: diện tích 498 ha.
- Nhóm đất ruộng: diện tích 1336 ha, chiếm 16.67% tổng diện tích đất tự
nhiên trong đó:
+ Đất phù sa ngòi suối: diện tích 560 ha. Loại đất này được hình thành do sản phẩm bồi tụ của phù sa suối ngòi. Hiện nay đất được sử dụng để trồng cây lúa hoặc cây màu.
+ Đất đỏ vàng do biến đổi trồng lúa nước: loại đất này được hình thành do
sản phẩm phong hóa tại chỗ. Loại đất này hình thành tầng canh tác rõ ràng, hàm
lượng dinh dưỡng khá, được dùng trồng lúa và hoa màu.
+ Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ.