Bài học kinh nghiệm cho huyện Đà Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 55)

Nâng cao hiệu quả hoạt động của các công trình thủy lợi hiện có phục vụ

tốt sản xuất nông nghiệp, dân sinh, kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái được coi là nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay. Một số bài học kinh nghiệm

rút ra cho huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình dựa trên mô hình quản lý công trình thủy lợi của các nước trên thế giới và một số huyện, tỉnh thành ở Việt Nam đó là:

- Loại hình, tổ chức quản lý: Phân cấp tổ chức quản lý CTTL, quản lý tưới.

Theo đó phân theo 3 cấp: Các hệ thống CTTL lớn được quản lý bởi các cơ quan

Nhà nước do chính phủ thành lập; Các hệ thống CTTL có quy mô nhỏđược quản lý bởi các cơ quan quản lý nước địa phương của nhà nước; Các công trình có quy mô rất nhỏnhư trạm bơm nhỏ, giếng khoan, bể chứa nước được quản lý bởi các hộ

nông dân hoặc nhóm hộ nông dân riêng biệt (Kinh nghiệm từ Trung Quốc, Thái Lan, huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc, huyện Tứ Kỳ - tỉnh Hải Dương).

- Phương thức hoạt động: Thay đổi đồng bộ, áp dụng những phương thức

tắc nước là hàng hoá tạo sự cạnh tranh, công bằng, thu hút được đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân như một số nước trên thế giới đã làm như tổ chức hoạt động theo phương thức đấu thầu. Kết quả mô hình này đã làm tăng khoản thu từ dịch vụ

thuỷ lợi (Kinh nghiệm từ Trung Quốc, huyện Thanh Bình - tỉnh Đồng Tháp). - Phân phối nước được quản lý chặt chẽtrên cơ sở sử dụng phiếu sử dụng

nước, đơn vị tính bằng m3. (Kinh nghiệm từ Trung Quốc).

- Công tác quản lý công trình: Đưa người nông dân là chủ sở hữu của hạ

tầng thủy lợi, việc tổ chức là do dân quyết định thông qua cơ cấu tổ chức đại diện của nông dân ở từng khu vực. Nguyên tắc khi xây dựng các dự án phải được khởi

xướng từngười hưởng lợi, được sựđồng ý của đa số (ít nhất 2/3 người dân). Gắn trách nhiệm của các hộ nông dân thông qua LID, khi gia nhập LID bắt buộc các hộ nông dân phải tựđề xuất dự án, vận hành quản lý CTTL sau khi xây dựng và tự chủ nguồn vốn xây dựng CTTL (Kinh nghiệm từ Nhật Bản).

- Miễn phí dịch vụ nước, miễn thuỷ lợi phí (Kinh nghiệm từ Thái Lan).

- Đối với cơ sở hạ tầng: Áp dụng mô hình tưới tiêu công nghệ cao, quy

mô về cơ sở hạ tầng hiện đại đáp ứng phương pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước như mô hình tưới, phun mưa, tưới nhỏ giọt… (Kinh nghiệm từ huyện Phú Quốc - tỉnh Kiên Giang)

PHẦN 3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN HUYỆN ĐÀ BẮC

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý: Huyện Đà Bắc nằm phía Tây Bắc của tỉnh Hòa Bình. Trung

tâm huyện là thị trấn Đà Bắc cách thành phố Hòa Bình 20 km, cách thủ đô Hà

Nội 92 km(Bản đồ Việt Nam, 1960).

Phía Bắc giáp huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ

Phía Nam giáp huyện Mai Châu, Tân Lạc, Cao Phong tỉnh Hòa Bình

Phía Đông giáp thành phố Hòa Bình

Phía Tây giáp huyện Phù Yên tỉnh Sơn La.

- Địa hình: Đà Bắc nằm trên tả ngạn sông Đà, thuộc phần cuối xã Hoàng

Liên Sơn, Pu Lương là tiểu khu rộng và cao nhất tỉnh. Địa hình được hình thành

do tác động của hai kiểu kiến tạo địa tầng Phanxipang và Sầm Nưa. Đà Bắc là

một phần chặng mở đầu của kiểu địa hình vùng cao Tây Bắc Việt Nam với đặc trưng địa hình vùng núi cao trung bình(Bản đồ Việt Nam, 1960)..

Độ cao so với mặt nước biển bình quân là 560m. Trong địa phận huyện có

nhiều đỉnh núi cao như Pu Canh, Pu Xuc... Các núi, đồi, sông, suối xen kẽ nhau tạo thành nhiều dải đất hẹp, đất đai bị chia cắt. Độ dốc lớn, trung bình là 300, có nơi trên 400. Trong vùng có khe suối hầu hết chảy về phía sông Đà. Phía nam của

huyện đồi núi hạ thấp độ cao, hướng núi chủ yếu là Tây Bắc - Đông Nam. Địa

hình chủ yếu là núi đá vôi. - Khí hậu, thời tiết:

Theo số liệu khí tượng Hòa Bình, khí hậu Đà Bắc mang đặc trưng của

vùng nhiệt đới khí hậu gió mùa. Mỗi năm chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa

nóng, độ ẩm cao, mưa nhiều, thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10. Tổng

lượng mưa trung bình đạt 1600 - 1700 mm, chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô thời tiết khô và lạnh thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa đông ngắn, lạnh, ít mưa nhưng vẫn có độ ẩm cao. Tổng lượng

mưa trung bình đạt 150 - 250 mm, chiếm 10% tổng lượng mưa cả năm. Tháng

chính đông (12, 01, 02) lượng mưa phổ biến ở các nơi đạt xấp xỉ 30mm

Mặt khác, do liền kề với hồ Hòa Bình rộng lớn nên chịu tác động đến khí hậu của huyện mát mẻ về mùa hè và bớt lạnh về mùa đông.

Nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,8oC. Nhiệt độ cao nhất trong năm là

38 - 39oC, thấp nhất từ 2,7 - 9 oC. Có những năm nhiệt độ xuống thấp đến 0,1oC (1973), có những năm nhiệt độ cao nhất là 41,8oC (1996). Nói chung biên độ giao động tuyệt đối chênh lệch tương đối cao chỉ là trong một vài ngày đến một tuần, không kéo dài lâu, phần lớn toàn huyện có khí hậu ôn hòa trong cả năm

(Phòng Tài nguyên Môi trường Huyện Đà Bắc, 2016).

Độ ẩm trung bình trong năm tương đối ổn định, từ 81 - 84%. Sự chênh

lệch giữa các tháng không cao. Độ ẩm thấp nhất vào tháng 12 và tháng 1, cao

nhất vào tháng 7 và tháng 8 với biên độ giao động từ 70 - 90%. Độ ẩm chịu

ảnh hưởng của mặt nước hồ Hòa Bình bốc hơi rộng lớn và ổn định nên rất

thuận lợi cho cây trồng phát triển, nhất là tài nguyên rừng (Phòng Tài nguyên

Môi trường Huyện Đà Bắc, 2016).

Lượng mưa trung bình trung hàng năm là 1900mm, năm cao nhất là 2460mm, năm thấp nhất là 1300mm. Mưa nhiều tập trung vào cuối tháng 6, đầu tháng 7, tháng 8 hàng năm,có tháng lên đến 3947mm. Khô cạn vào tháng 12, 1.

Giờ nắng trong năm khoảng 1300 - 1600 giờ/năm. Tập trung vào mùa hè,

phân bổ tương đối đều giữa các tháng, chỉ có các tháng 1,2 số giờ nắng ít.

Chế độ gió: Hướng gió thịnh hành ở Đà Bắcthay đổi theo mùa khá rõ rệt.

Mùa khô hướng gió thịnh hành chủ yếu giữa bắc đến đông bắc, còn mùa mưa hướng gió thịnh hành lại chủ yếu theo hướng nam đến tây nam. Hầu hết các xã vùng cao của huyện chịu ảnh hưởng của gió tây khô nóng, thường xuất hiện từ

tháng 6 đến tháng 9, có kỳ xảy ra 2 - 3 ngày, bình quân 5 - 10 ngày trong năm

(Phòng Tài nguyên Môi trường Huyện Đà Bắc, 2016).

- Đất đai:

Đất đai của huyện Đà Bắcgồm các loại sau:

- Nhóm đất mùn đỏ vàng diện tích 24.146 ha, chiếm 29,44% tổng diện tích tự nhiên, trong đó:

+ Đất mùn vàng nhạt trên đất cát cao: loại đất này được phân bố ở độ cao trên 700m so với mực nước biển, nơi khí hậu lạnh ẩm, địa hính bị chia cắt, tập trung chủ yêu ở địa hình núi cao như Pu xuc (xã Đồng Nghê), núi Hêu (xã Tu Lý).

Đất mùn nâu đỏ trên đá vôi: Phân bố chủ yêu ở độ cao trên 700m (chủ

yêu từ 900 - 1100m). Địa hình bị chia cắt, độ dốc lớn nên đất thường bị chua

(pH từ 4 - 4,2).

- Nhóm đất đỏ vàng: diện tích 45.616 ha, chiếm 55,62% tổng diện tích đất

tự nhiên, trong đó:

+ Đất nâu đỏ trên đá vôi: diện tích 9949 ha. Loại đất này hình thành và phát triển trên đá vôi (pH từ 4,5 - 5,5), hàm lượng kali và lân tổng số nghèo, hàm

lượng mùn ở mức trung bình, đất thiếu nước, độ dốc lớn, địa hình bị chia cắt.

Phân bố ở độ cao từ 500 - 700m.

+ Đất đỏ vàng trên đá biến chất: đất này thích hợp với nhiều loại cây trồng, cây lâu năm như chè, cây ăn quả.

+ Đất nâu đỏ trên đá macma bazo trung tính: loại đất này thích hợp với cây chè, cà phê, cây ăn quả, cây dược liệu.

+ Đất vàng nhạt trên đất cát: diện tích 14105 ha, tập trung sản xuất lâm nghiệp. + Đất đỏ vàng trên đá sét: diện tích 5625. Đất hình thành trên sa phiến, phiến thạch. Hiện nay có đất lâm nghiệp trên đồi cao, giữa là cây ăn quả, chân đồi là cây màu.

+ Đất đỏ vàng trên đá macma axit: diện tích 498 ha.

- Nhóm đất ruộng: diện tích 1336 ha, chiếm 16.67% tổng diện tích đất tự

nhiên trong đó:

+ Đất phù sa ngòi suối: diện tích 560 ha. Loại đất này được hình thành do sản phẩm bồi tụ của phù sa suối ngòi. Hiện nay đất được sử dụng để trồng cây lúa hoặc cây màu.

+ Đất đỏ vàng do biến đổi trồng lúa nước: loại đất này được hình thành do

sản phẩm phong hóa tại chỗ. Loại đất này hình thành tầng canh tác rõ ràng, hàm

lượng dinh dưỡng khá, được dùng trồng lúa và hoa màu.

+ Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ.

3.1.2. Kết quả phát triển kinh tế, xã hội

Trải qua các thời kỳ cách mạng, nền kinh tế của Đà Bắc có nhiều bước

phát triển đáng kể, mức sống của nhân dân được cải thiện, đời sống vật chất và đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân được tăng lên không ngừng. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế đạt 11,7%, trong đó nông nghiệp là 12,7%, công nghiệ

- xây dựng là 16,3%, dịch vụ, thương mại là 14,7% (Chi cục Thống kê huyện Đà Bắc , 2017).

Năm 2017, GDP bình quân đầu người đạt 1,6 triệu đồng/người, bằng 78% so với bình quân chung của toàn tỉnh, bằng 45,5% so với cả nước. Đối với một huyện vùng cao còn nhiều khó khăn thì đây là một thách thức không nhỏ để tiến

tới thu hẹp dần khoảng cách phát triển so với cả nước (Chi cục Thống kê huyện

Đà Bắc, 2017).

ỞĐà Bắc, sản xuất nông nghiệp vẫn đóng vai trò chính trong nền kinh tế.

Tổng sản lượng lương thực quy thóc năm 2017 đạt 21.574 tấn, tốc độ tăng trưởng trong ngành đạt 12,7%. Diện tích trồng lúa cả năm là 1.638 ha, năng suất bình quân là 43,83 tạ/ha. Diện tích trồng ngô đạt 3.766 ha, năng suất đạt 25,9 tạ/ha

(Chi cục Thốngkê huyện Đà Bắc, 2017).

Do áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đồng thời đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, sử dụng giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt nên trên địa bàn huyện đã dần hình thành các vùng sản xuất lương thực chuyên canh có diện tích lớn tại các xã Tu Lý, Hào Lý, các vùng sản xuất ngô tập trung ở Tiền Phong, Cao Sơn, Yên Hòa, Mường Tuổng, Hiền Lương, Suối Nánh. Diện tích trồng mía của huyện đạt

525 ha, sản lượng đạt 29.214 tấn. Phát huy lợi thế phát triển cây ăn quả, nhiều gia đình đã mạnh dạn cải tạo vườn tạp sang chuyên canh, xây dựng mô hình trang trại theo hướng sản xuất hàng hóa, trồng mơ, mận (ở các xã vùng cao), nhãn, vải, na (ở các xã vùng thấp).

Trước nhu cầu của thị trường tiêu thụ, ngành chăn nuôi Đà Bắc chú trọng

phát triển theo hướng chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò) cung cấp sức kéo và tăng sản lượng thực phẩm cung cấp ra thị trường. Tổng đàn trâu: 8.718 con, bò: 7.458

con, lợn: 20.742 con, gia cầm: 123.401 con(Phòng thú Y huyện Đà Bắc, 2017).

Phát huy lợi thế mặt nước hồ Hòa Bình, ngành thủy sản huyện Đà Bắc đã

đẩy mạnh nuôi thả cá lồng, sản xuất thâm canh giống cá có chất lượng cao như chép lai, trê lai, rô phi đơn tính... Với các diện tích hồ, đầm tự nhiên, bà con tiến hành nuôi thả cá theo hướng tận dụng, quảng canh kết hợp với khai thác tự nhiên...

Diện tích đất lâm nghiệp toàn huyện tính đến năm 2017 là 29.248,36 ha,

trong đó rừng tự nhiên là 23.309,8 ha, rừng trồng là 5.230,9 ha. Trước đây, rừng

diện tích đã bị thu hẹp dần. Hiện nay, công tác trồng rừng và bảo vệ rừng được chú trọng, quá trình khai thác đã có quy mô hợp lý. Các sản phẩm lâm nghiệp chủ yếu là: gỗ, củi và một số đặc sản của rừng.

Ngành công nghiệp - xây dựng đã có những bước tiến đáng kể trong đổi

mới cơ cấu sản xuất, tận dụng các ưu thế về nguyên liệu tại chỗ. Giá trị sản xuất năm 2000 đạt 4,7 tỷ đồng, chiếm 6% tỷ trọng cơ cấu kinh tế, với các thành phần kinh tế đa dạng, riêng số cơ sở sản xuất ngoài quốc doanh là 272 cơ sở (Chi cục

Thống kê huyện Đà Bắc, 2017).

Công nghiệp chế biến chưa phát triển, số cơ sở chưa nhiều, chủ yếu là các cơ sở xay xát thóc, ngô và nghề thủ công. Vì vậy, trong tương lai, huyện sẽ phát triển ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm lúa, ngô, đậu tương, lạc, sắn, chè, hoa quả, hạn chế bán sản phẩm thô, tăng tính hàng hoá của nông sản.

Trong xây dựng cơ bản, các công trình công cộng, hệ thống đường giao

thông, thủy lợi được xây dựng và cải tạo tốt hơn. Toàn huyện có 751 hộ có nhà

kiên cố, 1.062 hộ có nhà bán kiên cố, 5.005 nhà khung gỗ (Chi cục Thống kê

huyện Đà Bắc, 2017).

Hệ thống thương mại của huyện Đà Bắc khá phát triển, các hệ thống dịch

vụ ở các trung tâm cụm xã, vùng sâu, vùng xa được chú trọng, có tác dụng kích

thích sản xuất, lưu thông hàng hóa. Toàn huyện có 440 cơ sở kinh doanh thương mại, du lịch, khách sạn và nhà hàng, thu hút một số lượng khá lớn lao động.

Tuy nhiên, cho đến nay, thị trường sản xuất hàng hóa ở Đà Bắc chưa lớn,

chất lượng nông sản còn nhiều hạn chế, nên sức cạnh tranh còn rất yếu. Ngành thương mại đã và đang được củng cố và phát triển, hệ thống thương mại, dịch vụ chuyển động theo hướng đa ngành, đa thành phần, phát triển mạng lưới chợ nông

thôn, tạo môi trường cho việc giao lưu hàng hóa, kích thích hình thành những vùng chuyên canh phát triển sản xuất hàng hoá.

Nhờ những thành công bước đầu trong phát triển kinh tế, mức sống của nhân

dân trong huyện ngày càng được cải thiện. Huyện đã và đang từngbước thực hiện

công tác xoá đói giảm nghèo, ổn định khẩu phần dinh dưỡng và quan tâm phát triển đời sống văn hóa, tinh thần, thể thao. Hiện nay, toàn huyện có 45,7% hộ có ti vi, 40% hộ được sử dụng điện từ điện lưới quốc gia, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm còn

21,6%. Tổng số máy điện thoại là 460 chiếc trong toàn huyện tuy là con số khiêm tốn nhưng đối với huyện vùng cao là những bước phấn đấu đáng khích lệ.

Tính đến năm 2016, toàn huyện đã có 83 km đường tỉnh lộ, trong đó có

35 km đã được rải nhựa, còn lại là đường đất và đường được rải vật liệu cứng.

Giao thông đường thuỷ cũng có vai trò quan trọng trong giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện. Phát huy lợi thế của sông Đà chảy qua địa bàn, ngành giao

thông Đà Bắcđã vận chuyển được hàng trăm nghìn lượt hành khách và hàng hoá

bằng đường thuỷ (Chi cục Thống kê huyện Đà Bắc, 2017).

Những thuận lợi và khó khăn đối với việc khai thác và sử dụng những công trình thủy lợi

- Thuận lợi:

Huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình nằm ở vùng Tả Ngạn Sông Đà rất thuận lợi

cho việc khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi, nều biết tận dụng các công trình đây là vùng có lợi thế rất lớn đặc biệt đối với việc xây dựng nhà máy thủy

điện và cung cấp nước cho các vùng không chỉ của tình Hòa Bình mà còn cho

các tỉnh khác.

- Khó khăn

Tuy có điều kiện thuận lợi về nguồn khai thác nước nhưng việc tận dụng

các công trình còn nhiều hạn chế do kinh tế xã hội của vùng chưa phát triển mạnh, dân trí cò thấp từ đó ý thức của người dân trong việc bảo vệ các công trình thủy lợi còn có nhiều hạn chế.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

- Điểm nghiên cứu phải thể hiện rõ nét đặc thù về điều kiện tự nhiên, kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)