Phân cấp và xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 68 - 72)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng các công trình thủy lợ

4.1.1. Phân cấp và xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng

CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI HUYỆN ĐÀ BẮC TỈNH HÒA BÌNH

4.1.1. Phân cấp và xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình dụng các công trình thủy lợi huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

4.1.1.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức

Theo Quyết định số 68/QĐ-UBND ngày 23 tháng 4 năm 2015 của UBND

tỉnh Hòa Bình. V/v Phê duyệt danh mục công trình, biện pháp tưới, tiêu, kế hoạch diện tích miễn thủy lợi phí năm 2015; và căn cứ thực tế tại tỉnh Hòa Bình

nói chung và tại huyện Đà Bắc nói riêng có phân cấp các công trình thành hai

nhóm do hai đơn vị thực hiện quản lý, khai thác và sử dụng bao gồm:

Thứ nhất, các công trình do huyện Đà Bắcquản lý. Trong đó, huyện quản

lý tổng số 7 hồ chứa, 247 đập dâng (bai) kiên cố. Các công trình phân bố trên

toàn bộ các xã thuộc huyện Đà Bắc.

Bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng các CTTL tại

huyện Đà Bắcđược thể hiện qua sơ đồ 4.1 như sau:

Sơ đồ 4.1. Bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng các CTTL tại huyện Đà Bắc

Nguồn: UBND tỉnh Hòa Bình (2015)

Thứ hai, các công trình do công ty TNHH MTV KTCT thủy lợi Hòa Bình

quản lý. Trong đó, công ty quản lý tổng số 15 hồ và 7 đập dâng (bai) kiên cố. Các

Cty TNHH MTV KTCT

thủy lợi Hòa Bình

UBND xã

Công trình có diện tích tưới và chiều cao đập nhỏ

UBND huyện Đà

Công trình có diện tích tưới vàchiều cao đập lớn

Chi nhánh công ty tại huyện Đà Bắc Phòng NN &PTNT

công trình này tập chung chủ yếu ở các xã Đoàn Kết, Tu Lý, Hiền Lương, Mường Chiềng, Đồng Chum, Cao Sơn và thị trấn Đà Bắc. Trong đó, công ty

TNHH MTVKTCT thủy lợi Hòa Bình giao cho Chi nhánh công ty TNHH MTV

KTCT thủy lợi Hòa Bình tại Đà Bắc quản lý, khai thác và sử dụng trực tiếp tại

các công trình. Với đặc điểm tổ chức, quản lý các công trình thủy lợi quan trọng

tại huyện Đà Bắc, Chi nhánh công ty TNHH MTV KTCT thủy lợi Hòa Bình tại

Đà Bắccó 1 giám đốc 1 kế toán, 1 cán bộ kỹ thuật và 8 công nhân quản lý thủy

nông. Trong đó, mỗi công nhân quản lý thủy nông đang quản lý các công trình thuộc từ 2 – 3 xã của huyện Đà Bắc.

Với đặc điểm quản lý này, theo đánh giá chung, việc quản lý sát sao tại

các công trình là vô cùng khó khăn với đặc điểm địa bàn huyện Đà Bắcvới giao

thông đi lại khó khăn, các công trình nằm ở các xã cách xa nhau, dẫn đến nhiều hạn chế trong khâu quản lý, khai thác và sử dụng công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Đà Bắc.

4.1.1.2. Chức năng nhiệm vụ

* Chức năngnhiệm vụ của Cty khai thác thủy lợi

Quản lý, khai thác, bảo vệ hệ thống các công trình thủy lợi, tài nguyên nước, đảm bảo an toàn và phục vụ nhu cầu nước cho sản xuất nông nghiệp, dân sinh và các ngành kinh tế; điều tiết giảm lũ, phòng, chống lụt, bão cho hạ du công trình; quản lý kinh tế hệ thống các công trình thuỷ lợi trong phạm vi phía Đông của tỉnh (hệ thống các công trình do Công ty quản lý). Sử dụng các công trình, tài nguyên nước, tài nguyên đất đai trong phạm vi công trình, trong hành lang chỉ giới bảo vệ và khai thác công trình thủy lợi để khai thác tổng hợp và kinh doanh

đa mục tiêu về các lĩnh vực, ngành nghề mà pháp luật không cấm và không ảnh hưởng đến an toàn công trình, nhằm phát huy tối đa hiệu quả công trình, tạo việc làm và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.

Quản lý, vận hành, khai thác tổng hợp hệ thống các công trình thuỷ lợi phục vụ dân sinh, kinh tế - xã hội, cải tạo môi trường, môi sinh và phòng chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai;

Cung cấp nước tưới, tiêu cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thuỷ sản, cấp nước cho sinh hoạt và các ngành kinh tế;

Thực hiện quy hoạch, kế hoạch, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật, dự án đầu tư của hệ thống công trình thủy lợi đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

Quản lý và khai thác có hiệu quả tài nguyên nước, lòng hồ (trừ những hồ do đơn vị khác quản lý theo quyết định của cấp có thẩm quyền) và vùng phụ cận trong phạm vi chỉ giới hành lang bảo vệ công trình hồ chứa nước và các công trình thủy lợi khác; Theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố; duy tu, bảo dưỡng, vận hành bảo đảm an toàn công trình; kiểm tra, sửa chữa công trình trước

và sau mùa mưa lũ; Làm chủ đầu tư trong việc duy tu, sửa chữa, nâng cấp công

trình thủy lợi; duy trì, phát triển năng lực công trình, bảo đảm công trình an toàn

và sử dụng lâu dài; Xây dựng hoặc tham gia xây dựng quy trình vận hành công

trình, quy trình điều tiết nước của hồ chứa, quy trình vận hành hệ thống, trình cơ

quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện;Quan trắc, theo dõi thu thập

các số liệu theo quy định; nghiên cứu tổng hợp và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào việc khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; lưu trữ hồ sơ

khai thác công trình thủy lợi; Bảo vệ chất lượng nước; phòng, chống suy thoái,

cạn kiệt nguồn nước; phòng, chống lũ, lụt, xâm nhập mặn và các tác hại khác do nước gây ra; Tổ chức để nhân dân tham gia xây dựng kế hoạch khai thác và

phương án bảo vệ công trình; Thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Điều 7

Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 23/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết

thi hành một số điều của pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

* Chức năng nhiệm vụ của UBND huyện:

UBND cấp huyện chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn

của sở NN&PTNT về quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng công trình thủy

lợi. UNBD huyện được ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm về các chương trình khuyến khichs phát triển thủy lợi. Tổ chức bảo vệ đê điều, các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ; công trình nuôi trồng thuỷ sản; công trình cấp, thoát nước nông thôn; công trình phòng, chống lũ, lụt, bão; quản lý mạng lưới thuỷ nông trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Uỷ ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực thuỷ lợi và phát triển nông thôn; về thực hiện các biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển, thuỷ sản. Quản lý các hoạt động dịch vụ phục vụ phát triển thuỷ sản; nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện. hối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra và thanh tra việc thi hành

pháp luật; tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật. Thực hiện nhiệm vụ thường trực của Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão; tìm kiếm cứu nạn; đề xuất phương án, biện pháp và tham gia chỉ đạo việc phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai về lũ, lụt, bão, sạt, lở, hạn hán, úng ngập. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao về thủy lợi.

* Chức năng nhiệm vụ của cấp xã, thị trấn:

UNBD xã có nhiệm vụ tổ chức hướng dẫn thực hiện quy hoạch, chương trình kế hoạch đề án về quản lý khai thác thủy lợi trên địa bàn xã. Đồng thời tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách về quản lý khai thác và sử dụng công trình thủy lợi.

Chỉ đạo xây dựng kế hoạch, tổ chức huy động lực lượng và thực hiệnviệc

tu bổ, bảo vệ đê điều, bờ vùng, công trình và khắc phục hậu quả thiên tai hạn

hán, bão, lũ, úng, lụt, sạt, lở, Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc xây dựng các công trình thủy lợi nhỏ và mạng lưới thủy nông; giám sát, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng nước trong công trình thủy lợi và nước sạch nông thôn trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

4.1.1.3. Các văn bản pháp lý

Theo số liệu được tổng hợp ở bảng 4.1 hiện tại có 12 văn bản được sử dụng trong quản lý khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Đà

Bắctrong đó có 7 văn bản cấp Trung ương, 5 văn bản cấp tỉnh, cấp huyện.

Một số văn bản quan trọng gồm: Các văn bản pharp lý được sử dụng trong quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn

huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình cụ thể gồm: `

Pháp lệnh số 32/2001/PL-UBTVQH10 của Ủy Ban thường vụ Quốc hội,

về việc khai thác và bảo vệ công tình thủy lợi ngày 04/04/2001;

Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ, V/v quy

định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công tình thủy lợi;

Nghị định 67/2012/NĐ-CP ngày 10/09/2012 của Chính phủ sửa đổi bổ

phủ, V/v quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;

Bảng 4.1. Số lượng các văn bản pháp lý

Diễn giải Số lượng Ghi chú

1. Các văn bản cấp trung ương

-Chính Phủ 4 Pháp lệnh, luật, nghị định

-Bộ 3 Thông tư, Quyết định

2. Các văn bản tỉnh, huyện

-Tỉnh 3 Quyết định

-Huyện 2 Quyết định

Cộng 12

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2017)

Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND, ngày 15 tháng 8 năm 2012, của

UBND tỉnh Hòa Bình, về việc ban hành quy định phân cấp quản lý khai thác

công trình thủy lợi và thực hiện cấp bù do miễn thủy lợi phí trên địa bàn tỉnh

Hòa Bình;

Thông tư số 41/2013/TT-BTC ngày 11/04/2013 của Bộ tài chính. Hướng

dẫn thi hành một số điều của Nghị định 67/2012/NĐ-CP ngày 10/09/2012 của

Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày

28/11/2003 của Chính phủ, V/v quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công tình thủy lợi;

Quyết định 25/2013/QĐ-UBND ngày 22/11/2013 của UBND tỉnh Hòa

Bình. Ban hành quy định mức thu thủy lợi phí, tiền nước trên địa bàn tỉnh

Hòa Bình;

Quyết định số 68/QĐ-UBND ngày 23 tháng 4 năm 2015 của UBND tỉnh

Hòa Bình. V/v Phê duyệt danh mục công trình, biện pháp tưới, tiêu, kế hoạch diện tích miễn thủy lợi phí năm 2015;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)