Giải pháp tăng cường quản lý khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 110)

Người dân địa phương là người sống gần các công trình thủy lợi nhất, họ cần được huy động tham gia quản lý khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi này.

Cần phát huy vai trò làm chủ của cộng đồng và người dân.

4.3.3. Giải pháp tăng cường quản lý khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi thủy lợi

4.3.3.1. Hoàn thiện cơ chế quản lý

Hoàn thiện cơ chế, chính sách trong quản lý, khai thác CTTL đặc biệt là chính sách về tài chính bền vững cho các tổ chức quản lý khai thác nhất là cho Tổ chức HTDN.

Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 65: Xem xét tiêu chí phân cấp công trình theo hướng giảm quy mô, đặc biệt các tiêu chí về đập dâng, hồ chứa nhằm đảm bảo an toàn. Bổ sung hướng dẫn chi tiết các nội dung, trình tự thực hiện phân cấp để địa phương dễ triển khai.

Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 75/2004/TT-BNN ngày 20/12/2004 của Bộ

NN-PTNT hướng dẫn việc thành lập, củng cố và phát triển tổ chức HTDN: Tổ

chức HTDN hoạt động hiệu quả, bền vững là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình chuyển giao phân cấp quản lý công trình.

Thông tư số 75/2004/TT-BNN ngày 20/12/2004 đã ban hành được 14 năm, đến nay có nhiều điểm không còn phù hợp với thực tế, do vậy, cần xây dựng văn bản mới thay thế.

- Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, thể chế trong lĩnh vực quản lý sử dụng, bảo vệ CTTL, có chế độ, chính sách thu hút cá nhân, tổ chức tự bỏ vốn, hiến đất và tài sản khác đầu tư xây dựng công trình. Ưu tiên cho các cá nhân, tổ chức này quản lý sử dụng công trình để thu lợi;

- Trên cơ sở về quản lý đầu tư xây dựng công trình của Trung ương và địa phương, điều chỉnh quy định theo hướng gắn trách nhiệm và quyền hạn của các

tổ chức, cá nhân trong quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, chất lượng, khai thác và bảo vệ công trình;

- Điều chỉnh các mức thu để tái đầu tư trong điều kiện miễn giảm thủy lợi phí như hiện nay. Điều chỉnh, ban hành mức thu phí của các hoạt động kinh doanh, dịch vụ,... từ nguồn nước và trong phạm vi công trình để tăng nguồn duy tu, sửa chữa cho công trình;

- Chính sách giá nước được xác định cụ thể và hợp lý đối với từng ngành, từng đối tượng sử dụng, và theo từng loại công trình;

4.3.3.2. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ trực tiếp quản lý công trình thủy lợi

Trong điều kiện mới như hiện nay đặc biệt là chính sách miễn thủy lợi phí Nhà nước cho nông dân được thực hiện đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ có

đức, có tài và tâm huyết với công việc mới đảm đương được nhiệm vụ, mà trước

hết là cán bộ lãnh đạo quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn Huyện cũng như ở các xã. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy đội ngũ cán bộ có trình độ tư duy, năng lực quản lý còn hạn chế, trong khi đó công tác đào tạo, bồi dưỡng yếu kém, chắp vá nặng về lý thuyết, yếu về thực tế điều hành. Do vậy, cần phải kiện toàn lại tổ

chức bộ máy quản lý khai thác công trình thủy lợivà có sự đổi mới mạnh mẽ hơn

nữa trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đào tạo lại cho các cán bộ quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn Huyện cũng như cán bộ thủy nông cơ sở và trưởng các ban tự quản công trình. Việc phân cấp quản lý sử dụng các công trình thủy lợi đã và đang được một số xã trong Huyện triển khai thực hiện, nênđi đôi với công tác hậu kiểm thì cần thiết phải tăng cường quán triệt việc thực thi luật khai thác và bảo vệcông trình thủy lợi cũng như đào tạo, bồi dưỡng năng lực. Vấn đề này cần tiếp tục triển khai, đảm bảo có kiến thức pháp luật đến được tận đơn vị cơsở và những người trực tiếp thực hiện quản lý công trình.

- Sắp xếp, cơ cấu lại bộ máy tổ chức quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn huyện

Để nâng cao hiệu quả của người lao động, tăng thu, tiết kiệm chi về lương, tăng chi về công tác sửa chữa công trình thủy lợi dựa trên cơ sở các chi phí hợp lý, tạo điều kiện cho hoạt động hiệu quả, huyện và công ty thủy nông cần tính toán lại định mức về lao động. Hiện nay, việc phân bổ lao động tại các đơn vị là

không cân đối, thiếu hợp lý, chỗ thừa, chỗ thiếu. Dựa trên cơ sở nội dung các

công việc sau đó bố trí phù hợp cho từng đơn vị. Trong công tác lãnh đạo phải tập trung được sức mạnh tập thể, chỉ đạo phải quyết liệt, dứt điểm và hiệu quả,

phân công trách nhiệm, phân quyền rõ ràng, tiến hành giao khoán các chỉ tiêu sản xuất đến tận các phòng ban, cụm trạm để tăng tính chủ động và đề cao trách nhiệm của các đơn vị. Ngoài ra cũng cần phân công công việc phù hợp với trình độ chuyên môn, năng lực và phù hợp với nghề nghiệp đã được đào tạo, chú ý đến vị trí chủ chốt của các phòng ban, cụm trạm.

- Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ phụ trách ở các phòng ban

cấp huyện, cán bộ thủy nông cơ sở và trưởng các ban tự quản công trình

Cơ sở hạ tầngđã yếu mà nếu năng lực quản lý cũng yếu thì nguy cơ xảy ra

sự cố là rất cao. Do vậy, để khắc phục, trong những năm qua, Đà Bắc đầu tư

mạnh công tác đào tạo về an toàn công trình thủy lợi cho những cán bộ thủy lợi địa phương. Tập trung cho công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị cho cán bộ, công nhân viên trong cơ quan và từng bước kiện toàn đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực, đáp ứng nhiệm vụ được giao. Kế hoạch năm

2017, từ nguồn vốn của Dự án Quản lý thiên tai, Chi cục Thủy lợi, đê điều và

PCLB Đà Bắctổ chức đào tạo cho 70% cán bộ quản lý các hồ chứa do xã, HTX dịch vụ nông nghiệp quản lý và tổ chức khai giảng lớp tập huấn “Nâng cao năng lực quản lý vận hành công trình thủy lợi tưới tiêu đến các đầu mối nội đồng

thuộc huyện Đà Bắc” cho cán bộ đang trực tiếp quản lý, vận hành các trạm bơm

nước, công ty thủy nông, các công trình thủy lợi thuộc huyện Đà Bắc.

4.3.3.3. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về kỹ thuật thủy lợi, nông nghiệp đến tậnbà con nông dân, đặc biệt là kỹ thuật tưới tiêu phù hợp với yêu cầu nước theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây trồng, đặc biệt đối với cây lúa.

- Triển khai tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác quản lý, vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi đến cộng đồng, cán bộ ở các cơ quan địa phương thông qua phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình ở các huyện, xã.

- Tuyên truyền về mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp nhằm tăng cường

công tác quản lý, vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi tới người dân, các cơ

quan, tổ chức hợp tác dùng nước trong huyện để nâng cao nhận thức và đề ra các phương thức thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

- Triển khai thực hiện kế hoạch thông tin, truyền thông về chủ trương,

chính sách pháp luật của nhà nước trong quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi tới cộng đồng thông qua phát thanh, truyền hình, báo trí để nâng cao được nhận thức trong quản lý vận hành công trình thủy lợi hoặc có thể tổ chức những buổi tọa đàm, hội thảo ở các thôn, xã, các tổ hợp tác dùng nước để tuyên truyền thông tin đến gần người dân hơn.

- Thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến chính sách, đối tượng, phạm vi miễn dịch vụ nước cho các địa phương để người dân, cán bộ các cấp nhận thức đúng về miễn dịch vụ nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện hoạt động của các tổ chức quản lý, vận hành công trình thủy lợi.

- Thực hiện tuyên truyền về đào tạo mở lớp tập huấn, phát triển và nâng

cao nguồn nhân lực về quản lý, vận hành công trình thủy lợi. Thông tin về nhu

cầu tuyển dụng nhân lực còn thiếu trong công tác quản lý, vận hành nhằm tìm kiếm được những cán bộ có trình độ kỹ thuật cao đáp ứng được yêu cầu trong công tác tổ chức quản lý.

- Thông tin tuyên truyền về phát triển công nghệ và kỹ thuật tưới tiêu tiên tiến. Thông tin đến người dân, các cơ quan xã, huyện, thành phố về chính sách, chủ trương của Đảng và nhà nước về áp dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý, vận hành công trình thủy lợi áp dụng kỹ thuật tưới tiêu tiết kiệm nước như Nông - Lộ - Phơi, tưới phun mưa, nhỏ giọt, tưới rãnh, tưới dải... và các kỹ thuật tưới tiên tiến trên thế giới.

- Tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm ở từng xã, thị trấn để phổ biến, tuyên truyền cho các thành viên trong đội thủy nông cơ sở, nắm vũng được quy trình, tiêu chuẩn, kỹ thuật vận hành hệ thống công trình thủy lợi như trạm bơm điện, cống lấy nước, biện pháp tưới tiêu tiết kiệm nước. Phổ biến cách quản lý chặt chẽ

nguồn nước hiện có, kỹ thuật đắp kín bờ vùng, tu sửa kênh mương chống rò rỉ,

thất thoát nước, giữ ổn định nước trên mặt ruộng không để chảy xuống kênh tiêu.

- Thường xuyên tổ chức giao lưu giữa các HTX với nhau, để trao đổi kinh

nghiệm về công tác quản lý vận hành giữa các đơn vị và mô hình đã được vận dụng thực tế ở địa phương khác. Những phương thức quản lý tốt được truyền đạt cho các đơn vị chưa quản lý tốt học hỏi và xem xét vận dụng vào đơn vị mình, những tồn tại được khắc phục, rút kinh nghiệm.

- Lồng ghép các hoạt động thông tin, tuyên truyền phổ biến văn bản pháp

lĩnh vực thủy lợi qua các chương trình khuyến nông được ngành nông nghiệp và PTNT giao. Lộ trình cụ thể như sau:

+ Xây dựng nội dung và lên kế hoạch cụ thể tuyên truyền, phổ biến nâng

cao nhận thức về quản lý, vận hành, khai thác công trình thủy lợi.

+ Thực hiện tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về quản lý, vận

hành, khai thác công trình thủy lợi.

4.3.3.4. Huy động tối đa cộng đồng hưởng lợi tham gia vào việc quản lý công trình thủy lợi

Để huy động cộng đồng hưởng lợi tham gia một cách tích cực và đầy đủ vào công tác quản lý cần thực hiện đảm bảo các yếu tố sau:

Một là: Người nông dân được giao quyền quản lý một phần hoặc toàn bộ hệ thống tưới. Việc trao quyền quản lý một phần hay toàn bộ phụ thuộc vào quy mô công trình cũng như năng lực của tổ chức dùng nước. Bước đầu có thể quản lý một kênh nào đó, khi đã có kinh nghiệm, trình độ tổ chức quản lý được nâng cao thì tổ chức dùng nước có thể đảm nhận quản lý toàn bộ hệ thống công trình.

Hai là: Cộng đồng hưởng lợi được tham gia vào quá trình hình thành và ra quyết định có liên quan đến các hoạt động quản lý công trình. Đây là điều khác biệt và được coi là then chốt chi phối phương pháp áp dụng trong quá trình vận động cộng đồng hưởng lợi, nó thúc đẩy họ tham gia một cách tự nguyện vào quản lý công trình thủy lợi.

Ví dụ: Đối với quản lý thủy nông cơ sở, nếu người dùng nước được biết và bàn các mức thu phí hay đóng góp thì sẽ tốt hơn là thông báo và yêu cầu họ biểu quyết về mức đóng ấn định trước. Như vậy cũng là tham gia, nhưng nếu ta thay đổi phương pháp thực hiện như trên sẽ làm cho các công trình thủy lợi phục vụ có hiệu quả và tạo nên sự bền vững.

Ba là: Cộng đồng sử dụng nước phải được đào tạo kỹ năng chuyên môn

(quản lý thủy nông) để quản lý hệ thống tưới nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Hiện nay, ở công ty thủy nông Huyện cán bộ chuyên môn có trình độ đại học thủy lợi và trung cấp thủy lợi là rất ít chưa nói đến cán bộ thủy nông cấp cơ sở

không có tài liệu, không được đào tạo và hướng dẫn thì không thể quản lý một

cách có hiệu quả được.

Bốn là: Người sử dụng nước giám sát việc thực hiện các công việc đã được đề ra. Giám sát và đánh giá là khâu quan trọng trong chu trình quản lý.

Giám sát bảo đảm cho các hoạt động theo đúng kế hoạch, phương pháp đề ra để tiến tới đạt được các mục tiêu, đồng thời đảm bảo tính dân chủvà công bằng trong hoạt động của các tổ chức dùng nước. Đánh giá nhằm điều chỉnh các hoạt động, các phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện.

Năm là: Hoạt động của tổ chức, cộng đồng hưởng lợi phù hợp với luật

pháp và chính sách, cơ sở của nó là “Quy chế dân chủ ở cơ sở” đã được ban hành và thực hiện rộng rãi, Luật Tài nguyên nước, Luật HTX cùng các văn bản hướng dẫn thi hành.

Đẩy nhanh công tácchuyển giao quyền quản lý công trình cho địa phương

và cộng đồng hưởng lợi.

Công trình thủy lợi là công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong nông thôn. Hiệu quả quản lý công trình này gắn liền với công tác quản lý và cộng đồng hưởng lợi.Thực tế kinh nghiệm cho thấy các công trình thủy lợi càng gắn liền với cộng đồng hưởng lợi bao nhiêu thì hiệu quả công trình càng cao bấy nhiêu, không ai bảo vệ công trình tốt bằng chính cộng đồng hưởng lợi, bởi các công trình này là do chính họ trực tiếp sử dụng. Vì vậy cần phải đẩy nhanh công tác chuyển giao quản lý công trình thủy lợi cho địa phương và cộng đồng hưởng lợi. Tuy nhiên, để ban hành cơ chế chuyển giao quản lý công trình thủy lợi cần thực hiện đồng bộ và nhất quán một số vấn đề sau:

- Tập trung chỉ đạo phát triển đa dạng các mô hình quản lý (HTX dịch vụ

nông nghiệp, tổ tự quản, các hiệp hội) phù hợp với thực tế của địa phương. Bên cạnh đó tăng cường vai trò tham gia của cộng đồng hưởng lợi trong công tác quản lý công trình, thông qua phương thức tổ chức quản lý do chính họ tự nguyện thành lập ra, theo đúng quy định Luật quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi của Nhà nước.

- Đối với các công trình nhỏ phát huy tác dụng trong phạm vi thôn xóm

nên thành lập tổ tự quản và tổ dùng nước.

- Bên cạnh đó, cần tăng cường mở rộng các mô hình quản lý tư nhân nhận

thầu công trình.

- Thành lập ra ban kỹ thuật chuyên môn giao trách nhiệm quản lý, duy tu

bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên.

- Thường xuyên mở các lớp tập huấn đào tạo kiến thức quản lý khai thác,

đồng hưởng lợi, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công trình để nâng cao

năng lực quản lý khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi, đảm bảo cho công

trình hoạt động an toàn hiệu quả.

- Thực hiện tốt các văn bản pháp quy của Nhà nước và của tỉnh về công

tác quản lý và bảo vệ công trình.

- Xây dựng cơ chế chính sách phải phù hợp với điều kiện thực tế về hiện

trạng các công trình thủy lợi trên địa bàn Huyện và khả năng tham gia của người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)