Kết quả phát triển kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 59 - 62)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm cơ bản huyện Đà Bắc

3.1.2. Kết quả phát triển kinh tế, xã hội

Trải qua các thời kỳ cách mạng, nền kinh tế của Đà Bắc có nhiều bước

phát triển đáng kể, mức sống của nhân dân được cải thiện, đời sống vật chất và đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân được tăng lên không ngừng. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế đạt 11,7%, trong đó nông nghiệp là 12,7%, công nghiệ

- xây dựng là 16,3%, dịch vụ, thương mại là 14,7% (Chi cục Thống kê huyện Đà Bắc , 2017).

Năm 2017, GDP bình quân đầu người đạt 1,6 triệu đồng/người, bằng 78% so với bình quân chung của toàn tỉnh, bằng 45,5% so với cả nước. Đối với một huyện vùng cao còn nhiều khó khăn thì đây là một thách thức không nhỏ để tiến

tới thu hẹp dần khoảng cách phát triển so với cả nước (Chi cục Thống kê huyện

Đà Bắc, 2017).

ỞĐà Bắc, sản xuất nông nghiệp vẫn đóng vai trò chính trong nền kinh tế.

Tổng sản lượng lương thực quy thóc năm 2017 đạt 21.574 tấn, tốc độ tăng trưởng trong ngành đạt 12,7%. Diện tích trồng lúa cả năm là 1.638 ha, năng suất bình quân là 43,83 tạ/ha. Diện tích trồng ngô đạt 3.766 ha, năng suất đạt 25,9 tạ/ha

(Chi cục Thốngkê huyện Đà Bắc, 2017).

Do áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đồng thời đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, sử dụng giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt nên trên địa bàn huyện đã dần hình thành các vùng sản xuất lương thực chuyên canh có diện tích lớn tại các xã Tu Lý, Hào Lý, các vùng sản xuất ngô tập trung ở Tiền Phong, Cao Sơn, Yên Hòa, Mường Tuổng, Hiền Lương, Suối Nánh. Diện tích trồng mía của huyện đạt

525 ha, sản lượng đạt 29.214 tấn. Phát huy lợi thế phát triển cây ăn quả, nhiều gia đình đã mạnh dạn cải tạo vườn tạp sang chuyên canh, xây dựng mô hình trang trại theo hướng sản xuất hàng hóa, trồng mơ, mận (ở các xã vùng cao), nhãn, vải, na (ở các xã vùng thấp).

Trước nhu cầu của thị trường tiêu thụ, ngành chăn nuôi Đà Bắc chú trọng

phát triển theo hướng chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò) cung cấp sức kéo và tăng sản lượng thực phẩm cung cấp ra thị trường. Tổng đàn trâu: 8.718 con, bò: 7.458

con, lợn: 20.742 con, gia cầm: 123.401 con(Phòng thú Y huyện Đà Bắc, 2017).

Phát huy lợi thế mặt nước hồ Hòa Bình, ngành thủy sản huyện Đà Bắc đã

đẩy mạnh nuôi thả cá lồng, sản xuất thâm canh giống cá có chất lượng cao như chép lai, trê lai, rô phi đơn tính... Với các diện tích hồ, đầm tự nhiên, bà con tiến hành nuôi thả cá theo hướng tận dụng, quảng canh kết hợp với khai thác tự nhiên...

Diện tích đất lâm nghiệp toàn huyện tính đến năm 2017 là 29.248,36 ha,

trong đó rừng tự nhiên là 23.309,8 ha, rừng trồng là 5.230,9 ha. Trước đây, rừng

diện tích đã bị thu hẹp dần. Hiện nay, công tác trồng rừng và bảo vệ rừng được chú trọng, quá trình khai thác đã có quy mô hợp lý. Các sản phẩm lâm nghiệp chủ yếu là: gỗ, củi và một số đặc sản của rừng.

Ngành công nghiệp - xây dựng đã có những bước tiến đáng kể trong đổi

mới cơ cấu sản xuất, tận dụng các ưu thế về nguyên liệu tại chỗ. Giá trị sản xuất năm 2000 đạt 4,7 tỷ đồng, chiếm 6% tỷ trọng cơ cấu kinh tế, với các thành phần kinh tế đa dạng, riêng số cơ sở sản xuất ngoài quốc doanh là 272 cơ sở (Chi cục

Thống kê huyện Đà Bắc, 2017).

Công nghiệp chế biến chưa phát triển, số cơ sở chưa nhiều, chủ yếu là các cơ sở xay xát thóc, ngô và nghề thủ công. Vì vậy, trong tương lai, huyện sẽ phát triển ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm lúa, ngô, đậu tương, lạc, sắn, chè, hoa quả, hạn chế bán sản phẩm thô, tăng tính hàng hoá của nông sản.

Trong xây dựng cơ bản, các công trình công cộng, hệ thống đường giao

thông, thủy lợi được xây dựng và cải tạo tốt hơn. Toàn huyện có 751 hộ có nhà

kiên cố, 1.062 hộ có nhà bán kiên cố, 5.005 nhà khung gỗ (Chi cục Thống kê

huyện Đà Bắc, 2017).

Hệ thống thương mại của huyện Đà Bắc khá phát triển, các hệ thống dịch

vụ ở các trung tâm cụm xã, vùng sâu, vùng xa được chú trọng, có tác dụng kích

thích sản xuất, lưu thông hàng hóa. Toàn huyện có 440 cơ sở kinh doanh thương mại, du lịch, khách sạn và nhà hàng, thu hút một số lượng khá lớn lao động.

Tuy nhiên, cho đến nay, thị trường sản xuất hàng hóa ở Đà Bắc chưa lớn,

chất lượng nông sản còn nhiều hạn chế, nên sức cạnh tranh còn rất yếu. Ngành thương mại đã và đang được củng cố và phát triển, hệ thống thương mại, dịch vụ chuyển động theo hướng đa ngành, đa thành phần, phát triển mạng lưới chợ nông

thôn, tạo môi trường cho việc giao lưu hàng hóa, kích thích hình thành những vùng chuyên canh phát triển sản xuất hàng hoá.

Nhờ những thành công bước đầu trong phát triển kinh tế, mức sống của nhân

dân trong huyện ngày càng được cải thiện. Huyện đã và đang từngbước thực hiện

công tác xoá đói giảm nghèo, ổn định khẩu phần dinh dưỡng và quan tâm phát triển đời sống văn hóa, tinh thần, thể thao. Hiện nay, toàn huyện có 45,7% hộ có ti vi, 40% hộ được sử dụng điện từ điện lưới quốc gia, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm còn

21,6%. Tổng số máy điện thoại là 460 chiếc trong toàn huyện tuy là con số khiêm tốn nhưng đối với huyện vùng cao là những bước phấn đấu đáng khích lệ.

Tính đến năm 2016, toàn huyện đã có 83 km đường tỉnh lộ, trong đó có

35 km đã được rải nhựa, còn lại là đường đất và đường được rải vật liệu cứng.

Giao thông đường thuỷ cũng có vai trò quan trọng trong giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện. Phát huy lợi thế của sông Đà chảy qua địa bàn, ngành giao

thông Đà Bắcđã vận chuyển được hàng trăm nghìn lượt hành khách và hàng hoá

bằng đường thuỷ (Chi cục Thống kê huyện Đà Bắc, 2017).

Những thuận lợi và khó khăn đối với việc khai thác và sử dụng những công trình thủy lợi

- Thuận lợi:

Huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình nằm ở vùng Tả Ngạn Sông Đà rất thuận lợi

cho việc khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi, nều biết tận dụng các công trình đây là vùng có lợi thế rất lớn đặc biệt đối với việc xây dựng nhà máy thủy

điện và cung cấp nước cho các vùng không chỉ của tình Hòa Bình mà còn cho

các tỉnh khác.

- Khó khăn

Tuy có điều kiện thuận lợi về nguồn khai thác nước nhưng việc tận dụng

các công trình còn nhiều hạn chế do kinh tế xã hội của vùng chưa phát triển mạnh, dân trí cò thấp từ đó ý thức của người dân trong việc bảo vệ các công trình thủy lợi còn có nhiều hạn chế.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)