Thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 63 - 65)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm cơ bản huyện Đà Bắc

3.2.2. Thu thập dữ liệu

3.2.2.1. Dữ liệu thứ cấp

- Nguồn số liệu này được lấy từ các công trình nghiên cứu đã được công

bố: sách, báo, tạp chí, các website: Các văn bản Chính Phủ ban hành như: sắc lệnh, Pháp lệnh, Nghị định, Nghị quyết, Thông tư…; Số liệu về thực trạng hệ thống công trình thuỷ nông, tình hình nợ đọng, kết quả thực hiện thu thuỷ lợi phí trong cả nước;

Các dữ liệu thu thập ở huyện gồm: Năng suất sản lượng cây trồng, thu chi thủy lợi phí, tình hình đầu tư bê tông hoá kênh mương, tình hình hao phí điện năng, tình hình hao phí nước... (thu thập ở phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng thống kê, Công ty Quản lýKhai thác công trình thủy lợi).

Số liệutừ các báo cáo của các cơ quan chức năng như UBND huyện, phòng

thống kê các số liệu về:

+ Số liệu về khí hậu, thời tiết, thuỷ văn của huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.

+ Đất đai và tình hình sử dụng đất đai của huyện

+ Số liệu về tình hình nhân khẩu và lao động huyện + Số liệu về hệ thống điện, nước, thuỷ lợi của huyện + Số liệu về kết quảsản xuất, kinh doanh của huyện

3.2.2.2. Dữ liệu sơ cấp

Các số liệu thu thập mới ở xã gồm: các loại cây trồng, tình hình thu nộp

thủy lợi phí, diện tích tưới tiêu chủ động, tình hình đầu tư nâng cấp công trình thủy lợi, tình hình tiết kiệm diện tích đất đai sau khi kiên cố hoá kênh mương.

Những thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động khai thác và sử dụng các công

trình thủy lợi tại huyện Đà Bắc.

Các số liệu thu thập từ hộ nông dân: Tiến hành phỏng vấn hộ nông dân có diện tích sản xuất nông nghiệp. Nội dung phỏng vấn đối với các hộ là diện tích, sản lượng các loại cây trồng chính, cơ cấu các loại cây trồng, hiệu quả tác dụng của việc bê tông hoá kênh mương và các thông tin cần thiết khác. Để việc thu thập số liệu được nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo chính xác của yêu cầu điều tra chúng tôi chuẩn bị sẵn các tập câu hỏi phỏng vấn đối với các hộ được điều tra. Số lượng mẫu điều tra người sử dụng nước (các hộ nông dân

sản xuất nông nghiệp): Gồm 90 phiếu mỗi xã 30 phiếu điều tra của 3 xã: xã Tu

Lý, xã Đồng Chum, xã Vầy Nưa. Các hộ nông dân được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên.

Nội dung điều tra đối với cơ quan quản lý nhà nước: Trách nhiệm của ông (bà) trong việc quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng công trình thủy nông. Những vấn đề nảy sinh liên quan đến quản lý khai thác và sử dụng CTTL ở huyện.

Nội dung điều tra đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ thuỷ lợi: Diện tích

đất nông nghiệp để sử dụng dịch vụ thủy lợi, số CTTL trên địa bàn. Tình hình tổ

chức của đơn vị. Những thuận lợi và khó khăn về quản lý CTTL và biện pháp

khắc phục.

- Phương pháp điều tra: Số liệu điều tra được thu thập bằng phương pháp

phỏng vấn trực tiếp người nông dân, cán bộ cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị cung cấp dịch vụ thuỷ lợi và phương pháp chuyên gia. Sử dụng hệ thống bảng hỏi đã được chuẩn bị sẵn, thông qua các bước:

+ Bước 1: Phỏng vấn thử một số cán bộ cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị cung cấp dịch vụ thuỷ lợi và hộ sản xuất nông nghiệp.

+ Bước 2: Hoàn chỉnh bảng câu hỏi cho phù hợp với tình hình thực tế. + Bước 3: Phỏng vấn toàn bộ số mẫu đã chọn

Bảng 3.1. Số lượng mẫuđiều tra nghiên cứu đề tài năm 2017

Đối tượng điều tra ĐVT Đồng Xã Chum Xã Tu Xã Vầy Nưa Quản lý chung Tổng 1. Cán bộ quản lý

-Quản lý công trình thủylợi

-Cán bộ quản lý và điều hành -Phòng, trung tâm Người 1 2 1 1 2 1 1 2 1 3 3 3 6 9 6

2. Cán bộ quản lý, điều phối cung

cấp nước của công ty thủy lợi. Người 1 1 1 3 6 3. Hộ sử dụng nước 30 30 30 - 90

Tổng Người 35 35 35 12 117

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2017)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)