Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 65 - 66)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm cơ bản huyện Đà Bắc

3.2.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin

3.2.3.1. Thống kê mô tả

Sử dụng các tham số thống kê như số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất... đề phân tích mức độ khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi cũng như phân tích mức độ đạt được các hoạt động quản lý khai thác và sử dụng các côngtrình thủy lợi trên địa bàn huyện.

3.2.3.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp này nhằm tìm ra mối quan hệ giữa các yếu tố, giữa các tiêu thức nghiên cứu, để thấy được mật tích cực và tiêu cực trong công tác quản lý

khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi. Sử dụng phương pháp này nhằm so

sánh mức độ đạt được các hoạt động quản lý khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi ở các khía cạnh sau:

So sánh trước và sau khi nâng cấp trong cùng một hệ thống công trình; So sánh giữa hai hệ thống công trình thủy lợi

So sánh giữa thực hiện với kế hoạch Quá trình so sánh dựa trên các chỉ tiêu:

So sánh thời gian dẫn nước, tiết kiệm nước giữa kênh bê tông hoá và kênh

không bê tông hoá.

So sánh việc đầu tư kinh phí, công lao động cho công tác điều tiết nước vào ruộng, tu sửa kênh mương.

So sánh năng suất, sản lượng một số loại cây trồng chính trước và sau khi

bê tông hoá để xác định mức độ ảnh hưởng của bê tông hoá kênh mương đến

năng suất, sản lượng cây trồng.

So sánh các chỉ tiêu về chi phí cho vận hành và duy tu, về số ngày công nghĩa vụ dân đóng góp cho vận hành và duy tu của ba công trình thủy nông tiêu biểu cho ba mô hình quản lý; từ đó rút ra các nhận xét và đề xuất các giải pháp.

3.2.3.3. Phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức

Nội dung phương pháp này được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.2. Phương pháp phân tích SWOT

SWOT S: Điểm mạnh nhất W: Điểm yếu nhất

O: Cơ hội lớn nhất

SO: Kết hợp điểm mạnh với có hội để tìm giải pháp phát

huy điểm mạnh và tận dụng cơ hội

WO: Kết hợp điểm yếu với có hội để tìm giải pháp tận dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu T: Thách thức lớn nhất ST: Kết hợp điểm mạnh với thách thức để tìm giải pháp

phát huy điểm mạnh để vượt qua thách thức

WT: Kết hợp điểm yếu với thách thức để tìm giải pháp khắc phục điểm yếu để vượt qua thách thức

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2017)

Sử dụng phương pháp này nhằm xác định các điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức trong quản lý khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi. Phân tích

kết hợp giữa điểm mạnh, yếu với cơ hội và thách thức nhằm tìm ra các giải pháp phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)