Đặc điểm quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 32 - 35)

2.1.3.1. Đặc điểm của các công trình thủy lợi ở miền núi

a. Quy mô nhỏ, phân tán

Công trình thủy lợi phân tán, kênh mương chạydài quanh các sườn núi dốc

luôn bị sạt lở. Tiềm năng đất dốc, đất bán ngập nước (ở vùng hồ chứa nước lớn) có nhiều nhưng chưa có sự phối hợp gắn bó của các biện pháp thủy lợi và thủy nông lâm nghiệp để phối hợp khai thác, chống xói mòn (Ngọc Minh, 1999).

Với đặc điểm địa hình có độ dốc lớn, nên tại các tỉnh miền núi thường có các công trình trữ nước như: Hồ chứa...

Miền núi với đặc điểm ruộng phân tán, sản xuất mang tính nhỏ lẻ, giao

thông đi lại khó khăn nên tỷ trọng đầu tư cho xây dựng cơ bản thủy lợi miền núi chưa cao so với những vùng khác. Vốn làm mới và tu sửa cho thủy lợi nhỏ ở miền núi còn hạn chế, chủ yếu dựa vào cân dối ngân sách của tỉnh do dân tự làm, nguồn này vốn bị hạn chế nên các công trình thủy lợi nhỏ trên địa bàn

miền núi ít có điều kiện hỗ trợ vốn kiên cố hóa (Ngọc Minh, 1999).

b. Công trình thủy lợi thô sơ, không đồng bộ

Hiện nay, hệ thống công trình thủy lợi tại khu vực miền núi nhìn chung còn ít không đấp ứng được nhu cầu sản xuất.

Các công trình thủy lợi phân bố không tập trung, do địa hình đồi núi phức tạp, phân bố không đều, diện tích canh tác phân tán và không bằng phẳng nên rất khó khăn trong việc bố trí nguồn nước và bố trí hệ thống tưới

mặt ruộng. Công trình thủy lợi hiện nay tại các tỉnh miền núi nhìn chung còn rất thô sơ, và phân tán. Đa số các công trình thủy lợi nhỏ lê đều tận dụng sức dân để xây dựng vì vậy tính hiệu quả còn thấp. Các công tình được xây dựng còn mang tính kinh nghiệm và truyền thống. Ngoài ra, do xây dựng không tuân thủ đúng quy trình nên các công trình có mức độ kiên cố hóa thấp, tuổi thọ của các công trình không cao. Các công trình dễ bị ảnh hưởng do các các tác động từ điều kiện địa hình và khí hậu vùng đồi núi như sói, sạt lở, lũ

quét…(Phạm Ngọc Hải., 2005).

2.1.3.2. Đặc điểm quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng các công trình

thủy lợi ở miền núi

* Về tổ chức

Căn cứ điều 5, chương 2, Thông tư số 65/2009/TT-BNNPTNT, ngày 12

tháng 10 năm 2009 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, về việc hướng

dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi, cho biết

tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi gồm các loại hình sau:

Đối với doanh nghiệp: gồm Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

(TNHHMTV) nhà nước sở hữu 100% vốn; các công ty khác tham gia hoặc được giao nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi; Tổ chức hợp tác dùng nước hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã hoặc Bộ Luật Dân sự và các hướng dẫn hiện hành, không phân biệt tên gọi của tổ chức đó; Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi (theo hình thức đấuthầu hoặc giao khoán thí điểm); Trường hợp địa phương chưa có doanh nghiệp chuyên trách thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, có thể tạm thời giao cho doanh nghiệp khác (hoặc đơn vị sự nghiệp) trên địa bàn thực hiện. Đơn vị được giao phải tổ chức một bộ phận chuyên trách về quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi, sau đó củng cố, kiện toàn, hoàn thiện tổ chức theo khoản 1 điều này. Không thành lập mới các đơn vị sự nghiệp để thay thế các doanh nghiệp đang thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.

Tuỳ điều kiện cụ thể của từng địa phương để thành lập mô hình tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi cho phù hợp theo các quy định của pháp luật, đảm bảo tinh gọn, hiệu quả.

Tại điều7, chương 2, Thông tư số 65/2009/TT-BNNPTNT, ngày 12 tháng

chức hoạt động và phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi, cho biết Công

ty Khai thác công trình thuỷ lợi gồm: Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh do chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, để quản lý các công trình thuỷ lợi đầu mối, các trục kênh chính và các công trình điều tiết nước quy mô vừa và lớn thuộc hệ thống công trình thuỷ lợi liên tỉnh (trừ trường hợp quy định tại khoản 1 điều 6 Thông tư này); hệ thống công trình thuỷ lợi liên huyện, liên xã có yêu cầu kỹ thuật về quản lý, vận hành, điều tiết nước phức tạp, nhằm bảo đảm hài hoà lợi ích giữa các huyện, xã trong phạm vi hệ

thống vàgiữa các đối tượng sử dụng nước; Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi

trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch tưới tiêu, cấp nước trên toàn hệ thống, chủ trì phối hợp với các đơn vị quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi trong phạm vi hệ thống để vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi theo quy trình vận hành được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm hệ thống vậnhành đồng bộ, thông suốt không bị chia cắt theo địa giới hành chính.

* Về nội dung

Thủy lợi miền núi không những phải cung cấp đủ nước, độ ẩm nhằm thâm canh tăng năng suất cây trồng, tăng vụ trên diện tích đang canh tác, mà còn phải phục vụ cho diện tích canh tác rộng lớn sắp mở rộng thêm, góp phần xây dựng cơ sở sản xuất vững chắc cho việc định cư định canh đồng bào dân tộc rẻo cao, cho đồng bào miền xuôi lên xây dựng kinh tế miền núi và thanh toán nạn thiếu nước dùng cho người và gia súc… Biện pháp thủy lợi kết hợp chặt chẽ với biện pháp nông nghiệp sẽ có tác dụng cải tạo đất, giữ độ ẩm, chống xói mòn, thau chua, thay đổi đồi nương dốc thành nương bậc thang, ruộng bậc thang… kết hợp chặt chẽ với biện pháp lâm nghiệp trong việc trồng cây, khai thác rừng sẽcó tác dụng giữ nước, bồi dưỡng các nguồn nước tự nhiên trong mùa khô chống lũ, giữ màu mỡ của đất, điều hòa khí hậu… Làm tốt công tác thủy lợi miền núi sẽ góp phần hạn chế nạn lũ lụt ở trung du và đồng bằng, cải tạo giao thông vận tải đường thủy và lợi dụng các nguồn thủy năng để phát điện, trước hết là phát triển thủy điện nhỏ để sử dụng cho cơ khí nhỏ và thắp sáng… Ngoài ra còn kết hợp với giao thông, thủy sản sẽ lợi dụng tổng hợp các loại công trình thủy lợi vào việc phát

triển đường sá nông thôn, nuôi cá…(Thủ tướng Chính phủ, 1965).

Thủy lợi miền núi thực hiện một cách toàn diện, chủ yếu là giữ nước, giữ độ ẩm, chống xói mòn, chống lũ; phải tiến hành từng bước có trọng tâm, trọng

bước để phục vụ kịp thời cho yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp. Biện

pháp công trình chính là phát triển mạnh công trình loại nhỏ và công trình loại

vừa, một số nơi có điều kiện mới xây dựng công trình loại lớn.(Thủ tướng Chính phủ, 1965).

Đặc điểm của miền núi có khó khăn nhất định như địa hình phức tạp, độ

dốc lớn, người thưa, sức lao động thiếu, trình độ sản xuất thấp…, nhưng cũng có nhiều thuận lợi: nguồn nước sông suối nhiều, điều kiện phát triển tiểu thủy nông tốt, sẵn có một số vật liệu như gỗ, đá… để xây dựng; đồng bào miền núi có kinh nghiệm phong phú và truyền thống đấu tranh anh dũng chống đỡ thiên nhiên, rất tha thiết với sự nghiệp phát triển kinh tế và văn hóa cải thiện đời sống. Nếu biết động viên giáo dục tốt, phát huy cao độ tinh thầntự lực cánh sinh, lực lượng tiềm tàng của quần chúng, tích cực hướng dẫn giúp đỡ kỹ thuật, hướng những bước tiến của công nghiệp phục vụ một cách đắc lực, và giải quyết kịp thời những khó khăn cụ thể, thì nhất định chúng ta sẽ giải quyết được tốt vấn đề thủy lợi miền núi. Hợp tác hóa đã căn bản hoàn thành và đang bước vào củng cố là chỗ dựa vững chắc nhất để phát triển thủy lợi; phát triển thủy lợi ngược lại sẽ phát triển và củng cố hợp tác hóa, hợp tác hóa gắn liền với thủy lợi hóa là yếu tố quyết định

cho sự nghiệp phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng kinh tế vững mạnh ở

miền núi(Thủ tướng Chính phủ, 1965).

Không chỉ phục vụ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, cải tại đất chống xói mòn và phù hợp với địa hình miền núi, các công trình thủy lợi còn các khả năng cung cấp điện và là phương tiện giao thông thuận tiện cho người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)