Chọn điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 62 - 63)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm cơ bản huyện Đà Bắc

3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

- Điểm nghiên cứu phải thể hiện rõ nét đặc thù về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội; về tình hình sản xuất các loại cây trồng chính; về tình hình thủy lợi đa dạng: có cả công trình trạm bơm loại vừa và trạm bơm loại nhỏ, vốn do nhà nước đầu tư toàn bộ và do nhân dân đóng góp, có công trình phục vụ địa bàn rộng, có công trình phục vụ địa bàn hẹp, có các hình thức quản lý khác nhau, có cả khu đồng đã được bê tông hoá kênh mương và khu chưa được bê tông hoá kênh

mương để tiện nghiên cứu so sánh đánh giá kết quả.

Đề tài được thực hiện ở huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, xuất phát từ điều

kiện tự nhiên kinh tế của huyện chia làm 3 vùng. Mỗi vùng chọn 1 xã có các công trình thủy lợi nêu trên. Cụ thể

- Vùng 1: Gồm các xã Tu Lý, xã Cao Sơn, xã Tân Pheo, xã Đoàn kết, thị trấn Đà Bắc là các xã, thị trấn có các công trình thủy lợi nhỏ lẻ, phát triển mạnh. Chọn xã Tu Lý làm điểm đại diện để điều tra.

- Vùng 2: Gồm các xã Đồng Chum, Đồng Nghê, Đồng ruộng, Hào Lý, Hiền

Lương, Mường Chiềng, Suối Nách, Tân Minh, Toàn Sơn, Trung Thành, Yên Hòa

là các xã có các công trình thủy lợi trung bình, có phát triển tuy nhiên không

nhiều. Chọn xã Đồng Chumlàm điểm đại diện để điều tra.

- Vùng 3: Gồm các xã Mường Tuổng, Vầy Nưa, Tiền Phong, Giáp Đắt là

các xã có các công trình thủy lợi nhỏ lẻ, kém phát triển. Chọn xã Vầy Nưa làm

điểm đại diện để điều tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)