Thực tiễn khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi của các nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 46 - 48)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Thực tiễn khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi của các nước

trên thế giới

2.2.1.1. Trung Quốc

Chính phủ ban hành chính sách về giá nước mang tính nguyên tắc giao cho địa phương trực tiếp quản lý công trình thủy lợi, quy định cụ thể cho phù hợp trên cơ sở lợi ích kinh tế và mứcchi phí thực tế đã sử dụng, mức chi phí tính toán và ý kiến tham gia của người dân (Nguyễn Thị Vòng, 2012).

Giá nước bao gồm các khoản: Các loại khấu hao; Chi phí quản lý vận

hành; Các loại thuế và lãi; Cơ cấu giá nước bao gồm; Đảm bảo chi phí cho đơn vị

quản lý vận hành; Đảm bảo tính công bằng(Nguyễn Thị Vòng, 2012).

Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy từ khi bắt đầu thu thủy lợiphí việc

sử dụng nước được tiết kiệm hơn. Đặc biệt là khi thủy lợi phí được tính bằng m3,

nhưng điều này cũng là một thách thức đối với các đơn vị quản lý vận hành, đơn vị quản lý công trình thủy lợi phải có các biện pháp để quản lý tốt, giảm các tổn thất để cónhiềunước bán cho nông dân theo yêu cầucủahọ và giảmthiểu chi phí. Giá nước tưới có chính sách riêng, được quy định phù hợp với điều kiện cụ thể,

mang tính công ích và căn cứ vào chi phí thực tế. Nhà nước có chính sách hỗ trợ

hỏng nặng cần phải sửa chữa; Hỗ trợ chi phí cho diện tích tiêu phi canh tác; Hỗ trợ chi phí tiền điện tưới tiêu(Nguyễn Thị Vòng, 2012).

Tùy theo loại hình công trình, tự chảy hay động lực, điều kiện cụ thể của hệ thống công trình để quy định mức thu và có chính sách hỗ trợ. Cơ quan nào

quyết định miễn giảm giá nước tưới thìcơ quan đó có trách nhiệm cấp bù hỗ trợ

tài chính cho đơn vị quản lý công trình thủy lợi(Nguyễn Thị Vòng, 2012).

Về vấn đề quản lý: Trung Quốc tồn tại 2 hình thức quản lý: Quản lý tập

trung: Các công trình thủy lợi đều do Chính phủ quản lý, các đơn vị quản lý do Chính phủ thành lập, nước được cung cấp miễn phí, các chi phí vận hành bảo dưỡng công trình thủy lợi cũng như lương cho nhân viên, cán bộ lấy từ doanh thu công cộng với cách quản lý này cũng là một trong những nguyên nhân dẫn

đến xuống cấp côngtrình thủy lợi vào giữa thập kỷ 70 và lên đỉnh điểm vào đầu

thế kỷ 80; Quản lý phân quyền: Quản lý theo hợp đồng theo nguyên tắc phân tích quyền quản lý và quyền sở hữu. Trong thời gian này đối tượng tiêu dùng và các dịch vụ thủy nông cũng được chuyển đổi từ hình thức HTX sang cho hàng nghìn, hàng triệu các hộ cá thể. Các dịch vụ cung cấp nước đã phải được trả tiền thay vì “có thể được trả tiền” như trước đây. Cũng từ đây, trách nhiệm và nghĩa vụ của

Trung ương cũng như địa phương được phân ra để quản lý công trình thủy lợi

một cách rõràng (Nguyễn Thị Vòng, 2012).

2.2.1.2. Kinh nghiệm ở Australia

Tại lưu vực miền nam Murray - Darling năm 1992 thủy lợi phí nông nghiệp

thu đáp ứng được 80% chi phí vận hành và bảo dưỡng và đến năm 1996 thu được

100% chi phí vận hành và bảo dưỡng. Giá cả cũng khác nhau giữa các vùng. Ở bang Victoria mức thu gần đảm bảo chi phí vận hành và bảo dưỡng (năm 1995). Ở New South walles thu trong nội bang thu khoảng 0,92 USD/1000 m3 (năm 1995), trong khi đó nếu nước được đưa sang bang Victoria thì giá nước tăng hơn 3,6 lần giá nước trong nội bang New South Wales. Tương tự như vậy ở bang

Quuensland giá thu trong nội bộ bang khoảng 1,5 USD/1000 m3 trong khi đó giá

nước chuyển ra ngoài bang tăng hơn 4,2 lần, cuối cùng đối với vùng miền nam,

lưu vực Muray – Darlinl năm 1991 – 1992 mức thu đồng đều hơn 7,8 USD/1000

m3 (tương đương với 80% chi phí vận hành và bảo dưỡng), từ năm 1992 trở đi

giá cao hơn giá thành 11% để thu hẹp khoảng cách giữa chi phí đầu tư và thu hồi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)