Thực trạng quản lý nhà nước về sử dụng công trình thủy lợi huyện Đà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 83 - 92)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng các công trình thủy lợ

4.1.3. Thực trạng quản lý nhà nước về sử dụng công trình thủy lợi huyện Đà

Đà Bắc

4.1.3.1. Quy hoạch và thiết kê xây dựng công trình

Các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Đà Bắc được quy hoạch và

thiết kế xây dựng theo quy hoạch các công trình thủy lợi của tỉnh Hòa Bình, đều được các cơ quan nhà nước phê duyệt. Việc quy hoạch và thiết kế xây dựng cũng nằm trong quy hoạch và thiết kế xây dựng các công trình để khai thác đưa vào sử dụng. Các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Đà Bắc đã xây dựng thuộc qaunr lý của huyện và các công ty được thể hiện qua bảng 4.11.

Bảng 4.11. Số lượng các công trình thủy lợi chủ yếu trên địa bàn huyện Đà Bắc trên địa bàn huyện Đà Bắc

Diễn giải ĐVT 2015 2016 2017 So sánh (%) 16/15 17/16 BQ 1. Hồ chứa Cái 22 22 22 100,0 100,0 100,0 1.1.Nhỏ, vừa 1.2.Lớn, kiên cố Cái Cái 7 15 7 15 7 15 100,0 100,0 100,0 2. Đập dâng (bai) kiên cố Cái 254 254 254 100,0 100,0 100,0 3. Trạm bơm Cái 1 1 1 100,0 100,0 100,0 4. Hệ thống kênh mương Cái 284 291 298 102,5 102,4 102,4 4.1.Kênh cấp 1 Cái 25 25 25 100,0 100,0 100,0 4.2.Kênh cấp 2 Cái 90 92 93 102,2 101,1 101,7 4.3.Kênh cấp 3 Cái 169 174 180 103,0 103,4 103,2

Huyện Đà Bắclà huyện có số lượng công trình thủy lợi lớn nhất tỉnh Hòa Bình. Trong đó, toàn huyện có tổng số 276 công trình hồ chứa và đập dâng (bai).

Các công trình thủy lợi được xây dựng khá lâu. Có công trình được xây dựng từ năm 1965, tuổi thọ công trình lên tới trên 50 năm.

Quả bảng 4.11 cho thấy từ năm 2015 đến 2017 công trình hồ chứa không

có sự thay đổi về số lượng. Có 7 hồ chứa vừa và nhỏ; 15 hồ chứa lớn, kiên cố. Đập dâng (bai) có tổng số 254 cái. Hệ thống kênh mương phong phú với tổng số 284 cái năm (2015) và năm 2017 tăng lên 298 cái. Riêng trạm bơm, toàn huyện

có 1 trạm bơm. Tuy nhiên, trạm bơm này đã được xây dựng từ lâu và hiện nay do

đã hỏng hóc quá lớn và không còn có tác dụng trong phục vụ tưới tiêu. Vì vậy, trạm bơm này không hoạt động. Do đó nghiên cứu không đề cập đến công trình là trạm bơm.

Với các công tình phân theo đơn vị quản lý các công trinh thủy lợi, số liệu

ở bảng 4.12 cho thấy tại huyện Đà Bắc tỷ lệ các công trình do Cty TNHH MTV

KTCT thủy lợi tại Hòa Bình quản lý chiếm tỷ lệ cao hơn các công trình thủy lợi

do huyện quản lý. Trong đó, bảng 4.12 Trình bày rõ số lượng công trình thủy lợi phân theo đơn vị quản lý.

Bảng 4.12. Số lượng các công trình thủy lợi phân theo đơn vị quản lý trên địa bàn huyện Đà Bắcnăm 2017

Diễn giải ĐVT Tổng số

Cơ quan quản lý

Địa phương Cty TNHH MTV KTCT thủy lợi Số lượng CC (%) Số lượng CC (%) 1. Hồ chứa Cái 22 7 33,3 15 71,43 2. Đậpdâng (bai) kiên cố Cái 254 247 97,2 7 2,76 3. Hệ thống kênh mương Cái 298 135 45,3 163 54,70 a. Kênh cấp 1 Cái 25 9 36,0 16 64,00 b. Kênh cấp 2 Cái 93 31 33,3 62 66,67 c. Kênh cấp 3 Cái 180 95 52,8 85 47,22

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đà Bắc (2017)

Tỷ lệ hồ chứa do Cty quản lý là 71,43% cao hơn tỷ lệ hồ chứa do huyện quản lý. Các kênh mương có tỷ lệ cty quản lý cao hơn tỷ lệ huyện quản lý. Riêng với đập dâng (bai), tỷ lệ cty quản lý chỉ chiếm 2,76% số công trình thấp hơn các

công trình đập dâng (bai) do huyện quản lý, với tỷ lệ đập dâng (bai) do huyện quản lý có tỷ lệ lên tới 97,2%.

Như vậy, huyện Đà Bắc có hệ thống công trình thủy lợi khá phong phú,

đòi hỏi CBQL công tình thủy lợi tại huyện phải sát sao hơn trogn công tác quản lý. Ngoài ra, nguồn vốn đầu tư cho các công trình tại huyện cũng cần được ưu tiên nhằm duy trì hoạt động bình thường cho các công trình.

4.1.3.2. Thực trạng trùng tu, nâng cấp và bảo dưỡng các công trình thủy lợi

a. Lý do duy tu, bảo dưỡng

Số lượng các công trình cần tu sửa nâng cấp trong kế hoạch tu sửa nâng

cấp các CTTL giai đoạn 2015 - 2017 của huyện là khá nhiều, với tổng số công

trình là 20 công trình. Các công trình này chủ yếu đã được xây dựng từ lâu hoặc mới xây dựng nhưng do địa hình và điều kiện tự nhiên nên thường xuyên phải tu sửa, nâng cấp. Các công trình nằm trong kế hoạch tu sửa, nâng cấp trong thời gian vừa qua chủ yếu là hệ thống thủy lợi.

Số vốn cần bố trí theo kế hoạch tương đối lớn là 14.730 triệu đồng. Cơ cấu nguồn vốn chủ yếu là từ ngân sách Trung ương với số vốn là 10.400 triệu đồng chiếm 70,6%. Số vốn còn lại là 4.330 triệu đồng từ nguồn ngân sách địa phương chỉ chiếm 29,4%.

Năm 2015 có 3/5 công trình đã hoàn thành, đạt 60% kế hoạch. Với tổng số vốn theo kế hoạch là 3.710 triệu đồng, đã bố trí được 1.110 triệu đồng đạt 29,92% kế hoạch đề ra. Còn 1 công trình chưa thực hiện và 1 công trình đã phê duyệt. Công trình hệ thống thủy lợi Bắc Sơn đã được phê duyệt hồ sơ là một công trình có số vốn từ ngân sách Trung ương và tương đối lớn là 2.300 triệu đồng.

Năm 2016 chỉ có 2/7 công trình hoàn thành theo kế hoạch, còn lại 5 công trình chưa thực hiện. Nguyên nhân chủ yếu do chưa bố trí được nguồn kinh phí.

Năm 2017 có 8 công trình cần tu sửa, nâng cấp theo kế hoạch. Hiện nay đã có 5 công trình được hoàn thành, các công trình còn lại đang gấp rút tiến hành các thủ tục pháp lý để tiến hành thực hiện.

Có thể thấy việc thực hiện kế hoạch tu sửa, nâng cấp các CTTL trên địa

bàn huyện Đà Bắc chưa đạt được hiệu quả cao. Các CTTL khi đã xuống cấp cần

phải được tu sửa, nâng cấp kịp thời để đảm bảo an toàn cho chính bản thân công trình khi mưa lũ đến và để đảm bảo ổn định nguồn nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp.

Bảng 4.13. Kế hoạch quản lý tu sửa nâng cấp công trình thủy lợi huyện Đà Bắcgiai đoạn 2015 – 2017 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016 /2015 2017 /2016 BQ Số công trình 5 7 8 140,0 114,3 126,5 Huyện quản lý 2 2 3 100,0 150,0 125,0 Công ty quản lý 3 5 5 116,0 100,0 108,0 Số tiền 3.710 4.360 6.660 117,5 152,8 134,0

Ngân sách Trung ương 2.150 2.200 4.200 105,2 190,9

Ngân sách địa phương 2.560 2.160 2.460

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đà Bắc (2017)

4.1.3.3. Việc duy tu, bảo dưỡng hệ thống công trình thủy lợi

Trên thực tế điều tra qua phỏng vấn cán bộ Huyện được biết hệ thống

CTTL của huyện Đà Bắchiệnnay đang bị xuống cấp bởi một số nguyên nhân sau:

- Việc quản lý điều hành hệ thống công trình thuỷ lợi ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức. Trong quá trình phục vụ sản xuất, một số đơn vị chưa tuân thủ theo sự điều hành của công ty, dẫn tới phân bổ nước không hợp lý và hiệu quả tưới tiêu chưa cao.

- Do tài liệu thu thập, phân tích dùng trong thiết kế chưa đầy đủ dẫn đến việc lựa chọn các chỉ tiêu thiết kế và hệ số an toàn chưa hợp lý.

- Công trình thủy lợi được xây dựng từ lâu, cần sửa chữa nhiều nhưng nguồn kinh phí hạn hẹp, không đáp ứng được làm giảm năng lực phục vụ của các CTTL.

- Chất lượng thi công công trình kém: Một số đơn vị thi công xây dựng

công trình chưa tuân thủ các quy định theo đúng thiết kế thi công về mặt kỹ thuật, bớt xén nguyên vật liệu hoặc nguyên vật liệu kém chất lượng nhằm giảm chi phí xây dựng.

- Buông lỏng công tác quản lý chất lượng, quản lý và sử dụng công trình

chưa đúng kỹ thuật do trình độ chuyên môn quản lý công trình của cán bộ thủy nông còn hạn chế và thiếu kinh nghiệm.

- Thiếu sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo vệ công trình: Vì lợi ích cá nhân có hành vi vi phạm pháp lệnh khai thác và bảo vệ CTTL như đập phá bê tông, mái kênh, làm lều, quán, lấn chiếm lòng kênh,... đã làm cho công trình hư hỏng xuống cấp.

Thực trạng hoạt động của các công trình thủy lợi huyện trong những năm qua đã gặp một số sự cố do thiên tai, thiết kế thi công công trình và một phần do ý thức của cộng đồng hưởng lợi cần phải duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa.

* Tình hình gia cố các công trình thủy lợi của huyện

Mặc dù trong những năm gần đây các CTTL trên địa bàn huyện Đà Bắc đã được đầu tư nâng cấp, sửa chữa và làm mới nhưng vẫn ở mức thấp so với nhu cầu thực tế. Hệ thống kênh mương còn nhiều tồn tại như bồi lắng, bị hư hỏng do đập phá, lấn chiếm,… Còn các trạm bơm và cống điều tiết nước do đã qua sử dụng nhiều năm và do ý thức của người dân đổ rác thải một cách bừa bãi gây cản trở dòng chảy, chưa đáp ứng được yêu cầu một cách đầy đủ cả về số lượng và chất lượng nước cho sản xuất cũng như sinh hoạt. Các địa phương ngoài việc sử dụng các CTTL thuộc phạm vi địa phương quản lý còn sử dụng các CTTL do Công ty KTCTTL huyện quản lý nằm trên địa phận của xã, như kênh cấp I, cấp

II, cống điều tiết nước, cống ngầm. Qua thực tế, thực trạng sử dụng các CTTL

biểu hiện qua bảng 4.14. Qua bảng cũng cho thấy tình hình sử dụng các công

trình thủy lợi của của các địa phương rất đa dạng về số công trình.

- Năm 2015 các địa phương đang sử dụng hệ thống kênh cấp I có chiều

dài là 32,6 km, trong đó kênh gia cố là 23 km (chiếm 70,55%), đã phục vụ tốt việc cung cấp nguồn nước lấy từ sông, hồ chứa; Kênh mương cấp II chiều dài 82,3 km đã gia cố được 22,5 km. Kênh cấp III có tổng chiều dài là 426,5 km trong đó cứng hóa 60,5 km (chiếm 14,19%), còn lại là kênh đất chiếm hơn 85% tổng chiều dài kênh.

- Năm 2016 các địa phương đang sử dụng hệ thống kênh cấp I có chiều

dài là 42,153 km, trong đó kênh gia cố là 28,261 km (chiếm 67,04%), đã phục vụ tốt việc cung cấp nguồn nước lấy từ hệ thống hồ chứa; Kênh mương cấp II chiều dài 90,526 km đã gia cố được 23,512 km. Kênh cấp III có tổng chiều dài là 498,566 km trong đó cứng hóa 62,358 km (chiếm 12,5%), còn lại là kênh đất chiếm gần 90 % tổng chiều dài kênh.

- Năm 2017 các địa phương đang sử dụng hệ thống kênh cấp I có chiều

dài là 45,362 km, trong đó kênh gia cố là 30,817 km (chiếm 67,94%). Kênh mương cấp II chiều dài 92,239 km đã gia cố được 25,735 km phục vụ cho hơn 700 ha diện tích đất canh tác trên địa bàn các xã, còn lại là kênh đất, hệ thống kênh này hiện nay đã bị sạt lở bồi lắng cần phải bồi đắp và nạo vét nên không

đảm bảo phục vụ đúng như dự tính thiết kế ban đầu. Kênh cấp III có tổng chiều dài là 540,665 km trong đó cứng hóa 69,986 km (chiếm 12,94%), còn lại là kênh đất chiếm gần 90% tổng chiều dài kênh (đây là một trong những nguyên nhân gây thất thoát nước tưới).

Bảng 4.14. Tình hình gia cố các công trình dẫn nước trên

địa bàn huyện Đà Bắcgiai đoạn 2015 - 2017 Diễn giải

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số lượng (CT) Chiều dài (m) Số lượng (CT) Chiều dài (m) Số lượng (CT) Chiều dài (m) I. Kênh cấp I 10 32.600 12 42.153 14 45.362 1.1. Kênh cứng hóa và gia cố 6 23.000 7 28.261 8 30.817 1.2. Kênh đất 4 9.600 5 13.892 6 14.545 II. Kênh cấp II 82 82.300 84 90.526 86 92.239 2.1. Kênh cứng hóa và gia cố 48 22.500 49 23.512 54 25.735 2.2. Kênh đất 34 59.800 35 67.014 47 66.504

III. Kênh cấp III 315 426.500 385 498.566 421 540.665

3.1. Kênh cứng hóa và gia cố

84 60.500 85 62.358 86 69.986

3.2. Kênh đất 231 366.000 300 436.208 335 470.679 IV. Hệ thống cống 654 659 664

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đà Bắc (2017)

Tóm lại: Hệ thống kênh mương sử dụng tương đối đa dạng, nhưng đang

bị xuống cấp và bổi lắng, nhiều đoạn kênh còn bị vỡ và bị đập phá. Các cống

điều tiết nước cũng còn nhiều tồn tại: hư hỏng, trộm cắp cánh cống, kẹt cánh,

vỡ cánh, chưa đáp ứng yêu cầu một cách đầy đủ cho sản xuất nông nghiệp và

các ngành khác.

* Tình hình nạo vét, bảo dưỡng, sửa chữa các CTTL của huyện

Qua Bảng 4.14cho thấy tình hình nạo vét, bảo dưỡng, sửa chữa các CTTL

kinh phí đầu tư cho nạo vét, tu bổ, bảo dưỡng và sửa chữa là 4.058,525 triệu

đồng. Năm 2016 là 997.806 m3 tăng 527.743 m3 so với năm 2015, tổng kinh phí

đầu tư cho nạo vét, tu bổ, bảo dưỡng và sửa chữa là 4.927,393 triệu đồng.

Bảng 4.15. Khối lượng và kinh phí cho nạo vét các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Đà Bắc

Diễn giải ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

So sánh 16/15 17/16 BQ 1. Khối lượng nạo vét m3 470063 997806 854011 212,27 85,59 134,79 1.1. Kênh cấp 1 m3 8327 9325 18526 111,99 198,67 149,16 1.2. Kênh cấp 2 m3 45508 90654 70231 199,20 77,47 124,23 1.3. Kênh cấp 3 m3 413666 895625 765254 216,51 85,44 136,01 1.4.Cống, đập m3 561 1201 214,08 2. Kinh phí Tr.đ 4058.525 4927.393 4926.691 121,41 99,99 110,18 2.1. Kênh cấp 1 Tr.đ 62.312 75.102 150.400 120,53 200,26 155,36 2.2. Kênh cấp 2 Tr.đ 356.257 705.485 600.548 198,03 85,13 129,84 2.3. Kênh cấp 3 Tr.đ 1215.235 2105.586 1800.500 173,27 85,51 121,72 2.4.Cống, đập Tr.đ 856.598 1525.652 1985.989 178,11 130,17 152,26

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đà Bắc (2017)

Năm 2017 là 854.011 m3, giảm 143.795 m3 so với năm 2016, kinh phí đầu

tư cho nạo vét, tu bổ, bảo dưỡng và sửa chữa là 4.926,691 triệu đồng. Nguyên nhân giảm là do các CTTL đã được nâng cấp và xây mới đưa vào sử dụng như kênh mương bê tông, gia cố và những công trình khác đã được sửa chữa kịp thời những sự cố nhỏ nên không xảy ra sự cố lớn. Tuy nhiên, so với thực tế cần đầu tư theo đúng tiêu chuẩn đề ra vẫn còn ở mức thấp. Giảm chi phí cho hệ thống kênh mương cấp III, kênh khoảnh và bờ vùng năm 2017 giảm so với năm 2016, cụ thể: Năm 2016 chi cho nạo vét và sửa chữa là 2.105,586 triệu đồng với khối lượng nạo

vét và sửa chữa là 895.625 m3; Năm 2017 giảm xuống còn 1.800,500 triệu

đồng với khối lượng là 765.254 m3, khối lượng nạo vét và sửa chữa giảm

và bờ vùng của các xã đã được đầu tư xây cứng hóa bê tông theo tiêu chí số 3 về thủy lợi để đạt xã Nông thôn mới theo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới chính vì điều này nên chi phí cho công tác duy tu, nạo vét và tu bổ giảm. Mặc dù khối lượng và kinh phí duy tu bảo dưỡng công

trình có giảm nhưng vẫn ở mức cao.

4.1.3.4. Giám sát hoạt động quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Đà Bắc

Qua bảng 4.1 có thể thấy trong những năm gần đây, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đã được tăng cường trên địa bàn huyện Đà Bắc. Hàng năm luôn có một đến hai đoàn thanh tra của TW về thanh tra, giám sát hoạt động quản lý công trình thủy lợi huyện. Đoàn thanh tra của huyện có hoạt động kiểm tra, giám sát nhiều hơn.

Bảng 4.16. Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Đà Bắc

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2015 2016 2017

I. Số Công trình kiểm tra CT 13 15 18

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 83 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)