Nội dung quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng công trình thủy lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 35 - 46)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng các công

2.1.4. Nội dung quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng công trình thủy lợi

Dựa theo Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi (Điều 29, Chương

4, Pháp lệnh số 32/2001/PL-UBTVQH10, của UBTV quốc hội, ngày 04 tháng 4

năm 2001, về việc khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi) và Luật thủy lợi số 08/2017/QH14 (Quốc hội, 2017), đặc điểm các công trình thủy lợi ở miền núi, nội dung quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng công trình thuỷ lợi bao gồm:

2.1.4.1. Phân cấp và xây dựng bộ máy quản lý

Điều 16, Thông tư 65/2009/TT-BNNPTNT, ngày 12 tháng 10 năm 2009

của bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi đã có các quy định phân cấp quản lý, khai thác công trình thuỷ lợinhư sau:

+ Thứ nhất các công trình, hệ thống công trình thủy lợi không lớn, có đặc điểm, tính chất kỹ thuật đơn giản, quy mô như tiêu chí dưới đây có thể được phân cấp cho Tổ chức hợp tác dùng nước, hộ gia đình, cá nhân quản lý để tiết kiệm chi

phí, nâng cao hiệu quả công trình; Các công trình đầu mối độc lập, gồm các loại

hình sau:

- Hồ chứa: Hồ chứa có dung tích chứa từ 1.000.000m3 nước trở xuống,

hoặc từ 500.000m3 trở xuống (đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa); hoặc có chiều cao đập từ 12m trở xuống, phục vụ trong phạm vi xã hoặc cấp hành chính tương đương.

- Đập dâng: đập dâng có chiều cao đập từ 10m trở xuống, có quy mô tưới

trong phạm vi xã hoặc cấp hành chính tương đương.

- Trạm bơm điện: phục vụ trong phạm vi xã hoặc cấp hành chính tương

đương, có diện tích tưới, tiêu thiết kế không nên vượt quá: Vùng miền núi cả

nước: 100 ha; Đồng bằng sông Hồng: 300 ha; Đồng bằng sông Cửu Long: 500

ha; Các vùng khác: 200 ha.

Thứ hai đối với công trình, kênh mương thuộc hệ thống công trình thuỷ

lợi đầu mối do doanh nghiệp quản lý, khai thác và bảo vệ: Các công trình, kênh

mương thuộc hệ thống công trình thuỷ lợi lớn do doanh nghiệp quản lý, khai thác

và bảo vệ, có thể xem xét phân cấp cho các Tổ chức hợp tác dùng nước, hộ gia

đình, cá nhân quản lý nhưng có diện tích không nên vượt 500 ha.

Thứ ba loại hình tổ chức quản lý, khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi.

Theo Thông tư số 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12/10/2009 của Bộ

NN&PTNT, tổ chức quản lý, khai thác và sử dụng công trình thủy lợi nội đồng bao gồm các loại hình sau:

- Doanh nghiệp:

Gồm Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nhà nước sở hữu 100% vốn; các công ty khác tham gia hoặc được giao nhiệm vụ quản lý, khai thác công

trình thủy lợi.

- Tổ chức hợp tác dùng nước theo quy định của Luật HTX hoặc bộ Luật Dân sự và các hướng dẫn hiện hành, không phân biệt tên gọi của các tổ chức đó.

thủy lợi (theo hình thức đấu thầu hoặc giao khoán thí điểm).

- Trường hợp địa phương chưa có doanh nghiệp chuyên trách thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, có thể tạm thời giao

cho đơn vị sự nghiệp trên địa bàn thực hiện. Đơn vị được giao phải tổ chức một bộ phận chuyên trách về quản lý, khai thác công trình thủy lợi.

Theo quyết đinh số 09/2012/QĐ-UBND tỉnh Hòa Bình ngày 15 tháng 8

năm 2012 của UBND tỉnh Hòa Bình, về việc ban hành Quy định phân cấp quản

lý khai thác công trình thuỷ lợi và thực hiện cấp bù do miễn thủy lợi phí trên địa

bàn tỉnh Hoà Bình có nếu rõ tiêu chí phân cấp tại điều 5.Nguyên tắc tổ chức,

hoạt động của các tổ chức tham gia quản lý khai thác công trình thủy lợi bao gồm: Có quy mô và hình thức tổ chức phù hợp với điều kiện cụ thể về quy mô công trình, trình độ quản lý và đáp ứng yêu cầu của các hộ dùng nước; Đối với tổ chức quản lý, khai thác là các doanh nghiệp: Tổ chức hoạt động theo Luật doanh nghiệp; Đối với tổ chức quản lý, khai thác là các hợp tác xã: Tổ chức và hoạt động theo Luật hợp tác xã; Đối với tổ chức quản lý, khai thác là các tổ hợp

tác: Tổ chức và hoạt động theo quy định của Nghị định số151/2007/ NĐ - CP

ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ hợp

tác, Thông tư số 04/2008/TT- BKH ngày 09 tháng 7 năm 2008 của Bộ Kế hoạch

và Đầu tư hướng dẫn một số quy định tại Nghị địnhsố 151/2007/NĐ-CP ngày 10

tháng 10 năm 2007 của Chính phủ.

2.1.4.2. Quản lý nhà nước về khai thác các công trình thủy lợi

Mục 1, Điều 20, chương IV, Luật thủy lợi số 08/2017/QH14 (Quốc hội,

2017) về nội dung quản lý nhà nước về, khai thác công trình thủy lợibao gồm

nội dung chính sau đây: Thứ nhất, thu thập thông tin dự báo khí tượng thủy văn; đo đạc, quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng trên lưu vực; quan trắc, dự báo, cảnh báo lũ, ngập lụt, úng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, số lượng, chất lượng nước; kiểm kê nguồn nước trong hệ thống công trình thủy lợi, phân tích nhu cầu sử dụng nước; Thứ hai, lập và tổ chức thực hiện kế hoạch tích trữ, điều hòa, chuyển, phân phối, cấp, tưới, tiêu, thoát nước, sử dụng nước; kiểm soát chất lượng nước, xâm nhập mặn; thực hiện phương án ứng phó thiên tai; Thứ ba, bảo vệ môi trường, chất lượng nước trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; kiểm tra, kiểm soát việc xả chất thải, nước thải vào công trình thủy lợi; Thứ tư, lập, lưu trữ hồ sơ kỹ thuật về quản lý, phân phối nước trong hệ thống công trình thủy lợi.

Quy trình quản lý khai thác công trình thủy lợi có thể phân chia quá trình này thành 2 công đoạn chính là quản lý khai thác công trình đầu mối; quản lý khai thác kênh và các công trình trên kênh (lưu thông phân phối sản phẩm)

Công đoạn 1 : Quản lý khai thác công trình đầu mối nhằm tạo ra nguồn

nước tưới tiêu. Công đoạn này bao gồm các công tác quản lý vận hành công trình

đầu mối như trạm bơm, hồchưa, cống,…

Đối với hồ chứa là quá trình vận hành hồ để tích nước trong hồ theo quy trình. Muốn tích được nước phải sử dụng phương tiện công cụ (cống, đập…). Khi có nhu cầu cấp nước thì mở cống đưa nước vào kênh lưu thông và phân phối xuống tới hộ dùng nước (Đoàn Thế Lợi và Trương Đức Toàn, 2009).

Công đoạn 2: Quản lý khai thác các công trình dẫn nước. Công đoạn này

bao gồm các công việc chính là công tác vận hành công trình, dẫn nước, điều tiết và phân phối nước (Đoàn Thế Lợi và Trương Đức Toàn, 2009).

2.1.4.3. Quản lý nhà nước về sử dụng các công trình thủy lợi

Điều 10, pháp lệnh 32/2001/PL-UBTVQH10, ngày 04 tháng 4 năm 2001

ghi rõ: Căn cứ vào quy mô và tính chất của công trình thuỷ lợi, điều kiện thực tế của từng địa phương, Chính phủ quy định việc giao công trình thuỷ lợi được xây dựng bằng ngân sách nhà nước cho tổ chức, cá nhân quản lý khai thác và sử dụng. Do vậy nội dung quản lý nhà nước về sử dụng các coog trình thủy lợi gồm:

* Công tác quy hoạch, thiết kế xây dựng công trình

Đối với việc xây dựng hệ thống thuỷ lợi cần xem xét kỹ quy hoạch vùng sản xuất và tiến độ chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Trên cơ sở đó xây dựng quy hoạch hệ thống thuỷ lợi sao cho đồng bộ với hệ thống hiện có và phải đảm bảo phương hướng phát triển sản xuất trong tương lai. Hệ thống thuỷ lợi phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản hay cây trồng đều có yêu cầu nghiêm ngặt trong vấn đề xử lý nước thải và tiêu thoát nước đảm bảo môi trường nước bền vững. Do đó nhất thiết phải quan tâm đầy đủ đến quy hoạch và thiết kế.

* Công tác duy tu nâng cấp, bảo dưỡng

Các công trình thủy lợi qua quá trình sử dụng do tác động của thời gian và các yếu tố thời tiết, khí hậu sẽ bị xuống cấp không còn khả năng tưới tiêu như lúc mới xây dựng. Hệ quả tất yếu xảy ra là hiệu quả sử dụng thấp, chi phí duy tu, bảo dưỡng quá lớn vì thế cần phải tiến hành nâng cấp, cải tạo để đáp ứng được nhiệm vụ của công trình, nâng cao được hiệu quả kinh tế.

Việc nâng cấp có thểđược thực hiện thông qua các biện pháp: Tu sửa, bảo

dưỡng, lắp đặt thêm thiết bị, mở rộng thêm hệ thống,... Cần thực hiện chế độ bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ nhằm duy trì năng lực khai thác của hệ thống các công trình nhằm hạn chế thất thoát nước và những thiệt hại, xuống cấp của các công trình thủy lợi nội đồng do tác động của thiên tai và con người (Nguyễn Thị

Vòng, 2012).

* Công tác bảo vệ công trình, xử lý vi phạm

Trong mùa mưa bão, cần tổ chức phòng chống, chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu cần thiết và chuẩn bị các phương án ứng cứu đối phó kịp thời với các sự cố xảy ra. Bên cạnh đảm bảo an toàn công trình trước thiên tai, công tác

xử lý vi phạm, bảo vệ an toàn công trình trước tác động của con người cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong quản lý và sử dụng hệ thống công trình thủy lợi. Các vi phạm phổ biến thường gặp như: đập phá công trình, lấn chiếm hành lang công trình để phụcvụ lợi ích cá nhân,...

* Công tác sử dụng công trình

Quá trình sử dụng công trình cần chú trọng xây dựng một kế hoạch dùng nước cụ thể đảm bảo công trình làm việc đúng theo chỉ tiêu thiết kế, an toàn và kéo dài thời gian phục vụ, đồng thời gắn sử dụng nước với công tác quản lý hệ thống công trình vào nề nếp, tạo dựng tác phong làm việc theo kiểu công nghiệp và nâng cao nghiệp vụ quản lý của cán bộ (Nguyễn Văn Sơn, 2008).

Tổ chức sử dụng công trình thủy lợi một cách hiệu quả nhất đáp ứng nhu cầu tưới tiêu khoa học phục vụ sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất cây trồng, hạn chế sâu bệnh, điều hoà sinh thái tiến tới phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá bền vững.

Quản lý toàn bộ các chi phí đầu vào như chi phí điện năng, chi phí nước tưới, nhiên liệuvà các chi phí khác để tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành dịch vụ nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho phát triển sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn (Nguyễn Thị Vòng, 2012).

Xác lập một hệ thống tổ chức điều hành có hiệu quả, thực hiện phân cấp và quản lý các công trình thủy lợi một cách khoa học phù hợp với trình độ quản lý trong từng giai đoạn. Hệ thống quản lý trên phải đảm bảo nguyên tắc gọn nhẹ, hiệu quả đảm bảo yêu cầu vừa phục vụ tốt cho sản xuất vừa thu hồi được vốn đầu tư vàđiều hoà được lợi ích giữa các bên liên quan (Nguyễn Văn Sơn, 2008).

2.1.4.4. Quản lý thu, chi cho các công trình thủy lợi.

Mục 3, Điều 20, chương IV, Luật thủy lợi số 08/2017/QH14 (Quốc hội,

2017) về quản lý kinh tế bao gồmnội dung chính sau đây:

- Tổ chức lập, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có

thẩm quyền ban hành, áp dụng các định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ quản lý,

khai thác công trình thủy lợi;

- Tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch cung cấp sản phẩm, dịch vụ

thủy lợi;

- Ký kết, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng cung cấp, sử dụng sản phẩm, dịch

vụ thủy lợi;

- Xây dựng mô hình tổ chức hợp lý để quản lý, khai thác và sử dụng công

trình thủy lợi và các nguồn lực được giao;

- Định kỳ đánh giá hiệu quả quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy

lợi; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch khai thác tổng hợp, mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ để phát huy năng lực công trình thủy lợi;

- Lập, lưu trữ hồ sơ về quản lý tài sản, tài chính.

Theo thông tư số 56/2010/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 10 năm 2010 của

Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, về Quy định một số nội dung trong hoạt động của các tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi, Để quản lý, khai thác tốt công trình thủy lợi khi thực hiện chính sách miễn giảm thủy lợi phí, Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn quy định một số nội dung thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi về phương án quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, tài sản và mọi nguồn lực được giao và hoạt động kinh doanh tổng hợp khác theo qui định. Các hoạt động kinh doanh khác (ngoài nhiệm vụ chính) cần thuyết minh rõ phương án sử dụng công trình, máy móc thiết bị, lao động, kỹ thuật, đất đai, cảnh quan và huy động vốn,... mà không ảnh hưởng đến nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi.

Theo thông tư số 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 10 năm 2009 của

Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, về hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi tại điều 9 nguồn kinh phí hoạt động của các tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi như sau:

Thứ nhất, nguồn kinh phí của doanh nghiệp quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi bao gồm: Kinh phí do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp do chính

sách miễn thu thuỷ lợi phí, để quản lý, vận hành và bảo vệ hệ thống công trình

thuỷ lợi; Thuỷ lợi phí, tiền nước, phí xả nước thải thu theo quy định của pháp luật; Ngân sách nhà nước cấp cho sửa chữa, nâng cấp công trình thuỷ lợi, khôi phục công trình thuỷ lợi bị thiên tai phá hoại theo dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; hỗ trợ tiền điện, xăng, dầu cho bơm nước chống hạn, chống úng vượt định mức; Cấp bù hoạt động công ích do nguồn thu không đủ bù đắp các khoản chi phí hợp lý; Các khoản thu từ khai thác tổng hợp công trình thuỷ lợi và thu khác.

Thứ hai, nguồn kinh phí của Tổ chức hợp tác dùng nước gồm: Phí dịch vụ thuỷ nông nội đồng do người dùng nước thoả thuận đóng góp để vận hành, duy tu và bảo vệ công trình thuỷ lợi; Thuỷ lợi phí, tiền nước được cấp và thu từ các đối tượng phải thu theo quy định củapháp luật; Phần kinh phí do việc quản lý công trình vượt quy mô cống đầu kênh của Tổ chức hợp tác dùng nước; Ngân sách nhà nước cấp cho sửa chữa, nâng cấp công trình thuỷ lợi, khôi phục công trình thuỷ lợi bị thiên tai phá hoại theo dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; hỗ trợ tiền điện, xăng, dầu cho bơm nước chống hạn, chống úng vượt định mức; Các nguồn thu do khai thác tổng hợp công trình thuỷ lợi và thu khác.

Thứ ba, các tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi được tự chủ trong

việc sử dụng kinh phí để chi phí hoạt động hàng năm, bao gồm cả các chi phí duy tu bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp, kiên cố hoá công trình thuỷ lợi do đơn vị quản lý theo quy định hiện hành, sau khi hợp đồng đặt hàng được ký kết hoặc được giao kế hoạch.

Thứ tư, trên cơ sở định mức lao động và đơn giá tiền lương được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi được chủ động trong việc bố trí lao động và phương thức chi trả lương. Khuyến khích các

doanh nghiệp khai thác côngtrình thuỷ lợi giảm định biên lao động để nâng cao

thu nhập cho cán bộ, công nhân viên; các tổ chức, cá nhân phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ để nâng cao năng suất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 35 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)