Đánh giá kết quả, hạn chế và các vấn đề đặt ra trong quản lý khai thác và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 95 - 101)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng các công trình thủy lợ

4.1.5. Đánh giá kết quả, hạn chế và các vấn đề đặt ra trong quản lý khai thác và

thác và sử dụng các công trình thủy lợi

4.1.5.1. Đánh giá của người dân và cán bộ quản lý

Các văn bản pháp lý về quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng các

công trình thủy lợi được đánh giá là đầy đủ và khá rõ ràng. Tổng hợp ý kiến

đánh giá của cán bộ quản lý và người dân ở 3 xã đại điện về các hoạt động quản lý khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi trến địa bàn huyện Đã Bắc được thể hiện ở bảng 4.21.

Trong đó, 42,7% số CBQL và người dân đánh giá là đầy đủ, rõ ràng và cũng có 42,7% số CBQL và người dân đánh giá là có đầy đủ, nhưng chưa rõ ràng. Có 23,1 % tỷ lệ CBQL và người dân đánh giá là chưa đầy đủ và rõ ràng. Khi tách ra số CBQL đánh giá về các văn bản pháp lý có 74,1% CBQL đánh

giá là các văn bản pháp lý đầy đủ, rõ ràng; có 18,5 % CBQL nhận xét là các

văn bản pháp lý Có đầy đủ nhưng chưa rõ ràng và có 7,4 % nhận xét là các văn bản này chưa đầy đủ và rõ ràng. Về phía người dân chỉ có 33,3% đánh giá các văn bản pháp lý đầy đủ rõ ràng; Có tới 50,0% người dân đánh giá các văn bản pháp lý đầy đủ nhưng chưa rõ ràng và 27,8% đánh giá là chưa đầy đủ và

rõ ràng.

Như vậy, các văn bản pháp lý về quản lý khai thác các công trình thủy lợi nhìn chung được đánh giá là đầy đủ. Tuy nhiên đối với người dân, các văn bản này kém rõ ràng hơn so với các CBQL. Nguyên nhân một phần do trình

độ nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế. Ngoài ra, người dân ít

được phổ biến về các văn bản pháp lý nên không thể nắm rõ các nội dung của các văn bản pháp lý về quản lý khai thác và sử dụng các CTTL.

Bảng 4.21. Đánh giá của người dân và cán bộ quản lývề văn bản pháp lý về quản lýkhai thác sử dụng các công tình thủy lợi

Diễn giải Tổng số Chia ra Số ý kiến Tỷ lệ (%) Người dân Tỷ lệ (%) CBQL Tỷ lệ (%) 1. Các văn bản pháp lý 117 100,0 90 100,0 27 100,0 1.1.Đầy đủ rõ ràng 50 42,7 30 33,3 20 74,1 1.2.Có đầy đủ, chưa rõ ràng 50 42,7 45 50,0 5 18,5 1.3.Chưa đầy đủ và rõ ràng 27 23,1 25.0 27,8 2 7,4 2. Khai thác và sử dụng hồ chứa 117 100,0 90 100,0 27 100,0 2.1.Đã khai thác và sử dụng 60 51,3 35 38,9 25 92,6 2.2.Có khai thác chưa sử dụng 22 18,8 20 22,2 2 7,4 2.3.Chưa khai thác và sử dụng 5 4,3 5 5,6 0 0,0 2.4.Không rõ 30 25,6 30 33,3 0 0,0 3. Khai thác và sử dụng đập dâng 117 100,0 90 100,0 27 100,0 3.1.Đã khai thác và sử dụng 60 51,3 42 46,7 18 66,7 3.2.Có khai thác chưa sử dụng 21 17,9 16 17,8 5 18,5 3.3.Chưa khai thác và sử dụng 12 10,3 8 8,9 4 14,8 3.4. Không rõ 24 20,5 24 26,7 0 0,0 4. Khai thác và sử dụng trạm bơm 117 100,0 90 100,0 27 100,0 4.1.Đã khai thác và sử dụng 57 48,7 30 33,3 27 100,0 4.2.Có khai thác chưa sử dụng 0 0,0 0 0,0 0 0,0 4.3.Chưa khai thác và sử dụng 0 0,0 0 0,0 0 0,0 4.4.Không rõ 60 51,3 60 66,7 0 0,0 5. Khai thác và sử dụng kênh 117 100,0 90.0 100,0 27 100,0 5.1.Đã khai thác và sử dụng 57 48,7 38.0 42,2 19 70,4 5.2.Có khai thác chưa sử dụng 17 14,5 12.0 13,3 5 18,5 5.3.Chưa khai thác và sử dụng 30 25,6 27.0 30,0 3 11,1 5.4.Không rõ 13 11,1 13.0 14,4 0 0,0

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2017)

Về khai thác và sử dụng hồ chứa, tỷ lệ người dân không rõ về khai thác và sử dụng hồ chứa khá cao, có 33,3% người dân không nắm rõ về vấn đề này. Vẫn có 5,6% người dân cho rằng nhiều hồ chứa tại huyện chưa khai thác và chưa

sử dụng. Mặc dù thực tế các hồ chứa trong huyện đang được khai thác và sử dụng khá hiệu quả. Tương tự với đánh giá về khai thác và sử dụng đập dâng. Tỷ lệ người dân không rõ về khai thác và sử dụng đập dâng lên tới 26,7%. Tỷ người dân không rõ về tình hình sử dụng trạm bơm tại huyện còn lên tới 66,7%. Như vậy, nhìn chung người dân vẫn chưa nắm rõ về tình hình quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi tại huyện. Điều này khá dễ hiểu do người dân không mấy quan tâm đến các vấn đề này. Ngoài ra, CBQL cũng ít trao đổi, chia sẻ thông tin đến người dân vì vậy mà nhận thức về khai thác và sử dụng các công tình thủy lợi còn chưa rõ ràng.

4.1.5.2. Kết quả đạt được

Từ các kết quả nghiên cứu ở trên, tham khảo ý kiến đánh giá của cánbộ

quản lý và người dân, tác giả có những đánh giá như sau:

Bảng 4.22. Một số chỉ tiêu thể hiện kết quả phát triển ngành trồng trọt huyện Đà Bắc Diễn giải đvt 2015 2016 2017 So sánh (%) 16/15 17/16 BQ II. Diện tích đất Ha 8701.2 8770.2 8771.6 100,8 100,0 100,4 1. Đất 2 lúa Ha 6121.9 5431.0 3055.3 88,7 56,3 70,6 2. Đất 1 lúa 1 màu Ha 2107.0 2833.2 5133.3 134,5 181,2 156,1 3. Đất chuyên màu Ha 222.6 222.6 222.6 100,0 100,0 100,0 4. Đất NTTS Ha 249.8 283.5 360.3 113,5 127.1 120,1

III. DT đất được tưới % 76,8 85,25 99,7 111,0 117,0 113,9 IV. Hệ sốsd đất lần 2.32 2.45 2.9 105,6 118,4 111,8

V. Năng suất lúa tạ/sào 4.04 4.2 4.5 104,0 107,1 105,5 VI. Giá trị sản xuất

ngành Nông nghiệp

Tỷ

đồng 522,06 526,23 526,30 100,80 100,10 100,41

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đà Bắc (2017)

Thứ nhất, hệ thống các công trình thủy lợi đã góp phần quan trọng trong phục vụ sản xuất nông nghiệp, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai: Mặc

dù các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Đà Bắc còn nghèo nhưng đã góp

phần làm tăng diện tích gieo trông qua các năm, tăng vụ và cải tạo đất, tăng sản lượng lương thực. Ngoài ra, hệ thống thủy lợi còn tưới cho hàng ngàn ha rau

màu, cây ăn quả. Như vậy, hệ thống thủy lợi đã góp phần phát triển ngành trồng trọt theo hướng đa dạng và chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Điều này được thể hiện qua các số liệu tổng hợp ở bảng 4.22.

Thứ hai, Hệ thống tổ chức quản lý các công trình thủy lợi không ngừng củng cố và hoàn thiện:công tác quản lý, đầu tư vào các công trình thủy lợi của tỉnh

nói chung và của huyện Đà Bắc nói riêng ngày càng được củng cố, hoạt động có

hiệu quả. Công tác kiểm tra, giám sát các công trình thuỷ lợi được thường xuyên; những tồntại qua công tác kiểm tra, giám sát được giải quyết dứt điểm, rõ ràng. Các đơn vị thi côngđã thực hiện đúng quy trình, sử dụng vật liệu đúng mục đích, chủng loại công trình được xây dựng theo đúng thiết kế, đảm bảo chất lượng về kỹ thuật, mỹ thuật, phát huy được hiệu quả phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Công tác quản lý, khai thác các công trình thuỷ lợi đã được Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình chuyển giao cho huyện, Cty KTCT thủy lợi, xã quản lý, khai thác và vận hành theo quyết định của tỉnh, vì thế nhân dân đã tự nhận thức được đầy đủ hơn về những lợi ích các công trình thủy lợi qua đó ý thức bảo vệ các công trình thủy lợi được nâng cao, người dân đã tích cực đóng góp hàng vạn ngày công, khai thác vật liệu tại chỗ để

xây dựng, tu sửa kênh mương, các công trình thủy lợi bị hư hỏng, đồng thời tham

gia tích cực vào công tác bảo vệ, quản lý các công trình ngày một tốt hơn. Chính điều này đã góp phần thúc đẩy thực hiện tiêu chí xây dựng các CTTL phục vụ xây dựng nông thôn mới. Điều này được trình bày ở bảng 4.23.

Bảng 4.23. Kết quả thực hiện tiêu chí xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ xây dựng nông thôn mới

Diễn giải ĐVT

Số lượng thực tế

Tiêu chí yêu cầu (*) Kết quả thực hiện 2017 SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%)

1. Kênh m 678.266 339.133 50 126.538 18,66

2. Cống, đập CT 644 332 50 401 60,39

Diện tích đất SXNN ha 8.745 4.373 50 3.857 44,10

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đà Bắc (2017) Ghi chú: (*) căn cứ quyết định số 816/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hòa Bình để xác định tỷ lệ % công trình

thủy lợi đạt kiên cố hóaso với tổng số lượng công trình toàn huyện.

Bảng 4.23 cho thấy các tiêu chí xây dựng công trình tại huyện Đà Bắc

678.266 m với yêu cầu đạt từ 50% so với tổng chiều dài kênh được kiên cố hóa thì năm 2017, toàn huyện mới chỉ đạt 18,66% chiều dài kênh được kiên cố hóa so với tổng chiều dài kênh. Ngoài ra, tổng diện tích đất SXNN được tưới tiêu chủ động theo tiêu chí là 4.372,64 ha. Tuy nhiên, toàn huyện mới chỉ đạt 44,10% diện

tích được tưới tiêu chủ động.

Thứ ba, các hoạt động khai thác và sử dụng các công trình thỷ lợi từng

bước đi vào nề nếp: Trước đây, hoạt động khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi không được quản lý nghiêm ngặt dẫn đến tình trạng sử dụng nước bừa

bãi, lãng phí. Sau khi tiến hành giao các CTTL cho các tổ chức nhà nước quản lý thì hiện nay các công trình thủy lợi đã được khai thác hợp lý hơn. Hiện tượng thất thát nước do xả nước bừa bãi được hạn chế. Các công trình thủy lợi thường xuyên được bảo dưỡng và kịp thời trong công tác sửa chữa.

4.1.5.3. Hạn chế

- Hiệu lực quản lý khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi còn yếu

Qua quá trình quản lý khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi tại

huyện Đà Bắc còn rất nhiều hạn chế, tồn tại. Ông Bùi Đức Thọ, cho biết một số

hạn chế như sau:

Hộp 4.2. Đánh giá của lãnh đạo về một số hạn chế trong khai thác và sử dụng công trình thủy lợi

Ông Bùi Đức Thọ, Chủ tịch kiêm giám đốc Cty TNHH MTV KTCT thủy lợi

Hòa Bình cho biết: Các công trình thủy lợi tại Đà Bắc hiện nay, đặc biệt huyện có nhiều hồ chứa đã xây dựng khá lâu, thời gian sử dụng các hồ trên 30 năm. Vì thế hàng năm mặc dù có tiến hành bảo dưỡng thường xuyên nhưng các sự cố vẫn có thể xảy ra khi mùa mưa lũ đến và rất khó để đánh giá hết hậu quả của những sự cố đó. Đặc biệt, địa bàn huyện Đà Bắccó hệ thống giao thông chưahoàn thiện, đi lại rất khó khăn nên

CBQL gặpnhiều bất lợi trong quá trình quản lý và đảm bảo an toàn cho các công trình.

Nguồn: Phỏng vấn ông Bùi Đức Thọ, lúc 14h ngày 02/5/2018

Do điều kiện đi laijn khó khăn, các cán bộ quản lý không thường xuyên có mặt tại các công trình thủy lợi mà các sự cố xảy ra như lũ quét, nước tràn hoặc bờ hồ vỡ nát không quản lý kịp thời, hậu quả thường khó lường.

- Hệ thống thủy lợi chưa được hiện đại hóa theo yêu cầu của nền nông

Hệ thống công trình thủy lợi toàn tỉnh Hòa Bình nói chung và tại huyện Đà Bắcnói riêng còn lạc hậu. Nhìn chung các công trình đã quá cũ, tuổi thọ công trình quá cao. Hệ thống vận hành tưới tiêu đã han rỉ, bị bào mòn quá lâu.

Nhiều hệ thống CTTL lớn được xây dựng xong công trình đầu mối, kênh chính nhưng còn thiếu công trình điều tiết nước, kênh mương nội đồng nên chưa khai thác hết năng lực theo thiết kế. Số lượng kênh mương được kiên cố hóa ít,

kênh đất là chủ yếu.

- Năng lực quản lý của cán bộ thủy lợi còn hạn chế

Hiệu quả hoạt động của các tổ chức quản lý, khai thác CTTL vẫn còn thấp. Đối với bộ máy quản lý Nhà nước về thuỷ lợi, phân giao nhiệm vụ giữa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành còn nhiều bất cập, chồng chéo dẫn đến khó khăn trong điều hành chỉ đạo.

Một số địa phương vẫn còn có sự trùng lẫn giữa chức năng quản lý Nhà nước và quản lý SX, chức năng quản lý nhà nước và chức năng cung cấp dịch vụ công ích của nhà nước.

Quản lý vẫnmang nặng tính quan liêu, mệnh lệnh, không phù hợp với cơ chế quản lý của nền kinh tế thị trường. Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát chưa bám sát thực tiễn và chưa được coi trọng, các thủ tục hành chính còn rườm rà.

Bộ máy quản lý, khai thác CTTL, mặc dù số lượng đơn vị lớn nhưng hiệu

quả hoạt động chưa cao. Hầu hết các đơn vị quản lý khai thác CTTL đều là cơ

quan nhà nước vận hành theo cơ chế bao cấp đã hạn chế tính năng động và thiếu động lực phát triển.

Chất lượng nguồn nhân lực, kể cả cán bộ lãnh đạo quản lý ở nhiều tổ chức, đơn vị chưa đáp ứng được yêu cầu. Tổ chức quản trị SX thiếu khoa học

nên chi phí SX cao, năng suất lao động thấp, bộ máy cồng kềnh, chi tiền lương chiếm phần lớn nguồn thu của doanh nghiệp.

4.1.5.4. Các vấn đề đặt ra

Xuất phát từ những hạn chế trong quá trình quản lý khai thác các công

trình thủy lợi tại huyện Đà Bắc, một số vấn đề cấp thiết đặt ra cho các nhà

quản lý trong các hoạt động quản lý khai thác và sử dụng công tình thủy lợi

Thứ nhất, xử lý các hư hại của các công trình thủy lợi lâu năm hoặc thay thế các công trình có tuổi thọ quá lớn không còn đủ kiên cố để phục vụ sản xuất, tưới tiêu và trữ nước.

Thứ hai, nguồn kinh phí phân bổ vẫn không đáp ứng được các hoạt động quản lý khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi để phục vụ sản xuất hiệu quả.

Thứ ba, CBQL còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với công trình

đang quản lý khi vào mùa mưa lũ. Cần có biện pháp khắc phục để CBQL các

công trình có thể quản lý tốt nhất các công trình thủy lợi.

4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢITRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÀ BẮC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 95 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)