Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
Gần một thế kỷ đã qua, Bắc Ninh - đất Kinh Bắc thủa nào vẫn là một miền đất trù phú tiềm ẩn những điểu kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và gìn giữ những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trên chặng đường hơn 15 năm kể từ ngày tái lập, Bắc Ninh đã phát huy truyền thông cách mạng, năng động, sáng tạo, đổi mới, tạo nên những bước chuyển biến mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội.
* Về dân số – lao động
Theo số liệu thống kê mới nhất năm 2011, Bắc ninh có 1.038.229 người . Trong đó dân cư nông thôn chiếm trên 74,14%, dân số thành thị chiếm 25,9%. Thành phần dân số này có xu hướng chuyển dịch theo cơ cấu tăng dân số thành thị và giảm dần dân số nông thôn.
Dân số Bắc Ninh là dân số trẻ, trên 60% trong độ tuổi lao động. Với chất lượng ngày càng được nâng cao đội ngũ dân số trẻ này là lực lượng lao động hùng hậu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của tỉnh.
Bảng 3.2. Dân số tỉnh Bắc Ninh giaiđoạn 2013 – 2015
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Dân số 1.018.144 100 1.026.715 100 1.038.229 100 Thành thị 237.549 23,33 242.328 23,60 268.504 25,86 Nông thôn 780.595 76,67 784.387 76,40 769.725 74,14
Bảng 3.3. Lao động đang làm việc theo khu vực kinh tế của Bắc Ninh giai đoạn 2013 – 2015
Khu vực kinh tế
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%)
S. lượng (người) C.cấu (%) S. lượng (người) Cơ cấu (%) S. lượng (người) Cơ cấu (%) 14/13 15/14 BQ Tổng 585.513 100 589.412 100 593.143 100 100,67 100,63 106,65
Nông, lâm nghiệp và thủy sản 309.308 52,83 302.506 51,32 284.558 47,97 97,80 94,07 95,92
Công nghiệp và xây dựng 170.312 19,09 175.727 29.81 188.714 31,82 103,18 107,39 105,26
Dịch vụ 105.893 18,09 111.179 18,86 119.871 20,21 104,99 107,82 106,4
Nguồn: Cục thống kê Bắc Ninh (2015)
46
Bảng 3.4. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2013 - 2015
Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 So sánh (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 14/13 15/14 BQ GDP (giá so sánh năm 1994) Tỷ đồng 46.885 100,0 74.011 100,0 83.114 100,0 157,9 112,3 135,10
- Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 2.546 5,4 2.643 3,6 4.663 5,6 103,8 176,5 140,15
- Công nghiệp - xây dựng 39.688 84,6 66.257 89,5 64.680 77,8 166,9 97,6 132,25
- Dịch vụ 4.652 9,9 5.112 6,9 13.772 16,6 109,9 269,4 189,65
GDP (giá thực tế) Tỷ đồng 140.459 100,0 276.267 100,0 310.248 100,0 196,7 112,3 154,5
- Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 7.516 5,4 9.188 3,3 10.455 3,4 122,3 113,8 118,05
- Công nghiệp - xây dựng 121.261 86,3 252.920 91,5 281.333 90,7 208,6 111,2 159,9
- Dịch vụ 11.683 8,3 14.158 5,1 18.460 5,9 121,2 130,4 125,8
GDP Bình quân đầu người Triệu đồng/người/năm 36 49 67 136,4 138,7 137,55
Nguồn: Cục thống kê Bắc Ninh (2015)
Bảng 3.5. Kết quả sản xuất kinh doanh tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2013 – 2015
Khu vực kinh tế
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%)
Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) 14/13 15/14 BQ Tổng giá trị SX 22.080,8 100 27.924,1 100 35.963 100 126,5 128,8 127,6 NN, LN – TS 3.077,9 13,94 3.473,8 12,44 3.759,4 10,45 112,9 108,2 110,5 Công nghiệp và XD 13.632,4 61,74 17.812 63,79 23.775,2 66,11 130,7 133,5 132,1 Dịch vụ 5.370,5 24,32 6.638,3 23,77 8.428,8 23,44 123,6 127,0 125,3 Một số chỉ tiêu BQ Giá trị SX/ khẩu (tr.đ) 21,68 - 27,19 - 34,64 - 125,4 127,4 126,4 Giá trị SX /hộ ( trđ) 76,3 - 95,46 - 122,57 - 125,14 128,39 126,76 Giá trị SX NN/hộ (tr.đ) 10,63 - 11,87 - 12,87 - 111,69 107,90 109,77
Nguồn: Cục thống kê Bắc Ninh (2015)
* Về tăng trưởng kinh tế
Nhìn lại chặng đường gần 15 năm xây dựng và phát triển, mặc dù còn không ít khó khăn thử thách, song nhịp đập phát triển kinh tế luôn giữ ở mức cao. Theo giá so sánh 1994, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GDP) năm 2013 ước 14.939 tỷ đồng, tăng 10,2% so với năm 2012; trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 1.202 tỷ đồng, giảm 4,4%; công nghiệp và xây dựng 9.960 tỷ đồng, tăng 14%; dịch vụ 3.777 tỷ đồng, tăng 5,8%. GDP bình quân đầu người là 68,2 triệu đồng/người/năm, tương đương 3.243 USD.
* Về cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng của ngành sản xuất nông nghiệp năm 2013 suy giảm nên tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản từ 7,5% năm 2012 giảm xuống còn 6% năm 2013; khu vực công nghiệp và xây dựng từ 73,3% tăng lên 74,5%; khu vực dịch vụ từ 19,2% lên 19,5%.
* Về công nghiệp
Xuất phát điểm từ một tỉnh mà nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp hiện đại hầu như không đáng kể. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 15 khu công nghiệp tập trung: hơn 18 khu công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề với hàng trăm nhà máy có công nghệ sản xuất hiện đại đã và đang hoạt động, Công nghiệp Bắc Ninh từ vị trí thứ 19 (2004) vượt lên vị trí thứ 9 trong toàn quốc. Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 10 toàn quốc và là một trong ba tỉnh dẫn đầu miền Bắc. Hoạt động kinh tế đối ngoại được mở rộng, góp phần quảng bá hình ảnh Bắc Ninh, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đứng thứ 7 trong toàn quốc, thứ 2 trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
* Về nông nghiệp
Quan hệ sản xuất ở nông thôn có chuyển biến tích cực, bước đầu xuất hiện mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp đô thị, doanh nghiệp nông nghiệp, kinh tế trang trại tiếp tục phát triển. Việc chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, cơ giới hóa tăng nhanh, dịch vụ nông nghiệp phát triển, “dồn điền đổi thửa” gắn với quy hoạch hạ tầng vùng sản xuất được coi trọng. Hình thành mô hình chuỗi giá trị trong nông nghiệp với tổ hợp sản xuất giống, thức ăn chăn nuôi, chế biến thực phẩm, tạo liên kết doanh nghiệp hỗ trợ nông dân sản xuất, tiêu thụ hàng hóa.
* Về giao thông
Bắc Ninh là tỉnh có điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải. Mạng lưới giao thông bao gồm đường sắt, đường bộ, đường thuỷ đã được hình thành từ lâu. Hơn nữa, đây là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội, trong khu vực tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nôi - Hải Phòng - Quảng Ninh nên được Chính phủ quan tâm đầu tư cho phát triển các tuyến đường huyết mạch. Quốc lộ 1, quốc lộ 18, quốc lộ 38 và tuyến đường sắt Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn. Trong khi đó hệ thống các tuyến đường trong nội tỉnh được nâng cấp và xây dựng mới, đặt biệt phong trào xây dựng đường giao thông nông thôn với phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm đã góp phần tích cực vào việc mở rộng thông thương, khai thác tiềm năng của tỉnh, rút ngắn “khoảng cách” giữa Bắc Ninh với các tỉnh trong vùng, giữa thành thị và nông thôn.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm 3.2.1. Phương pháp chọn điểm
Nghiên cứu đề tài nàytôi tiến hành trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên do thời gian và nhân lực có hạn nên tôi chỉ chọn KCN Yên Phong - Huyện Yên Phong, KCN Quế Võ - thành phố Bắc Ninh điển hình cho việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường.
+ KCN Yên Phong: Là một trong những KCN phát triển nhanh và có số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất và thải ra môi trường lượng chất thải vừa.
+ KCN Quế Võ: Là KCN có số lượng doanh nghiệp lớn sản xuất thải ra môi trường lượng chất thải nhiều.
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
* Số liệu thứ cấp: thông qua nguồn tài liệu đã công bố bao gồm tài liệu từ Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh, Ban quản lý các khu công nghiệp, các văn bản, sách báo, tạp chí, các luận văn, các báo cáo và một số tài liệu được tìm trên mạng internet có liên quan đến đề tài.
* Số liệu sơ cấp: Để thu thập tài liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu đề tài thì phương pháp chủ yếu là điều tra chọn mẫu: Chọn trên 2 khu công nghiệp là khu công nghiệp Quế Võ I - TP Bắc Ninh và khu công nghiệp Yên Phong - huyện Yên Phong các khu công nghiệp này có mức độ ô nhiễm môi trường khác nhau nhằm so sánh mức độ ô nhiễm của 2 KCN thuộc tỉnh Bắc Ninh.
- Điều tra doanh nghiệp
Bảng 3.6. Phân loại mẫu điều tra doanh nghiệp trong khu công nghiệp
STT Loại hình kinh doanh KCN Quế Võ
KCN Yên Phong
Tổng mẫu
Nhóm 1 Mạ, tái chế, luyện kim, tuyển quặng
5 3 8
Nhóm 2 Sản xuất Sơn, cơ khí, thực phẩm, hóa chất
13 8 21
Nhóm 3
Sản xuất linh kiện điện, điện tử, may mặc, vật liệu xây dựng, chế biến công nghiệp
12 9 21
Tổng 30 20 50
- Điều tra cán bộ
+ Chủ doanh nghiệp: 18 người
+ Cán bộ quản lý môi trường KCN: 03 người.
+ Cán bộ quản lý Nhà nước về môi trường: tỉnh 06 người, huyện 01 người, thành phố 01 người, xã 2 người.
- Thu thập số liệu bằng cách: điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm.
3.2.3. Phương pháp tổng hợp xử lý thông tin và số liệu
* Công cụ xử lý số liệu bằng phần mềm excel.
* Phương pháp xử lý thông tin thông qua việc thống kê các tiêu chí phục vụ cho việc nghiên cứu.
3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu
* Phương pháp thống kê mô tả và so sánh
+ Phản ánh và phân tích mức độ của hiện tượng: Thông qua việc sử dụng các con số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để phân tích.
+ Phản ánh và phân tích tình hình biến động của hiện tượng
Sử dụng dãy số thời gian về dân số, số chợ, trường học, cơ quan, điểm đổ rác qua các năm.
+ Phương pháp so sánh: so sánh lượng chất thải thải ra môi trường của các doanh nghiệp tại 2 khu KCN Quế Võ và KCN Yên Phong.
* Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Bằng cách trao đổi, thảo luận với các nhà lãnh đạo, các nhà tổ chức quản lý: Giám đốc Sở tài nguyên và môi trường, Trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp.
Ngoài ra trong nghiên cứu đề tài chúng tôi sử dụng một số phương pháp khác - Phương pháp khảo sát thực địa: Để thống kê được thực trạng, tình hình phân bố các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh…
- Phương pháp dự báo: Nhằm đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm trên địa bàn nghiên cứu.
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu dùng nghiên cứu đề tài
3.2.5.1. Nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách bảo vệ môi trường của doanh nghiệp tại các khu công nghiệp
- Tình hình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp tại 02 KCN Yên Phong và Quế Võ như: xử lý chất thải rắn, nước thải và khí thải.
3.2.5.2. Tổ chức tuyên truyền việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh
- Tuyên truyền qua thông tin đại chúng.
- Tuyên truyền bằng văn bản, qua các cuộc thi hoặc tập huấn cho các doanh nghiệp tại các KCN.
3.2.5.3. Kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện quy chế bảo vệ môi trường
- Thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch, thanh tra đột xuất của đoàn thanh tra chuyên ngành và liên ngành.
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. TÌNH HÌNH THỰC THI CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI KHU CÔNG NGHIỆP TRƯỜNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH
4.1.1. Khái quát một số chính sách về bảo vệ môi trường ở khu công nghiệp
Chính sách là một trong những công cụ mà Nhà nước sử dụng trong công tác quản lý. Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó của nền kinh tế xã hội do chính phủ thực hiện. Nó bao gồm mục tiêu mà chính phủ muốn đạt được và phương pháp để đạt được mục tiêu đó. Một chính sách đúng đắn, đúng hướng và phù hợp thực tiễn mới đem lại hiệu quả cao.
Trong những năm gần đây hệ thống các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường được chú ý hoàn thiện và đã góp phần quan trọng vào công tác BVMT của cả nước. Hiện nay, Luật BVMT năm 1993 đã được sửa đổi và bổ sung, thay thế bằng Luật BVMT năm 2005. So với Luật 1993 luật sửa đổi có một số điểm mới như: Phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh áp dụng cụ thể hơn; quy định rõ và cụ thể các nguyên tắc cơ bản; Quy định BVMT cụ thể đối với các ngành, lĩnh vực, với từng địa bàn, khu vực; sử dụng đồng bộ các công cụ, biện pháp quản lý môi trường... Bên cạnh việc ban hành các chủ trương, chính sách và pháp luật, việc tổ chức triển khai thực thi các văn bản này đã được các cấp, các ngành chú trọng.
Trước khi luật BVMT 2005 ra đời chưa có một văn bản chính sách nào đề cập cụ thể tới công tác BVMT trong các khu công nghiệp mà chỉ có các chính sách về môi trường có liên quan đến khu công nghiệp. Sau năm 2005, để hoàn thiện hệ thống chính sách BVMT khu công nghiệp thì hàng loạt các văn bản chính sách được ra đời nhằm thực hiện việc kiểm soát ô nhiễm tại các KCN được thể hiện ở bảng 4.1.
Bảng 4.1. Số lượng văn bản quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực liên quan đến chính sách bảo vệ môi trường
Cơ quan ban hành UBTVQH Chính phủ Bộ TN & MT T.Bắc Ninh Cộng
Lĩnh vực BVMT 1 5 9 7 22
Tổng số văn bản quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực có liên quan đến BVMT khu công nghiệp là 22 văn bản (phụ lục 1: hệ thống văn bản chính sách). Ngoài ra còn có các văn bản quy chuẩn về môi trường đang còn hiệu lực liên quan đến bảo vệ môi trường khu công nghiệp được thể hiện ở bảng 4.2.
Bảng 4.2. Các tiêu chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Tiêu chuẩn TCVN về nước thải TCVN về khí thải và tiếng ồn TCVN chất thải Cộng
Bảo vệ môi trường 20 8 5 33
Nguồn: Tổng hợp qua website Bộ TN và MT (2015) Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực BVMT là tương đối đầy đủ và hoàn thiện vì đã có các Nghị định, Thông tư, Hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, hiệu lực thi hành của luật pháp và chính sách BVMT đối với cụm công nghiệp, khu công nghiệp còn thấp do sự phân cấp quản lý còn chồng chéo. Cán bộ quản lý môi trường cấp huyện, cấp xã chưa có chuyên môn về quản lý bảo vệ môi trường. Bởi vậy các văn bản pháp lý về BVMT chưa đi vào cuộc sống của người dân cũng như các doanh nghiệp.
4.1.2. Hệ thống tổ chức bộ máy thực thi chính sách bảo vệ môi trường của tỉnh Bắc Ninh
4.1.2.1. Về tổ chức bộ máy quản lý
Hiện nay, hệ thống tổ chức bộ máy quản lý về môi trường ở nước ta cơ bản đã hoàn chỉnh. Tại cấp Trung ương, cơ quan chịu trách nhiệm về vấn đề môi trường là Bộ Tài nguyên và Môi trường; tại cấp tỉnh là sở Tài nguyên và Môi trường; tại cấp huyện là Phòng tài nguyên và Môi trường và tại cấp xã có bộ phận chuyên quản về lĩnh vực môi trường. Đối với Bắc Ninh, tổ chức bộ máy quản lý về môi trường đã từng bước được kiện toàn và hoàn thiện.
Các cơ quan, đơn vị, Phòng ban tham gia vào công tác quản lý môi trường