Khái quát một số chính sách về bảo vệ môi trường ở khu công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực thi chính sách bảo vệ môi trường của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh (Trang 67 - 95)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Tình hình thực thi chính sách bảo vệ môi trườngcủa các doanh nghiệp tạ

4.1.1. Khái quát một số chính sách về bảo vệ môi trường ở khu công nghiệp

Chính sách là một trong những công cụ mà Nhà nước sử dụng trong công tác quản lý. Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó của nền kinh tế xã hội do chính phủ thực hiện. Nó bao gồm mục tiêu mà chính phủ muốn đạt được và phương pháp để đạt được mục tiêu đó. Một chính sách đúng đắn, đúng hướng và phù hợp thực tiễn mới đem lại hiệu quả cao.

Trong những năm gần đây hệ thống các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường được chú ý hoàn thiện và đã góp phần quan trọng vào công tác BVMT của cả nước. Hiện nay, Luật BVMT năm 1993 đã được sửa đổi và bổ sung, thay thế bằng Luật BVMT năm 2005. So với Luật 1993 luật sửa đổi có một số điểm mới như: Phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh áp dụng cụ thể hơn; quy định rõ và cụ thể các nguyên tắc cơ bản; Quy định BVMT cụ thể đối với các ngành, lĩnh vực, với từng địa bàn, khu vực; sử dụng đồng bộ các công cụ, biện pháp quản lý môi trường... Bên cạnh việc ban hành các chủ trương, chính sách và pháp luật, việc tổ chức triển khai thực thi các văn bản này đã được các cấp, các ngành chú trọng.

Trước khi luật BVMT 2005 ra đời chưa có một văn bản chính sách nào đề cập cụ thể tới công tác BVMT trong các khu công nghiệp mà chỉ có các chính sách về môi trường có liên quan đến khu công nghiệp. Sau năm 2005, để hoàn thiện hệ thống chính sách BVMT khu công nghiệp thì hàng loạt các văn bản chính sách được ra đời nhằm thực hiện việc kiểm soát ô nhiễm tại các KCN được thể hiện ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Số lượng văn bản quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực liên quan đến chính sách bảo vệ môi trường

Cơ quan ban hành UBTVQH Chính phủ Bộ TN & MT T.Bắc Ninh Cộng

Lĩnh vực BVMT 1 5 9 7 22

Tổng số văn bản quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực có liên quan đến BVMT khu công nghiệp là 22 văn bản (phụ lục 1: hệ thống văn bản chính sách). Ngoài ra còn có các văn bản quy chuẩn về môi trường đang còn hiệu lực liên quan đến bảo vệ môi trường khu công nghiệp được thể hiện ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Các tiêu chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Tiêu chuẩn TCVN về nước thải TCVN về khí thải và tiếng ồn TCVN chất thải Cộng

Bảo vệ môi trường 20 8 5 33

Nguồn: Tổng hợp qua website Bộ TN và MT (2015) Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực BVMT là tương đối đầy đủ và hoàn thiện vì đã có các Nghị định, Thông tư, Hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, hiệu lực thi hành của luật pháp và chính sách BVMT đối với cụm công nghiệp, khu công nghiệp còn thấp do sự phân cấp quản lý còn chồng chéo. Cán bộ quản lý môi trường cấp huyện, cấp xã chưa có chuyên môn về quản lý bảo vệ môi trường. Bởi vậy các văn bản pháp lý về BVMT chưa đi vào cuộc sống của người dân cũng như các doanh nghiệp.

4.1.2. Hệ thống tổ chức bộ máy thực thi chính sách bảo vệ môi trường của tỉnh Bắc Ninh

4.1.2.1. Về tổ chức bộ máy quản lý

Hiện nay, hệ thống tổ chức bộ máy quản lý về môi trường ở nước ta cơ bản đã hoàn chỉnh. Tại cấp Trung ương, cơ quan chịu trách nhiệm về vấn đề môi trường là Bộ Tài nguyên và Môi trường; tại cấp tỉnh là sở Tài nguyên và Môi trường; tại cấp huyện là Phòng tài nguyên và Môi trường và tại cấp xã có bộ phận chuyên quản về lĩnh vực môi trường. Đối với Bắc Ninh, tổ chức bộ máy quản lý về môi trường đã từng bước được kiện toàn và hoàn thiện.

Các cơ quan, đơn vị, Phòng ban tham gia vào công tác quản lý môi trường từ cấp tỉnh đến cấp xã được thực hiện qua sơ đồ 4.1.

Sơ đồ 4.1. Sơ đồ tổ chức các cơ quan quản lý môi trường tỉnh Bắc Ninh

Qua sơ đồ 4.1 trên ta có thể thấy chức năng nhiệm vụ hiện nay của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường của tỉnh Bắc Ninh.

Sở Tài nguyên và Môi trường - tỉnh Bắc Ninh, là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về môi trường theo quy định của pháp luật. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Tại cấp huyện: Phòng Tài nguyên và môi trường của các huyện, thành phố, thị xã chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND huyện, thành phố, thị xã, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh.

UBND tỉnh Bắc Ninh Bộ Tài nguyên và Môi trường Sở Tài nguyên và Môi trường

Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường Chi cụcbảo vệ môi

trường

Cán bộ địa chính xã Phòng Tài nguyên và môi trường cấp huyện

Đối với cấp xã chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND xã, phường, thị trấn, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng Tài nguyên và môi trường huyện, thị xã, thành phố.

Về tổ chức các hoạt động chống ô nhiễm môi trường: với chức năng là cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, trong những năm qua, UBND tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức chỉ đạo các cấp, các ngành cùng với các đoàn thể và quần chúng nhân dân tham gia hoạt động BVMT trên phạm vi toàn tỉnh và BVMT của các khu công nghiệp. Các hoạt động này đã thu được các kết quả quan trọng, bước đầu có tác dụng giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong các khu công nghiệp.

Tuy nhiên, trong tổ chức bộ máy này còn nhiều bất cập cả về số lượng và chất lượng nên chưa đáp ứng được hết yêu cầu đặt ra.

Đánh giá của cán bộ thực hiện chính sách BVMT về mức độ kịp thời của các văn bản được thể hiện ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Đánh giá của cán bộ các cấp về mức độ khẩn trương trong công tác triển khai chính sách bảo vệ môi trường

Chính sách Cán bộ Sở Cán bộ BQL KCN Doanh nghiệp SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) Ban hành chính sách của Chính Phủ 1. Nhanh, kịp thời 5 83,33 2 66,67 0 0,0 2. Bình thường 1 16,67 1 33,33 11 61,11 3. Chậm 0 0,0 0 0 7 38,89 Ban hành chính sách cụ thể hóa của tỉnh 4. Nhanh, kịp thời 3 50 1 33,33 0 0,0 5. Bình thường 2 33,33 2 66,67 6 33,33 6. Chậm 1 16,67 0 0,0 12 66,67

Triển khai tổ chức thực hiện

7. Nhanh, kịp thời 1 16,67 0 0 0 0,0

8. Bình thường 3 50 1 33,33 5 27,78

9. Chậm 2 33,33 2 66,67 13 72,22

Qua bảng 4.3 cho thấy

- Về văn bản chính sách của Chính phủ ban hành được phần lớn các cán bộ Sở, BQL KCN đánh giá mức độ nhanh, kịp thời chiếm tỷ lệ 66,67 – 83,33%, chủ doanh nghiệp 0%. Mức độ bình thường được cán bộ Sở và BQL KCN chiếm 16,67% - 33,33%, chủ doanh nghiệp đánh giá mức độ bình thường chiếm 61,11%, mức độ chậm chiếm 38,89%.

- Về ban hành các văn bản cụ thể hóa của tỉnh Bắc Ninh: cán bộ Sở, BQL KCN cho rằng nhanh, kịp thời chiếm 33,33% – 50%, chủ doanh nghiệp đánh giá nhanh, kịp thời chiếm o%. Mức độ bình thường thì cán bộ Sở, BQL KCN chiếm 33,33% - 66,67%, doanh nghiệp chiếm 33,33%. Mức độ chậm trễ của văn bản thì cán bộ Sở, BQL KCN chiếm 0% - 16,67%, doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 12,67%.

- Về tổ chức triển khai thực hiện mức độ nhanh, kịp thời được cán bộ Sở đánh giá đạt 16,67%, doanh nghiệp 0%. Mức độ bình thường thì cán bộ Sở, BQL KCN đánh giá là 33,33 - 50%, doanh nghiệp chiếm 27,78%. Mức độ chậm thì cán bộ Sở và BQL KCN chiếm 33,33% - 66,67%, doanh nghiệp chiếm 72,22%.

Kết quả trên được giải thích như sau: các văn bản của Chính phủ ban hành sau đó phải chờ văn bản hướng dẫn từ Bộ Tài nguyên và Môi trường thì ở tỉnh mới ra văn bản cụ thể hóa các chính sách BVMT. Tỉnh ra văn bản lại gửi đến các doanh nghiệp nên thời gian nhận được văn bản bao giờ cũng chậm hơn so với các cán bộ ở các Phòng, Ban chuyên môn.

4.1.2.2. Phân công phối hợp của các cơ quan nhà nước về thực thi chính sách bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh

Phân công phối hợp nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, thuận lợi thực hiện cơ chế "một cửa" tại Ban quản lý theo quy định tại Nghị định 29/NĐ-CP. Tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thủ tục hành chính đơn giản, nhanh gọn, góp phần thúc đẩy các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; Phân định rõ trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Để quản lý nhà nước về BVMT tại KCN của tỉnh Bắc Ninh được tốt UBND tỉnh đã ra Quy chế phối hợp theo Quyết định số 47/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Ninh ngày 06 tháng 4 năm 2011. Sự phân công phối hợp được thể hiện ở sơ đồ 4.2.

Sơ đồ 4.2. Phân công phối hợp trong quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Ninh

Ban quản lý các khu công nghiệp UBND tỉnh

Sở Tài nguyên và Môi trường

Doanh nghiệp trong KCN tập trung

UBND cấp huyện

Phòng Tài nguyên môi trường huyện UBND cấp xã Doanh nghiệp Thanh tra Sở Trung tâm Quan trắc TNMT Chi cục Bảo vệ môi trường

* Sự phân công phối hợp giữa các cơ quan về bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Ninh

a. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường

1. Là thành viên Hội đồng thẩm định Báo cáo ĐTM do Ban quản lý tổ chức thẩm định;

2. Cử cán bộ tham gia các đoàn kiểm tra về công tác bảo vệ môi trường đột xuất hoặc định kỳ do Ban quản lý chủ trì;

3. Chủ trì, phối hợp với Ban quản lý trong việc kiểm tra, xác nhận kết quả chạy thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của các dự án đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN;

4. Chủ trì, phối hợp với Ban quản lý tiến hành giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Luật bảo vệ môi trường và các nội dung, yêu cầu của quyết định phê duyệt ĐTM của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN theo thẩm quyền và các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong KCN;

5. Chủ trì, phối hợp với Ban quản lý, cơ quan chức năng, UBND các huyện, thị xã, thành phố để giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường phát sinh từ KCN;

6. Cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại cho các doanh nghiệp trong KCN theo quy định;

7. Tổ chức thu thập, lấy mẫu, bảo quản, phân tích giám định mẫu để thực hiện nội dung hoạt động quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh và phục vụ xác minh, điều tra, xử lý những vụ việc có dấu hiệu tội phạm về môi trường;

8. Quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo quy định và kiến nghị của các cơ quan phối hợp.

9. Kiểm tra, thanh tra, giám sát các nguồn thải ra ngoài KCN và tổ chức thu phí bảo vệ môi trường theo quy định;

10. Phối hợp với BQL các KCN tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCN.

Chi cục Bảo vệ môi trường có các nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc Sở trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh việc tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi

trường chiến lược và việc thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật; giúp Giám đốc Sở kiểm tra việc thực hiện các nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường sau khi được phê duyệt và triển khai các dự án đầu tư;

- Điều tra, thống kê các nguồn thải, loại chất thải và lượng phát thải trên địa bàn tỉnh; trình Giám đốc Sở hồ sơ đăng ký hành nghề, cấp mã số quản lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật; kiểm tra việc thực hiện các nội dung đã đăng ký hành nghề quản lý chất thải ; làm đầu mối phối hợp với các cơ quan chuyên môn có liên quan và các đơn vị thuộc Sở giám sát các tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất trên địa bàn tỉnh;

- Giúp Giám đốc Sở phát hiện và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường; trình Giám đốc Sở việc xác nhận các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã hoàn thành việc xử lý triệt để ô nhiễm môi trường theo đề nghị của các cơ sở đó;

- Đánh giá, cảnh báo và dự báo nguy cơ sự cố môi trường trên địa bàn tỉnh; điều tra, phát hiện và xác định khu vực bị ô nhiễm môi trường, báo cáo và đề xuất với Giám đốc Sở các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và phục hồi môi trường;

- Giúp Giám đốc Sở xây dựng chương trình quan trắc môi trường, tổ chức thực hiện quan trắc môi trường theo nội dung chương trình đã được phê duyệt hoặc theo đặt hàng của tổ chức, cá nhân; xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường theo định kỳ, lập báo cáo diễn biến môi trường hàng năm và xây dựng quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh; theo dõi, kiểm tra kỹ thuật đối với hoạt động của mạng lưới quan trắc môi trường ở địa phương;

- Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Thanh tra Sở trong việc thực hiện thanh tra, phát hiện các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn và đề nghị Giám đốc Sở xử lý theo thẩm quyền; tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về môi trường theo phân công của Giám đốc Sở;

- Giúp Giám đốc Sở trong việc phối hợp với Cảnh sát môi trường thực hiện các nhiệm vụ về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, trao đổi thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường;

Trung tâm quan trắc : là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; thực hiện nhiệm vụ quan trắc môi trường tỉnh, xây dựng và quản lý dữ liệu môi trường, thống kê môi trường, xây dựng các báo cáo về chất lượng môi trường trong khuôn khổ chức năng, nhiệm vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường.

b. Trách nhiệm của Ban quản lý các KCN Bắc Ninh

1. Chịu trách nhiệm toàn diện về mọi hoạt động bảo vệ môi trường trong các KCN và thực hiện công khai thông tin về môi trường, cung cấp thông tin về các doanh nghiệp KCN cho các cơ quan phối hợp khi có yêu cầu;

2. Chủ trì, tổ chức hội đồng thẩm định và phê duyệt Báo cáo ĐTM, Báo cáo ĐTM bổ sung của các dự án đầu tư vào các KCN theo uỷ quyền về quản lý môi trường trong KCN;

3. Thẩm định và phê duyệt xác nhận đề án bảo vệ môi trường, xác nhận cam kết bảo vệ môi trường trong KCN (nếu được phân cấp hoặc uỷ quyền);

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực thi chính sách bảo vệ môi trường của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh (Trang 67 - 95)