Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực thi chính sách bảo vệ môi trường của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh (Trang 102 - 105)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3. Một số giải pháp về thực thi chính sách bảo vệ môi trườngcủa doanh

4.3.1. Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường

Như phần trên đã đề cập, hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường là yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả của thực thi chính sách BVMT của các doanh nghiệp trong KCN. Các quy phạm pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các cơ quan chuyên môn về môi trường chưa cụ thể và chưa đầy đủ… Để thực hiện pháp luật môi trường ở các khu công nghiệp đạt hiệu quả thì cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật môi trường với những nội dung chính sau:

- Cần có văn bản riêng cho việc bảo vệ môi trường không khí, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn môi trường đặc biệt là hệ thống tiêu chuẩn môi trường quốc gia về không khí. Hiện nay nước ta chưa có tiêu chuẩn giới hạn tối đa cho phép về ô nhiễm mùi.

- Cần có các quy định pháp luật cho việc áp dụng các công cụ tài chính và kinh tế trong hoạt động bảo vệ môi trường. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường nếu chỉ áp dụng các biện pháp hành chính, cưỡng chế thì rất khó đưa các quy định môi trường vào cuộc sống. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi, hỗ trợ kinh phí cho hoạt động môi trường để trang bị những thiết bị chuyên dùng giám sát môi trường, chứng tỏ Nhà nước quan tâm và tăng cường công tác quản lý về môi trường, từ đó sẽ tác động, khuyến khích và nâng cao

trách nhiệm các doanh nghiệp đang hoạt động trong khu công nghiệp về xử lý ô nhiễm môi trường cục bộ.

+ Khuyến khích các Ngân hàng, công ty bảo hiểm tham gia vào việc cung

cấp tài chính cho bảo vệ môi trường.

+ Huy động sự tham gia của các doanh nghiệp vào việc đầu tư nguồn lực

cho các hoạt động bảo vệ môi trường, áp dụng các chính sách khuyến khích đầu tư bảo vệ môi trường: giảm thuế nhập khẩu thiết bị bảo vệ môi trường, tín dụng lãi suất thấp cho vay đối với các công trình xử lý nước thải.

Cần phải có những quy phạm pháp luật để áp dụng những công cụ kinh tế như việc ban hành và thực thi các loại thuế, phí bảo vệ môi trường, cơ chế ký quỹ, đặt cọc hoàn trả, giấy phép phát thải và thị trường trao đổi quyền phát thải, các loại hình tổ chức tín dụng về môi trường như quỹ môi trường,…

Về phí: Trên cơ sở những phí đã có cần hoàn thiện thêm và mở rộng quy mô phí các loại phát thải khác như phí khí thải, rác thải. Đảm bảo theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, tiến tới giảm dần trợ cấp từ ngân sách địa phương hay Nhà nước cho những dịch vụ môi trường như hiện nay.

Về thuế: Nên hình thành một số loại thuế môi trường,… có thể tính thuế xả thải hay thuế đánh vào đầu sản phẩm. Việc Việt Nam ra nhập AFTA và WTO buộc chúng ta phải thay đổi một số thuế nhập khẩu hiện nay. Để bổ sung nguồn thu ngân sách Nhà nước nên triển khai các loại thuế môi trường. Điều này không chỉ có lợi cho quốc gia mà còn phù hợp với thông lệ quốc tế.

Nhãn môi trường: Đây là loại công cụ kinh tế rất có ý nghĩa cho người tiêu dùng và hình ảnh của doanh nghiệp tham gia vào xuất khẩu hàng hoá. Cần có các quy định và cơ chế để một số mặt hàng xuất khẩu cũng như tiêu thụ nội địa của Việt Nam được dán nhãn môi trường. Việc quy định của pháp luật cũng như xác định trách nhiệm dân sự của cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực môi trư- ờng hiện vẫn đang là một trong những vấn đề hết sức phức tạp, mới mẻ và chưa đáp ứng được thực tiễn yêu cầu bảo vệ môi trường. Do đó, cần hoàn thiện quy định trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực môi trường nói chung đối với các thành phần môi trường như: đất, nước, không khí, rác… nói riêng để đạt được tính thống nhất và phù hợp.

Cần phải quy định một cách đầy đủ và có hệ thống các loại trách nhiệm dân sự có thể áp dụng trong lĩnh vực môi trường để tạo điều kiện thuận lợi và cơ sở cho việc áp dụng. Quy định chi tiết các quy phạm làm cơ sở cho việc xác định

thiệt hại môi trường - yếu tố cơ bản và quan trọng trong việc xác định trách nhiệm môi trường.

Có thể thấy vướng mắc trong việc xác định trách nhiệm nhiều chủ thể cũng gây hại. Chẳng hạn, như đối với một khu công nghiệp, chất thải của một nhà máy vào môi trường được xác định là không vượt tiêu chuẩn cho phép. Nhưng chất thải của nhiều nhà máy gộp lại sẽ làm cho nồng độ các chất thải độc hại vào không khí, chất độc thải vào nguồn nước cao hơn nhiều so với mức độ cho phép. Vậy trên thực tế, tuy chưa có hành vi vi phạm pháp luật môi trường đối với từng chủ thể nhưng đã có thiệt hại xảy ra. Trong trường hợp này, có thể yêu cầu tất cả các nhà máy đều phải chịu trách nhiệm dân sự không. Để xác định một cách tương đối chuẩn xác và đầy đủ các thiệt hại môi trường thông lệ và kinh nghiệm quốc tế cho thấy cần phải dựa trên nhiều phương pháp khác nhau phù hợp với tính chất và mức độ thiệt hại.

Cần có các quy định nhằm giải quyết vấn đề xung đột luật trong trường hợp trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực môi trường có liên quan đến yếu tố nước ngoài. Chúng ta đều biết nhiều sự cố môi trường, ô nhiễm môi trường xảy ra có hiệu quả và ảnh hưởng rất lớn trong một phạm vi riêng. Thiệt hại mà nó gây ra đôi khi không chỉ đối với một quốc gia mà cả một khu vực. Chính vì thế, vấn đề bảo vệ môi trường không phải là trách nhiệm của riêng một quốc gia nào mà là vấn đề quốc tế. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có điều ước quốc tế để áp dụng điều chỉnh những trường hợp như thế. Vì vậy, quy định luật xung đột là rất cần thiết nhằm giải quyết các quan hệ về trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực môi trường có yếu tố nước ngoài.

Các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường theo Nghị định 81/2006/NĐ-CP còn quá thấp so với chi phí phải đầu tư thoả đáng cho công tác xử lý môi trường.

Cần quy định bổ sung thẩm quyền xử phạt của lực lượng cảnh sát môi trường. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính sửa đổi năm 2008 mới chỉ bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nhưng chưa bổ sung thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn như tạm giữ người, tang vật, phương tiện, khám xét. Nghị định số 81/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường chưa bổ sung thẩm quyền xử phạt của lực lượng cảnh sát môi trường đối với các hành vi cụ thể. Đặc biệt, tại Bộ luật Hình sự năm 1999, chương tội phạm về môi trường còn nhiều điểm chưa phù hợp nên áp dụng rất

khó khăn, hạn chế. Quy định các chế tài xử lý các hành vi chống đối, cản trở thực hiện các kết luận của cơ quan chuyên môn về môi trường đặc biệt là kết luận của thanh tra môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực thi chính sách bảo vệ môi trường của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)