Công tác thanh tra môi trường tỉnh Bắc Ninh qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực thi chính sách bảo vệ môi trường của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh (Trang 93)

Nội dung thanh tra Số lượng DN, CSSX được thanh tra (DN) Đơn vị thực hiện Chủ trì Phối hợp 2013 2014 2015 Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường 45 57 69 Sở TNMT Phòng TNMT huyện, cảnh sát môi trường Kiểm tra đấu

nối điểm xả thải 25 31 45

Ban Quản lý các KCN tỉnh

Sở TNMT

Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu tại quyết định phê duyệt ĐTM 22 27 31 Sở TNMT Phòng TNMT cấp huyện, Cảnh sát môi trường, Ban Quản lý KCN tỉnh

Thanh, kiểm tra theo kế hoạch 51 65 77 Sở TNMT Phòng TNMT, Ban QL các KCN tỉnh, Cảnh sát môi trường Thanh, kiểm tra

đột xuất 22 35 39 Cảnh sát môi trường Sở TNMT, phòng TNMT huyện

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh (2015) Tại hầu hết các địa phương, hoạt động thanh tra, kiểm tra pháp luật về bảo vệ môi trường đã trở thành hoạt động thường xuyên, trung bình hàng năm các địa phương tổ chức hơn 200 đoàn thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nhiều vụ việc vi phạm trên địa bàn.

Nhìn chung, thông qua công tác thanh tra, kiểm tra cho thấy tình hình chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở đã có chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn còn nhiều doanh nghiệp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi

trường, trong đó tập trung vào các nhóm hành vi: thực hiện không đúng các nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường đã được phê duyệt, xác nhận; quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định; xả nước thải, khí thải không đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường; kê khai thiếu hoặc trốn phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại và các loại phí môi trường khác.

Công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường tại địa phương còn một số tồn tại hạn chế như lực lượng cán bộ làm công tác kiểm tra, thanh tra còn mỏng, năng lực còn hạn chế; chưa được trang bị đầy đủ các trang thiết bị, phương tiện cần thiết và chưa được bố trí kinh phí tương xứng để hoạt động; các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường chưa được các địa phương xử lý kịp thời, thỏa đáng.

Bảng 4.15. Tình hình xử lý vi phạm về quản lý nước thải của các doanh nghiệp tại khu công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh

Nội dung vi phạm Lượt vi phạm Tổng mức xử phạt thực tế (tr.đồng) Khung xử phạt theo NĐ số 17/2009/NĐ- CP (tr.đồng)

1. SXKD khi chưa lập ĐTM bổ sung 2 140 70 – 100 2. SXKD khi không có cam kết BVMT 5 75 15- 20 3. Không tiến hành quan trắc định kỳ 3 30 10 – 15 4. Xả nước thải có nồng độ 5. chất ô nhiễm

vượt tiêu chuẩn cho phép dưới 2 lần 9 0,9 0,1 – 0,5 6. Không thực hiện đúng nội dung trong

cam kết BVMT 11 33 2 – 5

7. Nộp chậm phí thải

15 0,05%/ngày của

số nợ Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015) Năm 2009 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 117/2009/NĐ-CP quy định về mức phạt khi các doanh nghiệp cố tình vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường. Các vi phạm như không có báo cáo đánh giá tác động môi trường

về công tác quan trắc và nộp báo cáo hiện trạng môi trường là những lỗi tương đối nặng và có tính răn đe cao.

4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI THỰC THI CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH BẮC NINH MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH BẮC NINH 4.2.1. Nguồn lực của cơ quan thực thi chính sách

4.2.1.1. Điều kiện trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý môi trường

Mức độ ô nhiễm của nước thải, khí thải được đánh giá thông qua các chỉ tiêu và nồng độ của mỗi chỉ tiêu có trong nước thải, khí thải. Để đánh giá được mức độ ô nhiễm cần phải có nhân lực và hệ thống máy móc đo đếm, phân tích cũng như phươntg tiện hỗ trợ. Trang thiết bị phục vụ cho công tác này được trang bị cho Trung tâm Quan trắc và phân tích môi trường. Với hệ thống máy móc và trang thiết bị phục vụ cho quản lý nước thải hiện nay, trung tâm quan trắc hiện chỉ phân tích được các chỉ tiêu cơ bản như: pH, BOD, COD, TSS, Mn, Fe, Cd, Pd, Cu, Zn, Amoniac, Coliform; đối với các chỉ tiêu khác hoặc chỉ tiêu đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, cơ quan quản lý phải thuê các đơn vị kỹ thuật môi trường của các Bộ, Ngành trung ương. Thực tế này khiến công tác phân tích mất nhiều thời gian hơn, tăng chi phí và ảnh hưởng đến tiến độ thực thi chính sách bảo vệ môi trường. doanh nghiệp có phát sinh hơi dung môi, hơi hóa chất và các hơi, khí thải đặc trưng từ công nghệ sản xuất, trong đó có 5/7 doanh nghiệp chiếm 71,43% có lắp đặt hệ thống hoặc thiết bị xử lý hơi, khí độc (hấp phụ bằng than hoạt tính, Na2CO3 hoặc oxy hóa).

- Các Doanh nghiệp còn lại chưa đầu tư xây dựng hệ thống xử lý, chỉ thực hiện biện pháp giảm thiểu bằng hình thức hút cưỡng bức và pha loãng nồng độ nhờ quá trình tự làm sạch của không khí.

° Đối với công tác xử lý bụi

- Trong tổng số 50 doanh nghiệp cung cấp thông tin có 33 doanh nghiệp có phát sinh bụi các loại (bụi sơn, bụi gỗ, bụi kim loại, bụi vải,…), trong đó có 12 doanh nghiệp lắp đặt hệ thống hoặc thiết bị xử lý bụi, phương pháp cụ thể như sau:

- Bụi sơn được xử lý bằng màng nước hoặc màng xốp khô (bằng bông, vải). - Bụi gỗ và các loại bụi có kích thước và trọng lượng nhỏ khác được thu hồi bằng hệ thống máy hút bụi, hệ thống lọc bụi hoặc lắng trọng lực (cyclon khô).

Bảng 4.16. Trang thiết bị phục vụ việc lấy mẫu và phân tích môi trường nước của Trung tâm Quan trắc tài nguyên môi trường tỉnh

Tên thiết bị Nước SX

Thiết bị lấy mẫu nước cầm tay Mỹ

Tủ sấy Mỹ

Máy phân tích cực phổ Việt Nam

Tủ ổn nhiệt BOD Mỹ

Máy so màu DR 5000 Mỹ

Quang phổ kế Odyssey năm sx 2006 Mỹ

Máy đo COD năm sx 2006 Mỹ

Tủ ấm dùng cho BOD năm sx 2006 Canada

Bộ lọc nhôm năm sx 2006 Canada

Phễu lọc từ tính 300 ml năm sx 2006 Canada

Phễu lọc từ tính 300 ml năm sx 2006 Canada

Phễu lọc từ tính 300 ml năm sx 2006 Canada

Tủ hút ẩm năm sx 2006 Canada

Máy đo độ dẫn điện năm sx 2006 Mỹ

Cân phân tích năm sx 2006 Mỹ

Cân kỹ thuật năm sx 2006 Mỹ

Máy cực phổ năm sx 2006 Mỹ

Thiết bị lấy mẫu nước dạng nằm 1920-H65 năm sx 2006 Mỹ Thiết bị lấy mẫu nước dạng nằm 7510-C52 năm sx 2006 Mỹ

Máy định vị cầm tay năm sx 2006 Mỹ

Máy lấy mẫu nước thải tự động năm sx 2006 Mỹ Bộ đo lưu lượng nước bằng các weirs năm sx 2006 Mỹ Máng dẫn nước sách tay kiểu Palmer-Bowlux năm sx 2006 Mỹ Máy kiểm tra chất lượng nước TOA năm sx 2006 Mỹ

Máy đo lưu lượng máng hở năm sx 2006 Mỹ

Máy cất nước 2 lần năm sx 2008 Việt Nam

Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử năm sx 2009 Mỹ Thiết bị đo độ sâu mực nước năm sx 2009 Việt Nam

Nguồn: Trung tâm Quan trắc Tài nguyên môi trường Bắc Ninh (2015)

* Phương tiện đo đếm các chỉ số môi trường

và cán bộ môi trường cấp xã không được trang bị các thiết bị đo đếm phục vụ công tác giám sát môi trường ở địa phương ngay cả khi đó là những máy đo đạc đơn giản.

* Các phương tiện phục vụ đi lại trong công tác quản lý môi trường

Các hoạt động: Đi thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh; đi lấy mẫu phục vụ quan trắc, giám sát môi trường; cán bộ huyện, xã đi tập huấn, dự hội thảo, phổ biến chính sách môi trường... phần lớn phải tự bố trí, sắp xếp phương tiện đi lại sao cho hoàn thành nhiệm vụ.

* Phương tiện thông tin, liên lạc

Ở cấp Sở, các phòng ban đều được mạng tin học Việt Nam tài trợ máy vi tính. Xuống tới cấp huyện và cấp xã, phương tiện thông tin, liên lạc đều trông chờ vào nguồn ngân sách, bởi vậy Phòng tài nguyên môi trường cấp huyện có 5 – 8 máy vi tính phục vụ công việc cho các cán bộ làm quản lý về đất đai là chủ yếu. Còn ở cấp xã, cán bộ kiêm nhiệm về môi trường không được đầu tư phương tiện cá nhân phục vụ công việc.

4.2.1.2. Điều kiện về tài chính phục vụ công tác quản lý môi trường

Chi ngân sách cho công tác BVMT qua các năm đều tăng lên. Năm 2013 là 8.350 triệu đồng, chiếm 0,37% so với tổng chi ngân sách. Năm 2014 tăng lên 25.515 triệu đồng, chiếm 0,94%. Năm 2015 là 31.201 triệu đồng, chiếm 13,81%. Theo báo cáo của Sở Tài chính cho thấy chi sự nghiệp BVMT của tỉnh Bắc Ninh qua các năm đã được tăng lên, song chủ yếu phục vụ cho các công trình vệ sinh công cộng, trang thiết bị thu gom rác sinh hoạt, vệ sinh môi trường ở đô thị chưa có sự đầu tư cao việc xây lắp hệ thống xử lý chất thải từ các doanh nghiệp trong KCN.

Một thách thức đặt ra giữa yêu cầu BVMT và lợi ích kinh tế trước mắt trong đầu tư phát triển đó là nhu cầu về nguồn vốn cho BVMT ngày càng tăng với khả năng có hạn của ngân sách nhà nước và sự đầu tư có hạn của người dân và doanh nghiệp cho công tác BVMT. Theo quy định, doanh nghiệp phải đầu tư 10% trên tổng số vốn đầu tư sản xuất – đây là cái khó đối với Bắc Ninh vì bất cập giữa vốn đầu tư cho phát triển kinh tế và vốn chi cho xử lý môi trường. Nguồn ngân sách tỉnh dành cho việc trang bị cơ sở vật chất và trang thiết bị còn hạn hẹp, nhiều nơi phải dựa vào nguồn tài trợ từ các dự án hợp tác với nước ngoài để trang bị máy móc phục vụ công việc quản lý môi trường trên địa bàn.

Việc đầu tư kinh phí để đầu tư và vận hành trang thiết bị xử lý ô nhiễm là rất tốn kém, nếu có đầu tư thì cũng không thể đều cho các KCN là do việc xây lắp hệ thống xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường chi phí rất cao, đó chính là việc bất cập giữa vốn đầu tư phát triển kinh tế và vốn đầu tư cho BVMT.

4.2.1.3. Nguồn nhân lực phục vụ cho quản lý môi trường

a. Trình độ học vấn của cán bộ quản lý

Trình độ văn hóa là một yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng của đội ngũ cán bộ. Người cán bộ có trình độ học vấn cao có kiến thức về quản lý, có khả năng tư duy sáng tạo, lập kế hoạch triển khai, thực hiện chính sách xuống cơ sở địa phương, nắm bắt nhanh tình hình tô nhiễm môi trường khi các doanh nghiệp trong KCN xả các chât thải ra môi trường nhằm phát hiện kịp thời để từ đó có những giải pháp phù hợp.Trình độ chuyên môn của các cán bộ quản lý môi trường được thể hiện ở bảng 4.

Bảng 4.17. Tổng hợp trình độ chuyên môn của các cán bộ tham gia thanh tra môi trường khu công nghiệp

SL cán bộ (người) Trình độ ĐH Sau ĐH SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) 1. Cấp tỉnh - Thanh tra Sở 5 4 80 1 20

- Phòng kiểm soát môi

trường Chi cục BVMT 3 3 100

2. Cấp Huyện

- Phòng TNMT 2 2 100

3. Cấp xã

Cán bộ địa chính 1 1 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm (2015) Qua bảng 4.17 ta có thể thấy, ở cấp tỉnh 100% các cán bộ có trình độ đại học trở lên. Ở cấp huyện, 100% cán bộ có trình độ chuyên môn là Đại học và không có cán bộ nào có trình độ sau đại học. Ở cấp xã, có 1 cán bộ có trình độ Cao đẳng. Như vậy, trình độ chuyên môn của các cán bộ cấp tỉnh và cấp huyện là khá cao. Đây là một điều kiện quan trọng để công tác quản lý BVMT được thực

Tuy trình độ chuyên môn của các cán bộ cao nhưng lại ít người có chuyên ngành về quản lý môi trường, đây lại trở thành một trở ngại lớn trong công tác quản lý, đặc biệt là đối với công tác quản lý việc thực thi chính sách BVMT.

Bảng 4.18. Số cán bộ thanh tra có chuyên ngành về quản lý BVMT các cấp

Đơn vị Số cán bộ (người)

Có chuyên môn về quản lý môi trường

SL (người) CC (%)

Cấp tỉnh 13 3 23,08

1. Thanh tra Sở 5 1 20

2. Phòng kiểm soát môi trường -

Chi cục BVMT 3 1 33,33 3. Phòng thanh tra – BQL KCN 5 1 20 Cấp huyện 2 0 0 Phòng TNMT 2 0 0 Cấp xã 1 0 0 Cán bộ địa chính 1 0 0 Tổng 16 3 18,75

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015) Như vậy, ở cấp tỉnh có 03 cán bộ chiếm 23,08% có chuyên môn về quản lý môi trường trong đó thanh tra Sở có 01 cán bộ, Chi cục BVMT có 01 cán bộ , Phòng thanh tra - BQL KCN có 01 cán bộ có chuyên môn về quản lý môi trường, cấp huyện có 02 cán bộ nhưng không có cán bộ nào có chuyên môn về quản lý môi trường và cấp xã có 01 cán bộ nhưng cũng không có chuyên môn về quản lý môi trường. Với tỷ lệ trên cho thấy cán bộ có chuyên môn về quản lý môi trường của tỉnh Bắc Ninh còn thấp.

Để khắc phục tình trạng trên cần tập huấn nâng cao trình độ chuyên ngành cho cán bộ về quản lý BVMT nhằm kịp thời phát hiện hành vi vi phạm về môi trườngcủa các doanh nghiệp.

Hộp 4.1. Tham gia đoàn thanh tra nhưng chuyên môn về quản lý BVMT chưa nhiều…

Tôi tham gia vào đoàn thanh tra liên ngành đến các doanh nghiệp kiểm tra về công tác BVMT nhưng chuyên môn về quản lý BVMT của bản thân chưa nhiều. Tôi muốn tham gia các khóa học về quản lý BVMT nhiều hơn nữa để có thể có những đóng góp thiết thực hơn cho đoàn thanh tra.

(Nguyễn Thị Thanh Mai,, phòng thanh tra của BQL KCN)

Hộp 4.2. Tỉnh cần bổ sung trạm quan trắc tại các khu công nghiệp

4.2.2. Nhận thức của doanh nghiệp

Việc cam kết bảo vệ môi trường; đánh giá tác động môi trường là thủ tục đóng vai trò to lớn trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vũng, nó là công cụ pháp lý và kỹ thuật quan trọng để xác định, phân tích, dự báo tác động môi trường của các dự án, các kế hoạch, quy hoạch phát triển; cung cấp luận cứ khoa học cho chính quyền, cơ quan quản lý chuyên ngành và doanh nghiệp cân nhắc trong quá trình ra quyết định đầu tư, là thủ tục rất cần thiết.

Theo quy định của pháp luật môi trường, các dự án của doanh nghiệp đều phải thực hiện việc lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặt lập Bản cam kết bảo vệ môi trường trước khi đầu tư xây dựng và các trách nhiệm khác về bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động như: Quan trắc định kỳ, quản lý chất thải rắn thông thường và nguy hại; giấy phép xả thải,…Nhìn chung các doanh nghiệp đã có ý thức trong công tác bảo vệ môi trường, tuy nhiên trong tổ chức Tỉnh cần bổ sung các trạm quan trắc tại các khu công nghiệp để thường xuyên thoi dõi, kiểm tra phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm về BVMT của các doanh nghiệp như: phát hiện sớm doanh nghiệp nào xả nước thải chưa qua xử lý tại doanh nghiệp mà xả thải trực tiếp ra khu xử lý hoặc ra thẳng môi trường bên ngoài gây ô nhiễm các nguồn nước. Mỗi KCN nên có từ 1 đến 2 Trạm quan trắc nhằm tuyên truyền và hướng dẫn các biện pháp BVMT.

thực hiện, theo đánh giá thì việc chấp hành, áp dụng đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh vẫn còn tồn tại hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực thi chính sách bảo vệ môi trường của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)