3.2.1. Phương pháp chọn điểm
Nghiên cứu đề tài nàytôi tiến hành trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên do thời gian và nhân lực có hạn nên tôi chỉ chọn KCN Yên Phong - Huyện Yên Phong, KCN Quế Võ - thành phố Bắc Ninh điển hình cho việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường.
+ KCN Yên Phong: Là một trong những KCN phát triển nhanh và có số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất và thải ra môi trường lượng chất thải vừa.
+ KCN Quế Võ: Là KCN có số lượng doanh nghiệp lớn sản xuất thải ra môi trường lượng chất thải nhiều.
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
* Số liệu thứ cấp: thông qua nguồn tài liệu đã công bố bao gồm tài liệu từ Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh, Ban quản lý các khu công nghiệp, các văn bản, sách báo, tạp chí, các luận văn, các báo cáo và một số tài liệu được tìm trên mạng internet có liên quan đến đề tài.
* Số liệu sơ cấp: Để thu thập tài liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu đề tài thì phương pháp chủ yếu là điều tra chọn mẫu: Chọn trên 2 khu công nghiệp là khu công nghiệp Quế Võ I - TP Bắc Ninh và khu công nghiệp Yên Phong - huyện Yên Phong các khu công nghiệp này có mức độ ô nhiễm môi trường khác nhau nhằm so sánh mức độ ô nhiễm của 2 KCN thuộc tỉnh Bắc Ninh.
- Điều tra doanh nghiệp
Bảng 3.6. Phân loại mẫu điều tra doanh nghiệp trong khu công nghiệp
STT Loại hình kinh doanh KCN Quế Võ
KCN Yên Phong
Tổng mẫu
Nhóm 1 Mạ, tái chế, luyện kim, tuyển quặng
5 3 8
Nhóm 2 Sản xuất Sơn, cơ khí, thực phẩm, hóa chất
13 8 21
Nhóm 3
Sản xuất linh kiện điện, điện tử, may mặc, vật liệu xây dựng, chế biến công nghiệp
12 9 21
Tổng 30 20 50
- Điều tra cán bộ
+ Chủ doanh nghiệp: 18 người
+ Cán bộ quản lý môi trường KCN: 03 người.
+ Cán bộ quản lý Nhà nước về môi trường: tỉnh 06 người, huyện 01 người, thành phố 01 người, xã 2 người.
- Thu thập số liệu bằng cách: điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm.
3.2.3. Phương pháp tổng hợp xử lý thông tin và số liệu
* Công cụ xử lý số liệu bằng phần mềm excel.
* Phương pháp xử lý thông tin thông qua việc thống kê các tiêu chí phục vụ cho việc nghiên cứu.
3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu
* Phương pháp thống kê mô tả và so sánh
+ Phản ánh và phân tích mức độ của hiện tượng: Thông qua việc sử dụng các con số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để phân tích.
+ Phản ánh và phân tích tình hình biến động của hiện tượng
Sử dụng dãy số thời gian về dân số, số chợ, trường học, cơ quan, điểm đổ rác qua các năm.
+ Phương pháp so sánh: so sánh lượng chất thải thải ra môi trường của các doanh nghiệp tại 2 khu KCN Quế Võ và KCN Yên Phong.
* Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Bằng cách trao đổi, thảo luận với các nhà lãnh đạo, các nhà tổ chức quản lý: Giám đốc Sở tài nguyên và môi trường, Trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp.
Ngoài ra trong nghiên cứu đề tài chúng tôi sử dụng một số phương pháp khác - Phương pháp khảo sát thực địa: Để thống kê được thực trạng, tình hình phân bố các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh…
- Phương pháp dự báo: Nhằm đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm trên địa bàn nghiên cứu.
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu dùng nghiên cứu đề tài
3.2.5.1. Nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách bảo vệ môi trường của doanh nghiệp tại các khu công nghiệp
- Tình hình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp tại 02 KCN Yên Phong và Quế Võ như: xử lý chất thải rắn, nước thải và khí thải.
3.2.5.2. Tổ chức tuyên truyền việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh
- Tuyên truyền qua thông tin đại chúng.
- Tuyên truyền bằng văn bản, qua các cuộc thi hoặc tập huấn cho các doanh nghiệp tại các KCN.
3.2.5.3. Kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện quy chế bảo vệ môi trường
- Thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch, thanh tra đột xuất của đoàn thanh tra chuyên ngành và liên ngành.
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. TÌNH HÌNH THỰC THI CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI KHU CÔNG NGHIỆP TRƯỜNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH
4.1.1. Khái quát một số chính sách về bảo vệ môi trường ở khu công nghiệp
Chính sách là một trong những công cụ mà Nhà nước sử dụng trong công tác quản lý. Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó của nền kinh tế xã hội do chính phủ thực hiện. Nó bao gồm mục tiêu mà chính phủ muốn đạt được và phương pháp để đạt được mục tiêu đó. Một chính sách đúng đắn, đúng hướng và phù hợp thực tiễn mới đem lại hiệu quả cao.
Trong những năm gần đây hệ thống các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường được chú ý hoàn thiện và đã góp phần quan trọng vào công tác BVMT của cả nước. Hiện nay, Luật BVMT năm 1993 đã được sửa đổi và bổ sung, thay thế bằng Luật BVMT năm 2005. So với Luật 1993 luật sửa đổi có một số điểm mới như: Phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh áp dụng cụ thể hơn; quy định rõ và cụ thể các nguyên tắc cơ bản; Quy định BVMT cụ thể đối với các ngành, lĩnh vực, với từng địa bàn, khu vực; sử dụng đồng bộ các công cụ, biện pháp quản lý môi trường... Bên cạnh việc ban hành các chủ trương, chính sách và pháp luật, việc tổ chức triển khai thực thi các văn bản này đã được các cấp, các ngành chú trọng.
Trước khi luật BVMT 2005 ra đời chưa có một văn bản chính sách nào đề cập cụ thể tới công tác BVMT trong các khu công nghiệp mà chỉ có các chính sách về môi trường có liên quan đến khu công nghiệp. Sau năm 2005, để hoàn thiện hệ thống chính sách BVMT khu công nghiệp thì hàng loạt các văn bản chính sách được ra đời nhằm thực hiện việc kiểm soát ô nhiễm tại các KCN được thể hiện ở bảng 4.1.
Bảng 4.1. Số lượng văn bản quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực liên quan đến chính sách bảo vệ môi trường
Cơ quan ban hành UBTVQH Chính phủ Bộ TN & MT T.Bắc Ninh Cộng
Lĩnh vực BVMT 1 5 9 7 22
Tổng số văn bản quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực có liên quan đến BVMT khu công nghiệp là 22 văn bản (phụ lục 1: hệ thống văn bản chính sách). Ngoài ra còn có các văn bản quy chuẩn về môi trường đang còn hiệu lực liên quan đến bảo vệ môi trường khu công nghiệp được thể hiện ở bảng 4.2.
Bảng 4.2. Các tiêu chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Tiêu chuẩn TCVN về nước thải TCVN về khí thải và tiếng ồn TCVN chất thải Cộng
Bảo vệ môi trường 20 8 5 33
Nguồn: Tổng hợp qua website Bộ TN và MT (2015) Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực BVMT là tương đối đầy đủ và hoàn thiện vì đã có các Nghị định, Thông tư, Hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, hiệu lực thi hành của luật pháp và chính sách BVMT đối với cụm công nghiệp, khu công nghiệp còn thấp do sự phân cấp quản lý còn chồng chéo. Cán bộ quản lý môi trường cấp huyện, cấp xã chưa có chuyên môn về quản lý bảo vệ môi trường. Bởi vậy các văn bản pháp lý về BVMT chưa đi vào cuộc sống của người dân cũng như các doanh nghiệp.
4.1.2. Hệ thống tổ chức bộ máy thực thi chính sách bảo vệ môi trường của tỉnh Bắc Ninh
4.1.2.1. Về tổ chức bộ máy quản lý
Hiện nay, hệ thống tổ chức bộ máy quản lý về môi trường ở nước ta cơ bản đã hoàn chỉnh. Tại cấp Trung ương, cơ quan chịu trách nhiệm về vấn đề môi trường là Bộ Tài nguyên và Môi trường; tại cấp tỉnh là sở Tài nguyên và Môi trường; tại cấp huyện là Phòng tài nguyên và Môi trường và tại cấp xã có bộ phận chuyên quản về lĩnh vực môi trường. Đối với Bắc Ninh, tổ chức bộ máy quản lý về môi trường đã từng bước được kiện toàn và hoàn thiện.
Các cơ quan, đơn vị, Phòng ban tham gia vào công tác quản lý môi trường từ cấp tỉnh đến cấp xã được thực hiện qua sơ đồ 4.1.
Sơ đồ 4.1. Sơ đồ tổ chức các cơ quan quản lý môi trường tỉnh Bắc Ninh
Qua sơ đồ 4.1 trên ta có thể thấy chức năng nhiệm vụ hiện nay của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường của tỉnh Bắc Ninh.
Sở Tài nguyên và Môi trường - tỉnh Bắc Ninh, là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về môi trường theo quy định của pháp luật. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Tại cấp huyện: Phòng Tài nguyên và môi trường của các huyện, thành phố, thị xã chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND huyện, thành phố, thị xã, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh.
UBND tỉnh Bắc Ninh Bộ Tài nguyên và Môi trường Sở Tài nguyên và Môi trường
Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường Chi cụcbảo vệ môi
trường
Cán bộ địa chính xã Phòng Tài nguyên và môi trường cấp huyện
Đối với cấp xã chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND xã, phường, thị trấn, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng Tài nguyên và môi trường huyện, thị xã, thành phố.
Về tổ chức các hoạt động chống ô nhiễm môi trường: với chức năng là cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, trong những năm qua, UBND tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức chỉ đạo các cấp, các ngành cùng với các đoàn thể và quần chúng nhân dân tham gia hoạt động BVMT trên phạm vi toàn tỉnh và BVMT của các khu công nghiệp. Các hoạt động này đã thu được các kết quả quan trọng, bước đầu có tác dụng giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong các khu công nghiệp.
Tuy nhiên, trong tổ chức bộ máy này còn nhiều bất cập cả về số lượng và chất lượng nên chưa đáp ứng được hết yêu cầu đặt ra.
Đánh giá của cán bộ thực hiện chính sách BVMT về mức độ kịp thời của các văn bản được thể hiện ở bảng 4.3.
Bảng 4.3. Đánh giá của cán bộ các cấp về mức độ khẩn trương trong công tác triển khai chính sách bảo vệ môi trường
Chính sách Cán bộ Sở Cán bộ BQL KCN Doanh nghiệp SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) Ban hành chính sách của Chính Phủ 1. Nhanh, kịp thời 5 83,33 2 66,67 0 0,0 2. Bình thường 1 16,67 1 33,33 11 61,11 3. Chậm 0 0,0 0 0 7 38,89 Ban hành chính sách cụ thể hóa của tỉnh 4. Nhanh, kịp thời 3 50 1 33,33 0 0,0 5. Bình thường 2 33,33 2 66,67 6 33,33 6. Chậm 1 16,67 0 0,0 12 66,67
Triển khai tổ chức thực hiện
7. Nhanh, kịp thời 1 16,67 0 0 0 0,0
8. Bình thường 3 50 1 33,33 5 27,78
9. Chậm 2 33,33 2 66,67 13 72,22
Qua bảng 4.3 cho thấy
- Về văn bản chính sách của Chính phủ ban hành được phần lớn các cán bộ Sở, BQL KCN đánh giá mức độ nhanh, kịp thời chiếm tỷ lệ 66,67 – 83,33%, chủ doanh nghiệp 0%. Mức độ bình thường được cán bộ Sở và BQL KCN chiếm 16,67% - 33,33%, chủ doanh nghiệp đánh giá mức độ bình thường chiếm 61,11%, mức độ chậm chiếm 38,89%.
- Về ban hành các văn bản cụ thể hóa của tỉnh Bắc Ninh: cán bộ Sở, BQL KCN cho rằng nhanh, kịp thời chiếm 33,33% – 50%, chủ doanh nghiệp đánh giá nhanh, kịp thời chiếm o%. Mức độ bình thường thì cán bộ Sở, BQL KCN chiếm 33,33% - 66,67%, doanh nghiệp chiếm 33,33%. Mức độ chậm trễ của văn bản thì cán bộ Sở, BQL KCN chiếm 0% - 16,67%, doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 12,67%.
- Về tổ chức triển khai thực hiện mức độ nhanh, kịp thời được cán bộ Sở đánh giá đạt 16,67%, doanh nghiệp 0%. Mức độ bình thường thì cán bộ Sở, BQL KCN đánh giá là 33,33 - 50%, doanh nghiệp chiếm 27,78%. Mức độ chậm thì cán bộ Sở và BQL KCN chiếm 33,33% - 66,67%, doanh nghiệp chiếm 72,22%.
Kết quả trên được giải thích như sau: các văn bản của Chính phủ ban hành sau đó phải chờ văn bản hướng dẫn từ Bộ Tài nguyên và Môi trường thì ở tỉnh mới ra văn bản cụ thể hóa các chính sách BVMT. Tỉnh ra văn bản lại gửi đến các doanh nghiệp nên thời gian nhận được văn bản bao giờ cũng chậm hơn so với các cán bộ ở các Phòng, Ban chuyên môn.
4.1.2.2. Phân công phối hợp của các cơ quan nhà nước về thực thi chính sách bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh
Phân công phối hợp nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, thuận lợi thực hiện cơ chế "một cửa" tại Ban quản lý theo quy định tại Nghị định 29/NĐ-CP. Tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thủ tục hành chính đơn giản, nhanh gọn, góp phần thúc đẩy các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; Phân định rõ trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Để quản lý nhà nước về BVMT tại KCN của tỉnh Bắc Ninh được tốt UBND tỉnh đã ra Quy chế phối hợp theo Quyết định số 47/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Ninh ngày 06 tháng 4 năm 2011. Sự phân công phối hợp được thể hiện ở sơ đồ 4.2.
Sơ đồ 4.2. Phân công phối hợp trong quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Ninh
Ban quản lý các khu công nghiệp UBND tỉnh
Sở Tài nguyên và Môi trường
Doanh nghiệp trong KCN tập trung
UBND cấp huyện
Phòng Tài nguyên môi trường huyện UBND cấp xã Doanh nghiệp Thanh tra Sở Trung tâm Quan trắc TNMT Chi cục Bảo vệ môi trường
* Sự phân công phối hợp giữa các cơ quan về bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Ninh
a. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Là thành viên Hội đồng thẩm định Báo cáo ĐTM do Ban quản lý tổ chức thẩm định;
2. Cử cán bộ tham gia các đoàn kiểm tra về công tác bảo vệ môi trường đột xuất hoặc định kỳ do Ban quản lý chủ trì;
3. Chủ trì, phối hợp với Ban quản lý trong việc kiểm tra, xác nhận kết quả chạy thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của các dự án đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN;
4. Chủ trì, phối hợp với Ban quản lý tiến hành giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Luật bảo vệ môi trường và các nội dung, yêu cầu của quyết định phê duyệt ĐTM của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN theo thẩm quyền và các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong KCN;
5. Chủ trì, phối hợp với Ban quản lý, cơ quan chức năng, UBND các huyện, thị xã, thành phố để giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường phát sinh từ KCN;
6. Cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại cho các doanh nghiệp trong KCN theo quy định;