Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực thi chính sách bảo vệ môi trường của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh (Trang 56)

3.1.1. Địa lý tự nhiên – tài nguyên môi trường

Bắc Ninh là tỉnh nằm trong vùng châu thổ Sông Hồng, thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Vị trí địa lý nằm trong phạm vi từ 20o 58’ đến 21o 16’ vĩ độ Bắc và 105o54’ đến 106o 19’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang; Phía Đông và Đông Nam giáp với tỉnh Hải Dương; Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên; Phía Tây giáp thành phố Hà Nội.

Địa hình

Với vị trí nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nên địa hình của tỉnh Bắc Ninh khá bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy nước mặt đổ về sông Cầu, sông Đuống và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình trên toàn tỉnh không lớn. Vùng đồng bằng chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh có độ cao phổ biến từ 3 – 7m so với mực nước biển và một số vùng thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ. Địa hình trung du đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ khoảng (0,53%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh được phân bố rải rác thuộc thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, huyện Quế Võ, các đỉnh núi có độ cao phổ biến từ 60 – 100m, đỉnh cao nhất là núi Bàn Cờ (thành phố Bắc Ninh) cao 171m, tiến đến là núi Bu (huyện Quế Võ) cao 103m, núi Phật Tích (huyện Tiên Du) cao 84m và núi Thiên Thai (huyện Gia Bình) cao 71m.

Thủy văn

Mạng lưới sông ngòi thuộc tỉnh Bắc Ninh khá dày đặc, mật độ khá cao từ 1,0 – 1,2km/km2 (theo số liệu của Đài KTTV Bắc Bộ) với 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình.

Sông Đuống: có chiều dài 67km trong đó 42km nằm trên phạm vi tỉnh Bắc Ninh, tổng lượng nước bình quân năm là 31,6 tỷ m3. Tại Bến Hồ, mực nước cao nhất ghi lại là 9,7m, mực nước thấp nhất tại đây là 0,07m; Lưu lượng dòng chảy vào mùa mưa là 3053,7m3/s và mùa khô là 728m3/s.

Sông Cầu: Có tổng chiều dài là 289km, trong đó đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài khoảng 69km và đồng thời là ranh giới tỉnh giữa Bắc Ninh với Bắc

Giang, có tổng lưu lượng nước hàng năm khoảng 5 tỷ m3. Tại Đáp Cầu, mực nước cao nhất ghi được là 7,84m, mực nước thấp nhất là âm 0,19m. Lưu lượng dòng chảy vào mùa mưa là khoảng 1288,5m3/s và vào mùa khô là 52,74m3/s.

Sông Thái Bình: Thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, sông có chiều dài khoảng 93km trong đó đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 16km, có tổng lưu lượng nước hàng năm khoảng 35,95 tỷ m3. Do phần lớn lưu vực sông bắt nguồn từ các vùng đồi trọc miền Đông Bắc, đất đai bị xói mòn nhiều nên hàm lượng phù sa lớn. Mặt khác, với đặc điểm lòng sông rộng, độ dốc thấp và đáy nông nên sông Thái Bình là một trong những sông có lượng phù sa bồi đắp nhiều nhất. Tại trạm thủy văn Cát Khê, lưu lượng dòng chảy vào mùa mưa là khoảng 2224,71m3/s và vào mùa khô là 336,45m3/s.

Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có sông Cà Lồ nằm ở phía Tây của tỉnh, một phần của sông có chiều dài 6,5km là đường ranh giới tỉnh giữa Bắc Ninh với thành phố Hà Nội và hệ thống sông ngòi nội địa như sông Ngũ Huyện Khê, sông Dâu, sông Bội, sông Tào Khê, sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình.

Với hệ thống sông ngòi khá dày đặc và có lưu lượng nước mặt dồi dào, thủy văn của tỉnh Bắc Ninh đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác tưới và tiêu thoát nước trên địa bàn toàn tỉnh.

Khí hậu

- Nhiệt độ - độ ẩm: Bắc Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn mùa khá rõ rệt, có mùa đông lạnh, mùa hè nóng nực.Trong khoảng 12 năm trở lại đây, nhiệt độ trung bình năm là 24oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29,4oC (tháng 7), nhiệt độ trung bình thấp nhất là 17,4oC (tháng 1). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 12oC.

Độ ẩm tương đối trung bình của Bắc Ninh khoảng 81%, độ chênh lệch về độ ẩm giữa các tháng không lớn, độ ẩm tương đối trung bình thấp nhất từ 72% đến 75% thường xảy ra từ tháng 10 đến tháng 12 trong năm.

- Lượng mưa

Lượng mưa trung bình hàng năm tại Bắc Ninh khoảng 1500mm nhưng phân bổ không đều trong năm.Mùa mưa chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm. Khu vực có lượng mưa trung bình lớn nhất thuộc thị xã Từ Sơn, huyện Yên Phong, huyện Tiên Du, còn khu vực có lượng mưa trung bình nhỏ nhất thuộc huyện Quế Võ.

- Số giờ nắng - gió

Khoảng 12 năm trở lại đây, tổng số giờ nắng trung bình là 1417 giờ, trong đó tháng có giờ nắng trung bình lớn nhất là tháng 7 với 168 giờ, tháng có giờ nắng trung bình ít nhất là tháng 1 với 64 giờ. Hàng năm có hai mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, tốc độ gió trung bình vào tháng 1 khoảng 2,6m/s; gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm gây mưa rào, tốc độ trung bình vào tháng 7 khoảng 2,4m/s.

Tài nguyên đất

Theo số liệu kiểm kê đất năm 2010, tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh là 82,272 km2; Diện tích lớn nhất là đất nông nghiệp chiếm 65,85%, trong đó đất Lâm nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ chỉ với 0,81%; Đất phi nông nghiệp chiếm 33,31% trong đó đất ở chiếm 12,83%; Diện tích đất chưa sử dụng chiếm 0,84%.

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của tỉnh Bắc Ninh từ năm 2013-2015

ĐVT: ha

STT Loại đất 2013 2014 2015 So sánh (%) 14/13 15/14 BQ

1 Đất nông nghiệp 48.716 48.256 46.870 99,06 97,12 98,09 2 Đất phi nông nghiệp 32.975 33.465 34.914 101,49 104,33 102,91 2.1 Đất xây dựng trụ sở

cơ quan, công trình sự nghiệp 208 208 218 100 104,81 102,41 2.2 Đất khu công nghiệp 3.445 3.588 4.367 104,15 121,71 112,93 Đất xây dựng KCN 2.764 2.784 3.439 100,72 123,53 112,13 Đất xây dựng CCN 681 804 928 118,06 115,42 116,74 2.3 Đất phát triển hạ tầng 11.991 12.200 12.591 101,74 103,20 102,47 2.4 Đất ở tại đô thị 1.794 1.798 1.897 100,22 105,51 102,87 3 Đất chưa sử dụng 580 550 487 94,83 88.55 91,69

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

Gần một thế kỷ đã qua, Bắc Ninh - đất Kinh Bắc thủa nào vẫn là một miền đất trù phú tiềm ẩn những điểu kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và gìn giữ những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trên chặng đường hơn 15 năm kể từ ngày tái lập, Bắc Ninh đã phát huy truyền thông cách mạng, năng động, sáng tạo, đổi mới, tạo nên những bước chuyển biến mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội.

* Về dân số – lao động

Theo số liệu thống kê mới nhất năm 2011, Bắc ninh có 1.038.229 người . Trong đó dân cư nông thôn chiếm trên 74,14%, dân số thành thị chiếm 25,9%. Thành phần dân số này có xu hướng chuyển dịch theo cơ cấu tăng dân số thành thị và giảm dần dân số nông thôn.

Dân số Bắc Ninh là dân số trẻ, trên 60% trong độ tuổi lao động. Với chất lượng ngày càng được nâng cao đội ngũ dân số trẻ này là lực lượng lao động hùng hậu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của tỉnh.

Bảng 3.2. Dân số tỉnh Bắc Ninh giaiđoạn 2013 – 2015

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Dân số 1.018.144 100 1.026.715 100 1.038.229 100 Thành thị 237.549 23,33 242.328 23,60 268.504 25,86 Nông thôn 780.595 76,67 784.387 76,40 769.725 74,14

Bảng 3.3. Lao động đang làm việc theo khu vực kinh tế của Bắc Ninh giai đoạn 2013 – 2015

Khu vực kinh tế

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%)

S. lượng (người) C.cấu (%) S. lượng (người) Cơ cấu (%) S. lượng (người) Cơ cấu (%) 14/13 15/14 BQ Tổng 585.513 100 589.412 100 593.143 100 100,67 100,63 106,65

Nông, lâm nghiệp và thủy sản 309.308 52,83 302.506 51,32 284.558 47,97 97,80 94,07 95,92

Công nghiệp và xây dựng 170.312 19,09 175.727 29.81 188.714 31,82 103,18 107,39 105,26

Dịch vụ 105.893 18,09 111.179 18,86 119.871 20,21 104,99 107,82 106,4

Nguồn: Cục thống kê Bắc Ninh (2015)

46

Bảng 3.4. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2013 - 2015

Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 So sánh (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 14/13 15/14 BQ GDP (giá so sánh năm 1994) Tỷ đồng 46.885 100,0 74.011 100,0 83.114 100,0 157,9 112,3 135,10

- Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 2.546 5,4 2.643 3,6 4.663 5,6 103,8 176,5 140,15

- Công nghiệp - xây dựng 39.688 84,6 66.257 89,5 64.680 77,8 166,9 97,6 132,25

- Dịch vụ 4.652 9,9 5.112 6,9 13.772 16,6 109,9 269,4 189,65

GDP (giá thực tế) Tỷ đồng 140.459 100,0 276.267 100,0 310.248 100,0 196,7 112,3 154,5

- Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 7.516 5,4 9.188 3,3 10.455 3,4 122,3 113,8 118,05

- Công nghiệp - xây dựng 121.261 86,3 252.920 91,5 281.333 90,7 208,6 111,2 159,9

- Dịch vụ 11.683 8,3 14.158 5,1 18.460 5,9 121,2 130,4 125,8

GDP Bình quân đầu người Triệu đồng/người/năm 36 49 67 136,4 138,7 137,55

Nguồn: Cục thống kê Bắc Ninh (2015)

Bảng 3.5. Kết quả sản xuất kinh doanh tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2013 – 2015

Khu vực kinh tế

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%)

Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) 14/13 15/14 BQ Tổng giá trị SX 22.080,8 100 27.924,1 100 35.963 100 126,5 128,8 127,6 NN, LN – TS 3.077,9 13,94 3.473,8 12,44 3.759,4 10,45 112,9 108,2 110,5 Công nghiệp và XD 13.632,4 61,74 17.812 63,79 23.775,2 66,11 130,7 133,5 132,1 Dịch vụ 5.370,5 24,32 6.638,3 23,77 8.428,8 23,44 123,6 127,0 125,3 Một số chỉ tiêu BQ Giá trị SX/ khẩu (tr.đ) 21,68 - 27,19 - 34,64 - 125,4 127,4 126,4 Giá trị SX /hộ ( trđ) 76,3 - 95,46 - 122,57 - 125,14 128,39 126,76 Giá trị SX NN/hộ (tr.đ) 10,63 - 11,87 - 12,87 - 111,69 107,90 109,77

Nguồn: Cục thống kê Bắc Ninh (2015)

* Về tăng trưởng kinh tế

Nhìn lại chặng đường gần 15 năm xây dựng và phát triển, mặc dù còn không ít khó khăn thử thách, song nhịp đập phát triển kinh tế luôn giữ ở mức cao. Theo giá so sánh 1994, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GDP) năm 2013 ước 14.939 tỷ đồng, tăng 10,2% so với năm 2012; trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 1.202 tỷ đồng, giảm 4,4%; công nghiệp và xây dựng 9.960 tỷ đồng, tăng 14%; dịch vụ 3.777 tỷ đồng, tăng 5,8%. GDP bình quân đầu người là 68,2 triệu đồng/người/năm, tương đương 3.243 USD.

* Về cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng của ngành sản xuất nông nghiệp năm 2013 suy giảm nên tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản từ 7,5% năm 2012 giảm xuống còn 6% năm 2013; khu vực công nghiệp và xây dựng từ 73,3% tăng lên 74,5%; khu vực dịch vụ từ 19,2% lên 19,5%.

* Về công nghiệp

Xuất phát điểm từ một tỉnh mà nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp hiện đại hầu như không đáng kể. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 15 khu công nghiệp tập trung: hơn 18 khu công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề với hàng trăm nhà máy có công nghệ sản xuất hiện đại đã và đang hoạt động, Công nghiệp Bắc Ninh từ vị trí thứ 19 (2004) vượt lên vị trí thứ 9 trong toàn quốc. Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 10 toàn quốc và là một trong ba tỉnh dẫn đầu miền Bắc. Hoạt động kinh tế đối ngoại được mở rộng, góp phần quảng bá hình ảnh Bắc Ninh, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đứng thứ 7 trong toàn quốc, thứ 2 trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

* Về nông nghiệp

Quan hệ sản xuất ở nông thôn có chuyển biến tích cực, bước đầu xuất hiện mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp đô thị, doanh nghiệp nông nghiệp, kinh tế trang trại tiếp tục phát triển. Việc chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, cơ giới hóa tăng nhanh, dịch vụ nông nghiệp phát triển, “dồn điền đổi thửa” gắn với quy hoạch hạ tầng vùng sản xuất được coi trọng. Hình thành mô hình chuỗi giá trị trong nông nghiệp với tổ hợp sản xuất giống, thức ăn chăn nuôi, chế biến thực phẩm, tạo liên kết doanh nghiệp hỗ trợ nông dân sản xuất, tiêu thụ hàng hóa.

* Về giao thông

Bắc Ninh là tỉnh có điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải. Mạng lưới giao thông bao gồm đường sắt, đường bộ, đường thuỷ đã được hình thành từ lâu. Hơn nữa, đây là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội, trong khu vực tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nôi - Hải Phòng - Quảng Ninh nên được Chính phủ quan tâm đầu tư cho phát triển các tuyến đường huyết mạch. Quốc lộ 1, quốc lộ 18, quốc lộ 38 và tuyến đường sắt Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn. Trong khi đó hệ thống các tuyến đường trong nội tỉnh được nâng cấp và xây dựng mới, đặt biệt phong trào xây dựng đường giao thông nông thôn với phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm đã góp phần tích cực vào việc mở rộng thông thương, khai thác tiềm năng của tỉnh, rút ngắn “khoảng cách” giữa Bắc Ninh với các tỉnh trong vùng, giữa thành thị và nông thôn.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm 3.2.1. Phương pháp chọn điểm

Nghiên cứu đề tài nàytôi tiến hành trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên do thời gian và nhân lực có hạn nên tôi chỉ chọn KCN Yên Phong - Huyện Yên Phong, KCN Quế Võ - thành phố Bắc Ninh điển hình cho việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường.

+ KCN Yên Phong: Là một trong những KCN phát triển nhanh và có số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất và thải ra môi trường lượng chất thải vừa.

+ KCN Quế Võ: Là KCN có số lượng doanh nghiệp lớn sản xuất thải ra môi trường lượng chất thải nhiều.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

* Số liệu thứ cấp: thông qua nguồn tài liệu đã công bố bao gồm tài liệu từ Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh, Ban quản lý các khu công nghiệp, các văn bản, sách báo, tạp chí, các luận văn, các báo cáo và một số tài liệu được tìm trên mạng internet có liên quan đến đề tài.

* Số liệu sơ cấp: Để thu thập tài liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu đề tài thì phương pháp chủ yếu là điều tra chọn mẫu: Chọn trên 2 khu công nghiệp là khu công nghiệp Quế Võ I - TP Bắc Ninh và khu công nghiệp Yên Phong - huyện Yên Phong các khu công nghiệp này có mức độ ô nhiễm môi trường khác nhau nhằm so sánh mức độ ô nhiễm của 2 KCN thuộc tỉnh Bắc Ninh.

- Điều tra doanh nghiệp

Bảng 3.6. Phân loại mẫu điều tra doanh nghiệp trong khu công nghiệp

STT Loại hình kinh doanh KCN Quế Võ

KCN Yên Phong

Tổng mẫu

Nhóm 1 Mạ, tái chế, luyện kim, tuyển quặng

5 3 8

Nhóm 2 Sản xuất Sơn, cơ khí, thực phẩm, hóa chất

13 8 21

Nhóm 3

Sản xuất linh kiện điện, điện tử, may mặc, vật liệu xây dựng, chế biến công nghiệp

12 9 21

Tổng 30 20 50

- Điều tra cán bộ

+ Chủ doanh nghiệp: 18 người

+ Cán bộ quản lý môi trường KCN: 03 người.

+ Cán bộ quản lý Nhà nước về môi trường: tỉnh 06 người, huyện 01 người, thành phố 01 người, xã 2 người.

- Thu thập số liệu bằng cách: điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu và thảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực thi chính sách bảo vệ môi trường của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh (Trang 56)