Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực thi chính sách bảo vệ môi trường của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh (Trang 42 - 52)

2.2.1. Kinh nghiệm thực thi chính sách bảo vệ môi trường của một số nước trên thế giới

2.2.1.1. Singapore

Các công ty Singapore không ngừng đi tiên phong đối với những công nghệ mới trong quản lý chất thải cũng như phối hợp với các đối tác trên toàn cầu trong việc ứng dụng những giải pháp phù hợp. Những ứng dụng tiên tiến Với diện tích địa lý nhỏ bé và mật độ dân số dày đặc, việc phát triển một hệ thống thu gom và loại bỏ chất thải hiệu quả có ý nghĩa rất quan trọng. Nhằm đạt được mục tiêu này, Singapore đã phát triển một hệ thống quản lý chất thải hiện đại lại có tỷ lệ sử dụng đất thấp nhất. Tại Singapore, 92% khối lượng chất thải được thiêu huỷ, số còn lại được chôn lấp tại một công trình xử lý chất thải rắn đặc biệt ngoài khơi. Bốn nhà máy thiêu huỷ chất thải của Singapore hoạt động theo một phương pháp quản lý chất thải tiết kiệm đất. Bốn nhà máy này cung cấp 3% cho nhu cầu sử dụng điện của toàn đảo quốc Singapore. Nhìn chung, hệ thống quản lý chất thải thổng hợp của Singapore tập trung vào 3 lĩnh vực: thu gom, tái sinh và xử lý chất thải.

Những chiến lược nòng cốt trong sự phát triển bền vững của hệ thống quản lý chất thải của Singapore bao gồm:

• Giảm thiểu tối đa khối lượng chất thải thông qua việc cắt giảm, tái sử dụng và tái chế (trên 50% chất thải được tái chế tại Singapore).

• Hướng đến mục tiêu loại bỏ hình thức chôn lấp.

• Phát triển ngành công nghiệp quản lý chất thải và biến Singapore thành trung tâm của công nghệ quản lý chất thải trong khu vực. Nhà Máy Nhiệt Điện Cấp Hơi tại Singapore Hàm lượng cacbonic thải ra trong quá trình tái sinh năng lượng của nhà máy nhiệt điện cấp hơi ecoWise được bán lại cho tập đoàn Kansai Electric của Nhật Bản. Nhà Máy Phát Điện Từ Rác Thải Senoko tại Singapore Thuộc sở hữu và vận hành của công ty Keppel Integrated Engineering (KIE), Nhà Máy Phát Điện Từ Rác Thải Senoko có công suất xử lý 2400 tấn chất thải/

của Keppel Seghers Tuas, nhà máy của công ty KIE sẽ có khả năng xử lý đến 47,6% tổng khối lượng chất thải được thiêu huỷ tại Singapore.

Theo Bộ Môi Trường và Nguồn Nước Singapore, đã có 2,45 triệu tấn chất thải được thiêu huỷ trong năm 2008 (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016. Monre.gov.vn).

2.2.1.2. Israel

Ông David Alkam, nguyên Giám đốc Trung tâm Nước Quốc gia của Bộ Cơ sở hạ tầng Israel đã chia sẻ những kinh nghiệm quý báu trong công tác quản lý rác thải rắn ở Israel như thiết lập hạ tầng cơ sở cho việc tái chế chất thải và sản xuất năng lượng; nâng cao chất lượng các bãi chôn lấp rác thải, trạm chuyển tiếp và tái chế; đóng cửa các bãi rác của địa phương quy mô nhỏ và tập trung vào các địa điểm vùng với độ nguy hại môi trường thấp nhất; ban hành các quy định về chất thải công nghiệp, xây dựng và chăn nuôi... để đảm bảo tái chế tối đa, giảm khối lượng chất thải, giảm bãi chôn lấp rác thải và nhất là giảm nguy hại đến môi trường.

Đến năm 2003, Israel đã đóng cửa trên 550 bãi chôn lấp rác thải trái phép; 80% chất thải rắn được xử lý ở bãi rác có phép; 20% lượng chất thải được tái chế... Có 5 thành phần cho một giải pháp toàn diện quản lý chất thải rắn gồm cơ sở hạ tầng, xe chuyên chở, địa điểm phân loại; quy định ai làm gì; tổ chức thu gom và xử lý; tuyên truyền và giáo dục; bắt buộc thi hành và xử phạt nghiêm (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016. Monre.gov.vn).

2.2.1.3. Ấn Độ

Ở Ấn Độ, lượng chất thải rắn bình quân mỗi năm tăng hơn 5%. Vì những tiêu chuẩn quản lý chất thải rắn đô thị tại nước này chưa thỏa đáng, nên Chính phủ đã ban hành những quy định mới về xử lý chất thải rắn đô thị. Tuy nhiên, việc thực thi vẫn còn tương đối chậm. Chính vì thế, Ấn Độ đang chuyển hướng sang khu vực tư nhân. Với thị trường thu gom và xử lý trị giá 570 triệu đô la Mỹ, khu vực tư nhân đang thu hút rất nhiều sáng kiến về xử lý rác thải. Rác thải đang đem lại những cơ hội kinh doanh mới cho Ấn Độ.

Mỗi năm Ấn Độ thải ra khoảng 50 triệu tấn chất thải rắn. Chất thải đô thị mỗi năm tăng thêm 5% cùng với tốc độ phát triển đô thị và những thay đổi trong lối sống và tiêu dùng. Những tiêu chuẩn quản lý chất thải hiện hành ở Ấn Độ đã không còn phù hợp: Tỉ lệ thu gom tại các thành phố lớn đạt khoảng 70 – 90%,

trong khi tại các thành phố nhỏ chưa tới 50%. Chôn lấp rác thải bừa bãi, không qua xử lý là tình trạng phổ biến ở hầu hết các thành phố của Ấn Độ. Hơn 91% số chất thải rắn được thu gom được chôn lấp ở các khu đất mở, hoặc được chất đống lộ thiên, gây ra nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng. Hàng năm, việc đốt hở thủ công rác thải và các bãi chôn lấp rác thải tạo thành rất nhiều chất độc hại. Đây là việc làm cần phải ngăn chặn ngay.

Để ứng phó, Chính phủ Ấn Độ đã hình thành các quy tắc chất thải rắn đô thị năm 2000, ban hành những quy định áp dụng cho các thành phố trên khắp cả nước không phân biệt quy mô và số lượng dân số. Chương trình này đã đặt ra những mục tiêu và nhiệm vụ về thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải đô thị hiệu quả hơn, đồng thời xây dựng những chương trình nâng cao nhận thức về phân loại rác thải tại nguồn nhằm tăng tỉ lệ tái chế rác thải.

Hanjer là một trong số ít các doanh nghiệp áp dụng mô hình không trả phí trong xử lý chất thải rắn đô thị tại Ấn Độ. Công ty đã thành lập và điều hành thành công 24 nhà máy xử lý chất thải rắn tích hợp, với tổng công suất 4 triệu tấn/năm hoặc 11.500 tấn/ngày. Các nhà máy này đã biến chất thải rắn không nguy hại thành những sản phẩm tái chế như phân trộn, nhiên liệu tái chế từ rác thải (RDF), cát và nhựa rắn – những sản phẩm vẫn được bán trong thị trường mở. Với mỗi một nhà máy, công ty đều ký kết một hợp đồng BOOT (Xây dựng – sở hữu – kinh doanh – chuyển giao) dài hạn (từ 20 đến 30 năm) với thành phố. Thông qua hợp đồng dài hạn, công ty có quyền thành lập và vận hành nhà máy xử lý chất thải rắn, và được thành phố đảm bảo không thu phí đối với vị trí của nhà máy. Để đạt được lợi nhuận, Hanjer đã phát triển công nghệ sáng tạo nội bộ nhằm phân loại chất thải rắn thành loại khô và loại ướt, và biến chúng thành nhiều sản phẩm công nghiệp hữu dụng. Chính công nghệ tiên phong này đã giúp công ty đạt được tỉ lệ tái chế cao hơn và tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao hơn. Hanjer có thể tái chế tới 85% lượng chất thải rắn thu gom từ các thành phố. Con số này cũng chỉ đạt 65 – 70% ở Pháp, quốc gia có tỉ lệ tái chế cao nhất.

Công ty có nhiều nhà máy được đặt ở nhiều nơi với điều kiện khí hậu và thời tiết khác nhau trên khắp Ấn Độ. Chính điều này đã tạo điều kiện để công ty hoàn thiện quy trình và công nghệ của mình. Thành công lớn nhất của Hanjer chính là có thể sản xuất ra nhiều loại sản phẩm giá trị gia tăng với sản lượng ổn định và chất lượng cao, phù hợp với mục đích công nghiệp và thương mại (Thu Huyền, 2016).

2.1.2.4. Nhật Bản

Tại Nhật Bản, trong giai đoạn từ 1950 - 1960, Với sự phát triển quá nhanh của các ngành nghề sản xuất công nghiệp đã làm gia tăng những gánh nặng đối với môi trường, dẫn đến môi trường sống bị suy thoái, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và sự phát triển của đất nước. Nguyên nhân chủ yếu là do Chính phủ Nhật Bản coi trọng sự phát triển kinh tế hơn là đảm bảo sức khỏe người dân và môi trường sống trong lành. Tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là môi trường không khí và nước ngày càng gia tăng, gây ra nhiều căn bệnh như: Bệnh hen suyễn do bị ô nhiễm không khí từ khói của các khu công nghiệp (KCN) dầu khí; Bệnh Minamata (bệnh nhân có biểu hiện chân tay bị liệt hoặc run lẩy bẩy, tai điếc, mắt mờ) do nhiễm độc thủy ngân từ nhà máy hóa chất... Do đó, Chính phủ Nhật Bản đã phải tiến hành các giải pháp để cải thiện hệ thống pháp luật và thiết lập cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, nhằm giải quyết cùng lúc 3 vấn đề: Giảm thiểu ô nhiễm, BVMT; Giảm được chi phí kiểm soát ô nhiễm (KSON) và chi phí về sức khỏe của cộng đồng; Giảm giá thành sản xuất và giảm chi phí năng lượng. Đây cũng chính là tư duy mới về quản lý sản xuất, nghĩa là: "Không phải chỉ lo xử lý chất thải ở công đoạn cuối của sản phẩm, mà phải tính toán ngay từ đầu làm sao để sản xuất hợp lý nhất, phát thải ít nhất".

Thiết lập khung pháp lý và cơ quan quản lý môi trường

Chính phủ Nhật Bản đã ban hành những quy định pháp luật nghiêm ngặt về tiêu chuẩn phát thải chất thải, KSON nước, không khí và giám sát ô nhiễm chất độc hại. Đặc biệt coi trọng chính sách giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng về BVMT, khuyến khích các doanh nghiệp và các tổ chức nỗ lực ngăn chặn, KSON môi trường. Năm 1967, Nhật Bản ban hành Luật cơ bản về KSON môi trường, trong đó đưa ra các quy định về kế hoạch KSON, các tiêu chuẩn môi trường và hệ thống kiểm soát tổng tải lượng ô nhiễm. Đến năm 1971, Bộ Môi trường Nhật Bản được thành lập nhằm thúc đẩy công tác quản lý KSON và bảo tồn thiên nhiên của đất nước. Bộ Môi trường Nhật Bản, thuộc Chính phủ Nhật Bản chịu trách nhiệm quy hoạch, điều phối và thúc đẩy các chính sách và kế hoạch môi trường quốc gia, phối hợp với chính quyền các địa phương thi hành các bộ luật quốc gia trong lĩnh vực KSON không khí, nước và đất, chống tiếng ồn, kiểm soát mùi và các bộ luật về bảo tồn thiên nhiên.

Năm 1972, Luật Bảo tồn thiên nhiên đã chính thức được ban hành nhằm ngăn chặn sự phá hủy môi trường tự nhiên. Những bộ luật trên đã đạt được

những thành công nhất định trong việc giải quyết những vấn đề môi trường của Nhật Bản tại thời điểm đó và là cơ sở cho Luật Môi trường cơ bản được ban hành vào năm 1993, trong đó đã đưa ra Hệ thống kiểm soát ô nhiễm (KSON). Hệ thống KSON bao gồm các chính sách và quy định về KSON không khí, KSON nước, các vấn đề ô nhiễm đất, các tiêu chuẩn quốc gia về chất độc hại; Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn về chất lượng môi trường; Những biện pháp kiểm tra và kiểm soát nghiêm ngặt môi trường sản xuất công nghiệp; Các quy định về trách nhiệm của cơ sở gây ô nhiễm...

Hệ thống KSON

Trong Hệ thống KSON, quy định về KSON không khí (Luật KSON không khí) tập trung vào 3 nội dung chính: Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí; Các tiêu chuẩn và quy định phát thải (Tiêu chuẩn quốc gia đồng nhất về phát thải; các tiêu chuẩn khác về phát thải chặt chẽ hơn của địa phương); Tổng tải lượng ô nhiễm ở các thành phố. Luật KSON không khí đã đưa ra các tiêu chuẩn phát thải, tiêu chuẩn kiểm soát tổng lượng phát thải, tiêu chuẩn về xây dựng, về đường biên và tiêu chuẩn đối với các nồng độ trong môi trường không khí (SO2; NO2; bụi thông thường, bụi đặc thù...). Đồng thời, Luật còn đề cập đến những biện pháp ứng phó với các chất ô nhiễm không khí nguy hại, kiểm soát các nguồn lưu động (trong giao thông), quy định về các phương tiện vận tải chạy trên đường.

Bên cạnh đó, ô nhiễm nước cũng tạo ra những áp lực không nhỏ đối với môi trường, với hàng loạt các nhà máy sản xuất điện từ than ra đời, các nhà máy sản xuất công nghiệp, đe dọa các hệ thủy sinh và phá hủy cảnh quan thiên nhiên. Vì thế, việc ra đời Luật KSON nước là rất quan trọng, giúp hoạt động quản lý môi trường nước đi vào nề nếp. Luật KSON nước chính thức được thông qua vào năm 1970. Luật bao gồm các tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng nước, quy định cho các nhà máy và hệ thống kiểm soát tổng lượng chất ô nhiễm tại các ao hồ, sông suối, biển. Cùng với đó là các phương pháp cụ thể cho những khu vực nước đặc thù, trong đó bao gồm: Biện pháp bảo tồn chất lượng nước của các hồ được lựa chọn; Biện pháp bảo tồn môi trường cho khu vực biển Seto Inland; Biện pháp cải tạo vùng biển Ariake và Yatsushiro. Luật KSON nước của Nhật Bản tập trung vào 3 vấn đề: Tiêu chuẩn chất lượng môi trường nước; Tiêu chuẩn và quy định phát thải; Kiểm soát tổng lượng chất ô nhiễm. Trong đó, Tiêu chuẩn chất lượng môi trường nước (với 37 chỉ tiêu), bao gồm: Tiêu chuẩn chất lượng môi trường

nước liên quan đến bảo vệ sức khỏe con người (với 27 chỉ tiêu: các kim loại nặng, chất hữu cơ khó phân hủy và chất hóa học nguy hại như thủy ngân, cyanua); Tiêu chuẩn chất lượng môi trường nước liên quan đến BVMT sống (với 10 chỉ tiêu: COD, BOD, ôxy hòa tan, tổng nitơ, tổng phất pho...).

Tại Nhật Bản, tiêu chuẩn chất lượng môi trường nước có thể xem là một mục tiêu quản lý nhà nước, quy định áp dụng đồng bộ cho tất cả mọi nguồn nước công cộng, đồng thời, được chia thành nhiều nhóm tùy theo mục tiêu sử dụng nước ở ao, hồ, sông. Trong đó, ô nhiễm nước có thể được phân thành nhiều loại khác nhau tùy theo ảnh hưởng và cơ chế của ô nhiễm. Mục đích của kiểm soát tổng tải lượng ô nhiễm là bảo vệ chất lượng nước tương ứng với tình hình sử dụng nước của vùng nước. Các biện pháp cải thiện chất lượng nước có thể được phân thành 2 loại: (1). Những biện pháp giảm lượng phát thải tải lượng ô nhiễm tại vùng nước (biện pháp nguồn phát thải); (2). Những biện pháp lọc ngay tại khu vực ô nhiễm nước đang tiến triển và lọc tải ô nhiễm đã được thải ra trong vùng nước đối tượng (biện pháp lọc trực tiếp). Nước thải công nghiệp từ các nhà máy, cơ sở kinh doanh hay các trại chăn nuôi quy mô lớn được quy định bởi quy chế kiểm soát nước thải nhằm giảm tải lượng phát thải. Một trong những biện pháp kiểm soát nước thải thông dụng nhất chính là đặt ra quy chế nồng độ phát thải mà trong đó có quy định về nồng độ của tải ô nhiễm chứa trong nước thải. Ví dụ, chỉ cần đo nồng độ nước thải của một cơ sở kinh doanh là có thể xác định ngay cơ sở đó có tuân thủ quy chế hay không. Các nguồn phát sinh ô nhiễm được phân loại tùy theo việc có xác định được địa điểm phát sinh hay không. Việc thực hiện biện pháp nguồn phát thải bao gồm xử lý nước thải để giảm tải ô nhiễm và giảm lượng sử dụng nguyên liệu, vật liệu chứa tải ô nhiễm... Những biện pháp làm sạch trực tiếp có thể thực hiện gồm có nạo vét (trực tiếp loại bỏ tải ô nhiễm tích tụ ở đáy vùng nước), sử dụng đất lầy và bãi triều, sục khí (sục oxy hoặc không khí vào trong vùng nước) và bơm nước vào để lọc (nước được bơm vào từ một hệ thống nước khác chưa bị ô nhiễm).

Tổng lượng phát thải (TLPT) chất ô nhiễm là một hệ thống, hướng tới việc đảm bảo phát triển và BVMT bằng cách thực hiện các biện pháp giảm tải phát thải một cách hiệu quả. TLPT hướng đến việc giảm tổng tải lượng ô nhiễm và tập trung vào biện pháp nguồn phát thải. Việc thực hiện các biện pháp nguồn phát thải sẽ phát sinh ra các loại chi phí như phí lắp đặt, phí vận hành cơ sở xử lý nước thải. Do đó, nếu chỉ dựa vào ý thức tự giác, chủ động thực hiện của các

nguồn gây ô nhiễm thì có thể sẽ không thực hiện được đầy đủ những biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực thi chính sách bảo vệ môi trường của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh (Trang 42 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)