Giải pháp nâng cao nhận thức của các chủ thể thực hiện pháp luật về va

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực thi chính sách bảo vệ môi trường của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh (Trang 107 - 110)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3. Một số giải pháp về thực thi chính sách bảo vệ môi trườngcủa doanh

4.3.4. Giải pháp nâng cao nhận thức của các chủ thể thực hiện pháp luật về va

vai trò, tầm quan trọng và nội dung của pháp luật về bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp

Từ thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh cho thấy hạn chế của việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp là ý thức bảo vệ môi trường của các chủ thể thực hiện pháp luật ở các khu công nghiệp, chưa đầy đủ, sâu sắc. Do đó để bảo đảm thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh thực sự có hiệu quả, giải pháp đầu tiên là phải nâng cao ý thức về vị trí, vai trò, ý nghĩa thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường của các cấp uỷ đảng, chính quyền, các doanh nghiệp, đồng thời tuyên truyền giáo dục và nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường. Bởi bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn xã hội. Chính vì vậy công tác quan trọng là tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho mọi người dân, cộng đồng, doanh nghiệp, các tổ chức và các cơ quan Nhà nước các cấp. Muốn nâng cao nhận thức của các chủ thể trong việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp là phải làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục pháp luật môi trường để các chủ thể có được tương đối đầy đủ các thông tin về môi trường, pháp luật về môi trường; từ đó chủ động trong việc phòng ngừa ô nhiễm và xử lý ô nhiễm trong quá trình sản xuất và trong sinh hoạt.

Việc tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, ý thức về bảo vệ môi trường đến mọi người dân, cộng đồng, doanh nghiệp, các tổ chức và các cơ quan Nhà nước các cấp nhằm nâng cao sự hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trong cuộc sống hàng ngày để ngăn ngừa và hạn chế vi phạm pháp luật môi trường. Qua đó mọi người dân có thể thấy được quyền của mình được sống trong môi trường trong lành. Ngoài việc tuân thủ ý thức tự giác chấp hành thực hiện luật bảo vệ môi trường, họ nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc phát hiện kịp thời đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý.

Để thực hiện tốt nội dung này các cấp uỷ đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị – xã hội, các ban ngành…phải đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ là những chủ nhân của xã hội trong tương lai. Việc tổ chức tuyên truyền, giáo dục

và nâng cao nhận thức về môi trường có thể sử dụng nhiều biện pháp; thông qua các phương tiện thông tin truyền thông đại chúng chúng ta có thể sử dụng giáo dục pháp luật bằng những hình ảnh trực quan sinh động về tình trạng ô nhiễm ở khu vực xung quanh các khu công nghiệp và một số nơi trong tỉnh. Bằng những hình ảnh đó sẽ giúp mọi người dân, cộng đồng, doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước có hành vi ứng xử của họ theo pháp luật; từng bước phải lồng ghép nội dung giáo dục pháp luật vào chương trình giảng dạy ở các cấp học của hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục môi trường với sinh hoạt của các tổ chức Đảng, đoàn thể, Chính quyền.

Phát động phong trào của các tổ chức quần chúng tìm hiểu về môi trường và pháp luật môi trường; giới thiệu những gương điển hình bảo vệ môi trường. Khen thưởng kịp thời các điển hình trong công tác bảo vệ môi trường, đồng thời công khai những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường bị xử lý để có tác dụng răn đe, phòng ngừa chung.

Đối với các khu công nghiệp nhiệm vụ trọng tâm thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường ở khu vực này là chống ô nhiễm môi trường bằng hoạt động kiểm soát nguồn chất thải bao gồm: nước thải, chất thải rắn, khí thải.

Để thực hiện tốt bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp là đẩy mạnh điều tra, thống kê các nguồn thải. Quy hoạch, xây dựng các khu công nghiệp phải có hệ thống thu gom, xử lý chất thải tập trung, đặc biệt là có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường.

Do vậy thực hiện nghiêm túc yêu cầu về bảo vệ môi trường ngay từ khâu xây dựng và phê duyệt các quy hoạch, dự án đầu tư không cho các dự án đầu tư sản xuất có khả năng gây ô nhiễm cao, không đưa vào vận hành các nhà máy sản xuất trong khu công nghiệp chưa đáp ứng đủ các yêu cầu bảo vệ môi trường. Do vậy việc nâng cao ý thức đối với những người hoạch định chính sách, những cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

4.3.5. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật trong việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp

Để bảo đảm thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp có hiệu quả thì việc kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật trong việc thực hiện pháp luật ở các khu công nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Đây là giải pháp bảo đảm cho pháp luật về bảo vệ môi trường được thực hiện có hiệu quả ở các khu công nghiệp. Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

trong việc quản lý môi trường ở các khu công nghiệp cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật. Bởi việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp của các doanh nghiệp phần lớn còn chưa chấp hành nghiêm túc còn cố tình lợi dụng những kẽ hở của pháp luật và bất chấp pháp luật để thực hiện hành vi mong muốn của mình gây ô nhiễm môi trường. Trong hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường thì kiểm tra đối với việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm phòng ngừa, ngăn chặn những vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, phát hiện vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và xử lý chủ thể vi phạm pháp luật đó theo quy định của pháp luật, đồng thời phát hiện những khiếm khuyết trong quá trình thực hiện pháp luật. Kiểm tra là hoạt động cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục để các cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường hoàn thiện những quy định pháp luật trong lĩnh vực môi trường để kịp thời sửa chữa, bổ sung hoàn thiện chúng đồng thời đưa ra những biện pháp, cách thức quản lý về môi trường. Cùng với việc kiểm tra là hoạt động giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường để có thể phát hiện ra những yếu kém, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp để có những biện pháp nhằm bảo đảm sự tôn trọng và thực hiện pháp luật của các chủ thể thực hiện pháp luật.

Việc tăng cường kiểm soát các nguồn chất thải ở các khu công nghiệp là việc làm hết sức cần thiết thông qua kiểm tra, giám sát các hệ thống quản lý và xử lý chất thải tại các doanh nghiệp. Kiên quyết không cho các doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất nếu chưa thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường. Thực tế cho thấy khi hành vi vi phạm mà không được phát hiện và xử lý kịp thời thì sẽ có nguy cơ xảy ra những vi phạm nghiêm trọng hơn.

Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp được tiến hành với các nội dung như : thực hiện các nội dung đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường sau khi được phê duyệt và triển khai dự án đầu tư.

Việc kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp cần được tiến hành thường xuyên bởi các cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường. Ngoài ra việc giám sát việc thực hiện pháp luật còn được tiến hành thường xuyên của các cơ quan Đảng, Mặt trận, đoàn thể.

Tăng cường hoạt động giám sát của quần chúng nhân dân đối với việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp. Theo quy định của pháp luật thì các doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, cam kết bảo vệ môi trường nhưng trong quá trình sản xuất, kinh doanh để giảm chi phí không cho các thiết bị xử lý ô nhiễm hoạt động thường xuyên hoặc không lắp đặt các thiết bị xử lý ô nhiễm, xả chất thải ra ngoài môi trường không qua xử lý. Chính người dân là người giám sát thường xuyên chặt chẽ các Doanh nghiệp, ý kiến phản ánh của nhân dân có tác dụng thúc đẩy việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường về việc hạn chế gây ô nhiễm môi trường đối với các đơn vị mà hành vi vi phạm của nó các cơ quan Nhà nước không phát hiện kịp thời.

Để hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát đem lại hiệu quả thiết thực cho việc thực hiện pháp luật ở các khu công nghiệp thì hoạt động này phải gắn liền với việc kết luận, đánh giá mức độ thực hiện pháp luật để từ đó áp dụng các chế tài đối với những hành vi vi phạm đảm bảo cho các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường được thực hiện một cách nghiêm chỉnh ở các khu công nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực thi chính sách bảo vệ môi trường của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)