Kiểm soát khí thải trong nhà máy của doanh nghiệp được điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực thi chính sách bảo vệ môi trường của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh (Trang 88 - 91)

Chỉ tiêu

KCN Yên Phong KCN Quế Võ Số lượng (DN) Tỷ lệ (%) Số lượng (DN) Tỷ lệ (%) Khí thải từ quá trình đốt nhiên liệu 9 45 19 63,33

Đối với hơi dung môi hữu

cơ 5 25 7 23,33

Hệ thống xử lý khí thải 3 33,33 9 47,37

Hệ thống xử lý hơi dung

môi hữu cơ 2 40 5 71,43

Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra (2015)

° Đối với khí thải từ quá trình đốt nhiên liệu

- Phần lớn các doanh nghiệp có phát sinh khí thải từ quá trình đốt nhiên liệu của các thiết bị lò hơi, lò sấy, lò đốt, máy phát điện đều chưa xây dựng hệ thống xử lý khí thải. Khí thải phát sinh được phát tán vào môi trường qua ống khói và pha loãng nồng độ nhờ quá trình tự làm sạch của không khí.

- Trong tổng số 50 doanh nghiệp cung cấp thông tin KCN Yên Phong có 9/20 doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 45%, KCN Quế Võ có 19/30 doanh nghiệp chiếm 63,33% sử dụng các loại nhiên liệu (dầu DO, FO, KO, CNSL, gas) làm chất đốt và chất bôi trơn phục vụ cho hoạt động sản xuất. Theo thống kê không đầy đủ từ 50 phiếu cung cấp thông tin, tổng lượng nhiên liệu tiêu thụ khoảng 351.872 lít/tháng.

- Trong KCN Yên Phong có 3/9 DN chiếm 33,33%, KCN Quế Võ có 9/19doanh nghiệp chiếm 47,37% doanh nghiệpcó lắp đặt hệ thống xử lý bụi hoặc khí thải từ quá trình đốt nhiên liệu.

° Đối với hơi dung môi hữu cơ

- Trong tổng số 50 doanh nghiệp cung cấp thông tin thì KCN Yên Phong có 5/20 doanh nghiệp chiếm 25% có phát sinh hơi dung môi, hơi hóa chất và các

chiếm 40% có lắp đặt hệ thống hoặc thiết bị xử lý hơi, khí độc (hấp phụ bằng than hoạt tính, Na2CO3 hoặc oxy hóa). KCN Quế Võ có 7/30 doanh nghiệp chiếm 23,33% doanh nghiệp có phát sinh hơi dung môi, hơi hóa chất và các hơi, khí thải đặc trưng từ công nghệ sản xuất, trong đó có 5/7 doanh nghiệp chiếm 71,43% có lắp đặt hệ thống hoặc thiết bị xử lý hơi, khí độc (hấp phụ bằng than hoạt tính, Na2CO3 hoặc oxy hóa).

- Các Doanh nghiệp còn lại chưa đầu tư xây dựng hệ thống xử lý, chỉ thực hiện biện pháp giảm thiểu bằng hình thức hút cưỡng bức và pha loãng nồng độ nhờ quá trình tự làm sạch của không khí.

° Đối với công tác xử lý bụi

- Trong tổng số 50 doanh nghiệp cung cấp thông tin có 33 doanh nghiệp có phát sinh bụi các loại (bụi sơn, bụi gỗ, bụi kim loại, bụi vải,…), trong đó có 12 doanh nghiệp lắp đặt hệ thống hoặc thiết bị xử lý bụi, phương pháp cụ thể như sau:

- Bụi sơn được xử lý bằng màng nước hoặc màng xốp khô (bằng bông, vải). - Bụi gỗ và các loại bụi có kích thước và trọng lượng nhỏ khác được thu hồi bằng hệ thống máy hút bụi, hệ thống lọc bụi hoặc lắng trọng lực (cyclon khô).

4.1.3.4. Tuyên truyền, học tập, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp

a. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp

Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh đã phối hợp với các cơ quan, đoàn thể tăng cường công tác tổ chức phổ biến tuyên truyền Luật Bảo vệ môi trường, Nghị quyết số 41-NQ/TW về bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH – HĐH đất nước, các chính sách thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải và các chương trình hành động của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đến các tổ chức, doanh nghiệp và các cộng đồng dân cư trên địa bàn.

Các hình thức tuyên truyền, phổ biến chính sách, chủ trương pháp luật, các thông tin về môi trường và phát triển đã được đa dạng hoá thông qua nhiều hình thức như mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường (29/4 – 6/5), Ngày môi trường thế giới (5/6), Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn”…; treo các khẩu hiệu, băng rôn, pano, áp phích; tổ chức các cuộc thi, hội thi, bài viết, vẽ tranh, kể truyện về môi trường, tìm hiểu pháp luật bảo vệ môi

trường, hoạt động ra quân dọn vệ sinh… Riêng năm 2013 và 2014 đã tổ chức được 02 cuộc thi tìm hiểu về môi trường cho 1170 lượt người tham gia.

Tổ chức các chương trình tập huấn, hội nghị, hội thảo nhằm triển khai Quy chế bảo vệ môi trường làng nghề, cụm công nghiệp, khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đến cán bộ các Sở, Ban, Ngành; phòng TNMT các huyện, thị xã; UBND các xã có cụm, khu công nghiệp.

Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh cũng đã chủ động ký kết Chương trình phối hợp hành động thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW về bảo vệ môi trường trong thời kỳ mới với Sở Công thương và 06 tổ chức đoàn thể trên địa bàn. Duy trì đều đặn hoạt động của mạng lưới truyền thông lĩnh vực tài nguyên môi trường theo chương trình phối hợp của ngành với Báo Bắc Ninh và Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh.

Công tác tuyên truyền, tập huấn các nội dung nâng cao nhận thức về BVMT được thể hiện ở bảng 4.12.

Bảng 4.12. Tuyên truyền, tập huấn các nội dung nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp

Nội dung

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Số lần tổ chức/ Năm Số người Số lần tổ chức/ Năm Số người Số lần tổ chức/ Năm Số ngườ i

Tập huấn nâng cao nhận thức về

BVMT 03 139 02 164 05 230

Thi tìm hiểu luật môi trường 01 600 01 750 - - Triển khai Quy chế bảo vệ môi

trường làng nghề, KCN 01 42 01 56 - -

Hội nghị truyền thông bảo vệ môi

trường lưu vực sông - - 01 80 - -

Tập huấn, hướng dẫn về phí

BVMT 02 186 - - 02 220

Nguồn: Sở Tài nguyên Môi trường Bắc Ninh (2015) Qua bảng 4.12 cho thấy các lớp tập huấn của Sở Tài nguyên và môi trường mở ra thu hút được đông đảo người tham gia như tập huấn nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường năm 2013 thu hút 139 người nhưng đến năm 2015 thu hút

hút được 750 người tham dự. Tập huấn, hướng dẫn về phí BVMT năm 2013 thu hút được 186 người thì năm 2015 thu hút được 220 người. Đạt được kết quả trên chứng tỏ đề tài về BVMT được rất nhiều người quan tâm.

b. Đánh giá của doanh nghiệp về công tác tuyên truyền

Đánh giá của doanh nghiệp về công tác tuyên truyền được thể hiện qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực thi chính sách bảo vệ môi trường của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh (Trang 88 - 91)