Kết quả sản xuất kinh doanh tỉnh Bắc Ninh giaiđoạn 2013 – 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực thi chính sách bảo vệ môi trường của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh (Trang 62 - 65)

Khu vực kinh tế

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%)

Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) 14/13 15/14 BQ Tổng giá trị SX 22.080,8 100 27.924,1 100 35.963 100 126,5 128,8 127,6 NN, LN – TS 3.077,9 13,94 3.473,8 12,44 3.759,4 10,45 112,9 108,2 110,5 Công nghiệp và XD 13.632,4 61,74 17.812 63,79 23.775,2 66,11 130,7 133,5 132,1 Dịch vụ 5.370,5 24,32 6.638,3 23,77 8.428,8 23,44 123,6 127,0 125,3 Một số chỉ tiêu BQ Giá trị SX/ khẩu (tr.đ) 21,68 - 27,19 - 34,64 - 125,4 127,4 126,4 Giá trị SX /hộ ( trđ) 76,3 - 95,46 - 122,57 - 125,14 128,39 126,76 Giá trị SX NN/hộ (tr.đ) 10,63 - 11,87 - 12,87 - 111,69 107,90 109,77

Nguồn: Cục thống kê Bắc Ninh (2015)

* Về tăng trưởng kinh tế

Nhìn lại chặng đường gần 15 năm xây dựng và phát triển, mặc dù còn không ít khó khăn thử thách, song nhịp đập phát triển kinh tế luôn giữ ở mức cao. Theo giá so sánh 1994, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GDP) năm 2013 ước 14.939 tỷ đồng, tăng 10,2% so với năm 2012; trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 1.202 tỷ đồng, giảm 4,4%; công nghiệp và xây dựng 9.960 tỷ đồng, tăng 14%; dịch vụ 3.777 tỷ đồng, tăng 5,8%. GDP bình quân đầu người là 68,2 triệu đồng/người/năm, tương đương 3.243 USD.

* Về cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng của ngành sản xuất nông nghiệp năm 2013 suy giảm nên tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản từ 7,5% năm 2012 giảm xuống còn 6% năm 2013; khu vực công nghiệp và xây dựng từ 73,3% tăng lên 74,5%; khu vực dịch vụ từ 19,2% lên 19,5%.

* Về công nghiệp

Xuất phát điểm từ một tỉnh mà nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp hiện đại hầu như không đáng kể. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 15 khu công nghiệp tập trung: hơn 18 khu công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề với hàng trăm nhà máy có công nghệ sản xuất hiện đại đã và đang hoạt động, Công nghiệp Bắc Ninh từ vị trí thứ 19 (2004) vượt lên vị trí thứ 9 trong toàn quốc. Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 10 toàn quốc và là một trong ba tỉnh dẫn đầu miền Bắc. Hoạt động kinh tế đối ngoại được mở rộng, góp phần quảng bá hình ảnh Bắc Ninh, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đứng thứ 7 trong toàn quốc, thứ 2 trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

* Về nông nghiệp

Quan hệ sản xuất ở nông thôn có chuyển biến tích cực, bước đầu xuất hiện mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp đô thị, doanh nghiệp nông nghiệp, kinh tế trang trại tiếp tục phát triển. Việc chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, cơ giới hóa tăng nhanh, dịch vụ nông nghiệp phát triển, “dồn điền đổi thửa” gắn với quy hoạch hạ tầng vùng sản xuất được coi trọng. Hình thành mô hình chuỗi giá trị trong nông nghiệp với tổ hợp sản xuất giống, thức ăn chăn nuôi, chế biến thực phẩm, tạo liên kết doanh nghiệp hỗ trợ nông dân sản xuất, tiêu thụ hàng hóa.

* Về giao thông

Bắc Ninh là tỉnh có điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải. Mạng lưới giao thông bao gồm đường sắt, đường bộ, đường thuỷ đã được hình thành từ lâu. Hơn nữa, đây là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội, trong khu vực tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nôi - Hải Phòng - Quảng Ninh nên được Chính phủ quan tâm đầu tư cho phát triển các tuyến đường huyết mạch. Quốc lộ 1, quốc lộ 18, quốc lộ 38 và tuyến đường sắt Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn. Trong khi đó hệ thống các tuyến đường trong nội tỉnh được nâng cấp và xây dựng mới, đặt biệt phong trào xây dựng đường giao thông nông thôn với phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm đã góp phần tích cực vào việc mở rộng thông thương, khai thác tiềm năng của tỉnh, rút ngắn “khoảng cách” giữa Bắc Ninh với các tỉnh trong vùng, giữa thành thị và nông thôn.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm 3.2.1. Phương pháp chọn điểm

Nghiên cứu đề tài nàytôi tiến hành trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên do thời gian và nhân lực có hạn nên tôi chỉ chọn KCN Yên Phong - Huyện Yên Phong, KCN Quế Võ - thành phố Bắc Ninh điển hình cho việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường.

+ KCN Yên Phong: Là một trong những KCN phát triển nhanh và có số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất và thải ra môi trường lượng chất thải vừa.

+ KCN Quế Võ: Là KCN có số lượng doanh nghiệp lớn sản xuất thải ra môi trường lượng chất thải nhiều.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

* Số liệu thứ cấp: thông qua nguồn tài liệu đã công bố bao gồm tài liệu từ Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh, Ban quản lý các khu công nghiệp, các văn bản, sách báo, tạp chí, các luận văn, các báo cáo và một số tài liệu được tìm trên mạng internet có liên quan đến đề tài.

* Số liệu sơ cấp: Để thu thập tài liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu đề tài thì phương pháp chủ yếu là điều tra chọn mẫu: Chọn trên 2 khu công nghiệp là khu công nghiệp Quế Võ I - TP Bắc Ninh và khu công nghiệp Yên Phong - huyện Yên Phong các khu công nghiệp này có mức độ ô nhiễm môi trường khác nhau nhằm so sánh mức độ ô nhiễm của 2 KCN thuộc tỉnh Bắc Ninh.

- Điều tra doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực thi chính sách bảo vệ môi trường của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)