Bất cập trong việc thực hiện các chính sách lao động, việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận diện và tháo gỡ những rào cản trong hoạt động của các sàn giao dịch việc làm thuộc Sở Lao động thương binh xã hội Hà Nội (Trang 62 - 65)

8. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.3. Bất cập trong việc thực hiện các chính sách lao động, việc làm

Các chính sách đƣợc ban hành tƣơng đối đầy đủ và đồng bộ, tuy nhiên, việc triển khai tại Hà Nội gặp nhiều lúng túng, vƣớng mắc do cơ chế chồng chéo, không phân rõ trách nhiệm giữa các cơ quan thực hiện. Một số địa phƣơng, doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ các chính sách đã đƣợc ban hành: ví dụ nhƣ quy định về

việc thành lập Quỹ việc làm địa phƣơng, đảm bảo tỷ lệ lao động là ngƣời tàn tật, việc thực hiện các chế độ đối với ngƣời lao động, ... Mặc dù vậy, nhiều ý kiến cho rằng, chính sách pháp luật về việc làm của nƣớc ta hiện nay không còn phù hợp và khó thực hiện. Các quy định chủ yếu điều chỉnh đối với lao động có quan hệ lao động, còn các đối tƣợng khác nhƣ việc làm ở khu vực phi chính thức, khu vực nông thôn chƣa đƣợc quy định cụ thể. Nhiều quy định mới chỉ đƣợc thể hiện bằng các văn bản dƣới luật, tính pháp lý chƣa cao, chƣa phù hợp với tình hình thực tiễn. Các chính sách còn mang tính chung chung, chƣa rõ ràng, cụ thể. Còn thiếu các chính sách về bình đẳng việc làm, việc làm an toàn, các quy định về việc làm đầy đủ, việc làm bán thời gian; các khái niệm, định nghĩa về thị trƣờng lao động chƣa đƣợc xác định rõ; các giải pháp hỗ trợ của Nhà nƣớc chƣa đầy đủ, chƣa đáp ứng yêu cầu thực tiễn... gây khó khăn trong hoạt động quản lý và tổ chức thực hiện trong lĩnh vực việc làm.

Theo quy định các chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với kế hoạch tạo việc làm tuy nhiên, nhiều chƣơng trình, dự án khi triển khai không gắn với quy hoạch nguồn nhân lực cũng nhƣ kế hoạch tạo việc làm cho ngƣời lao động dẫn đến tình trạng nhiều dự án đƣa vào hoạt động nhƣng không tuyển đƣợc lao động hoặc có tuyển đƣợc lao động nhƣng không đáp ứng yêu cầu, đồng thời cũng ảnh hƣởng đến tiến độ thực hiện của bản thân các chƣơng trình, dự án.

Thứ nhất, hạn chế lớn nhất là chính sách việc làm hiện nay chủ yếu mới chú trọng đến tạo việc làm theo chiều rộng, càng nhiều việc làm càng tốt mà chƣa chú trọng đến chất lƣợng việc làm. Vì vậy, chƣa khuyến khích ngƣời lao động nâng cao trình độ và tay nghề.

Đến thời điểm 1/7/2011, trong tổng số hơn 50,4 triệu ngƣời từ 15 tuổi trở lên đang làm việc, chỉ có gần 7,7 triệu ngƣời đã đƣợc đào tạo, chiếm 15,2%. Hiện cả nƣớc có 84,8% số ngƣời đang làm việc chƣa đƣợc đào tạo để đạt một trình độ chuyên môn kỹ thuật nào đó. Vì thế làm cho tính ổn định, bền vững trong việc làm và hiệu quả tạo việc làm còn thấp. Đó là thách thức đối với ngƣời lao động trong việc tăng thu nhập, có cơ hội tiếp cận công bằng về việc làm và hòa nhập với xã hội.

Thứ hai, chính sách về việc làm ban hành còn tản mạn ở nhiều văn bản gây chồng chéo. Các quy định của chính sách việc làm mang tính quy phạm chƣa cao,

chính sách chủ yếu hƣớng vào hỗ trợ, khuyến khích chƣa rõ trách nhiệm của các đối tƣợng điều chỉnh của chính sách. Một số chính sách hỗ trợ việc làm chƣa đƣợc hƣớng dẫn cụ thể nhƣ: chính sách miễn giảm thuế để khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị và cá nhân tạo việc làm cho nhiều ngƣời lao động; chính sách khuyến khích đƣa nhiều lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật đi làm việc ở nƣớc ngoài có thu nhập cao; đi làm việc tại các công trình, dự án do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nƣớc trúng thầu, nhận thầu, đầu tƣ ở nƣớc ngoài; chính sách hỗ trợ ngƣời lao động sau khi về nƣớc...

Thứ ba, chính sách tín dụng chƣa phù hợp về điều kiện vay và mức vay, thiếu gắn kết giữa cho vay vốn và hỗ trợ đầu vào tiếp cận thị trƣờng nên hiệu quả sử dụng vốn chƣa cao. Nhiều chính sách ƣu đãi tín dụng chồng chéo trên cùng một đối tƣợng gây khó khăn cho việc thực hiện và khó đi vào cuộc sống.

Quỹ quốc gia giải quyết việc làm ngày càng tập trung nhiều cho hộ gia đình vay vốn, ít hỗ trợ các doanh nghiệp để tạo thêm nhiều việc làm mới. Các quy định về Quỹ giải quyết việc làm chƣa đƣợc sửa đổi, bổ sung kịp thời gây khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện

Thứ tư, hệ thống chính sách hỗ trợ lao động di chuyển đến các khu công nghiệp, khu đô thị còn thiếu. Đa số ngƣời dân di cƣ ra các đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất chƣa đƣợc hƣởng các chính sách hỗ trợ di chuyển và ổn định tại nơi đến. Trái lại, một số quy định còn hạn chế khả năng tiếp cận của ngƣời di cƣ đến việc làm tốt, các dịch vụ xã hội cơ bản tại đô thị.

Cơ sở pháp lý quan trọng nhất để xây dựng các chính sách việc làm là Bộ luật Lao động. Do Bộ luật này đƣợc xây dựng trong giai đoạn nền kinh tế nƣớc ta mới chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, nên những vấn đề chủ yếu của kinh tế thị trƣờng nói chung và quan hệ việc làm nói riêng mới chỉ ở giai đoạn sơ khai, chƣa bộc lộ hết những yêu cầu của nó. Mặc dù đã sửa đổi, bổ sung Chƣơng Việc làm của Bộ luật Lao động vào năm 2002, đồng thời ban hành mới một số văn bản Luật để kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội về việc làm, song, do sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng, các quan hệ việc làm ngày càng phát triển về số lƣợng, phong phú và đa dạng về hình thức, cho nên quá trình ban hành, thực hiện các chính sách việc làm đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế, phát

sinh một số vấn đề mới về quan hệ việc làm cần đƣợc điều chỉnh trong một văn bản Luật thống nhất.

Chúng ta chƣa có định hƣớng, quy hoạch tổng thể phát triển việc làm dài hạn, quy hoạch phát triển vùng, ngành nghề sản xuất kinh doanh cho nên sự chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm, lạo động chủ yếu làm trong lĩnh vực nông nghiệp hoặc khu vực phi chính thức có năng suất lao động và hiệu quả kinh tế thấp.

Tổ chức thực hiện các chính sách việc làm chƣa tốt. Sự phối hợp giữa các cơ quan trung ƣơng và địa phƣơng chƣa đồng bộ. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách việc làm đã đƣợc các cơ quan, tổ chức và các địa phƣơng quan tâm nhƣng hiệu quả chƣa đƣợc nhƣ mong muốn.

Tổ chức hoạt động dịch vụ việc làm chƣa chuyên nghiệp, chƣa khoa học. Hoạt động của các trung tâm, doanh nghiệp giới thiệu việc làm còn quá chú trọng vào đào tạo nghề, còn hoạt động tƣ vấn, giới thiệu việc làm, thông tin thị trƣờng lao động chƣa đƣợc chú trọng đúng mức. Sự phối hợp hoạt động giữa các trung tâm giới thiệu việc làm, giữa trung tâm với các doanh nghiệp, ngƣời sử dụng lao động còn hạn chế, đặc biệt trong lĩnh vực cung cấp thông tin thị trƣờng lao động, do vậy thông tin thị trƣờng lao động lao động chƣa có sự kết nối giữa các vùng, các địa phƣơng.

Hoạt động đƣa lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài chƣa hiệu quả. Các chƣơng trình hỗ trợ ngƣời lao động trở về nƣớc tái hòa nhập thị trƣờng lao động trong nƣớc chƣa đƣợc chú trọng.

Hệ thống luật pháp và chính sách về lao động tiếp tục đƣợc bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện theo hƣớng thúc đẩy sự phát triển của thị trƣờng lao động, xóa bỏ dần các rào cản, tạo sự thông thoáng và linh hoạt trên cơ sở một hệ thống thông tin thị trƣờng lao động hoàn thiện và đảm bảo tiếp cận tốt nhất cho ngƣời lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận diện và tháo gỡ những rào cản trong hoạt động của các sàn giao dịch việc làm thuộc Sở Lao động thương binh xã hội Hà Nội (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)