8. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.1. Thực trạng thị trƣờng lao động ở Hà Nội và những hoạt động của Sàn giao
2.1.1. Thực trạng thị trường lao động ở Hà Nội
Do tính khác biệt về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội kéo theo thị trƣờng lao động Hà Nội cũng có những đặc điểm rất khác biệt so với những địa phƣơng khác. Những đặc điểm đó thể hiện nhƣ sau:
Cung lao động lớn hơn cầu lao động, sức ép về việc làm lớn, Cung lao động tăng nhanh do ảnh hƣởng của tốc độ tăng dân số nhất là tốc độ tăng cơ học.
Tính đến năm 2012, quy mô dân số Hà Nội là 6844,1 triệu ngƣời, với mật độ dân số là 2059 ngƣời/km2, đứng thứ hai cả nƣớc, chỉ sau thành phố Hồ Chí Minh với mật độ dân số là 3666 ngƣời/km2.
Theo Báo cáo kết quả thực hiện thu thập thông tin cung, cầu lao động trên địa bàn thành phố năm 2012, tổng số dân từ đủ 10 tuổi trở lên là 4.148.706 ngƣời. Trong đó: thành thị có 3.388.209 ngƣời chiếm tỷ lệ 81,67%, nông thôn có 760.497 ngƣời chiếm tỷ lệ 18,33%.
Dân số trong độ tuổi làm việc: 3.316.360 ngƣời, chiếm tỷ lệ 79,94% tổng dân số từ đủ 10 tuổi trở lên. Trong đó: nam có 1.643.512 ngƣời, chiếm 49,56%; nữ có 1.672.848 ngƣời, chiếm 50,44%; thành thị có 2.698.252 ngƣời, chiếm 81,36%; nông thôn có 618.108 ngƣời, chiếm 18,64%.
Lao động Hà Nội tuy dồi dào song tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2010 mới đạt 35%, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 25,4%, chất lƣợng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật phân bố không đều, tập trung ở vùng đô thị, các quận nội thành. Lao động Hà Nội còn có tâm lý kén chọn việc làm và thu nhập rất nặng nề. Tỷ trọng việc làm bền vững tăng chậm, việc làm không ổn định, việc làm tạm thời còn khá cao, chiếm khoảng 45% kết quả giải quyết việc làm hàng năm.
Tính đến năm 2012, lực lƣợng lao động: 2.693.330 ngƣời, chiếm tỷ lệ 69,39% lao động từ đủ 15 tuổi trở lên, trong đó: nam có 1.463.902 ngƣời, chiếm
54,35%; nữ có 1.229.428 ngƣời, chiếm 45,65%; thành thị có 2.189.065 ngƣời, chiếm 81,28%; nông thôn có 504.265 ngƣời, chiếm 18,72% trong tổng số 504.265 ngƣời lao động nông thôn thì phần chủ yếu chính là lao động nông nghiệp. [29]
Năm 2014, dân số Hà Nội lên đến 7,2 triệu ngƣời và chƣa kể đến gần 1 triệu ngƣời không đăng kí hộ khẩu thƣờng trú.
Về việc làm: Ngƣời lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2014 ƣớc tính 53 triệu ngƣời, tăng 800.000 ngƣời so với năm 2013.
Về tỉ lệ thất nghiệp: Ƣớc tính tới cuối tháng 12/2014, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2014 là 2,08%. Tỉ lệ này ở quý 1,2,3,4 lần lƣợt là: 2,21%; 1,84%; 2,17% và 2,1%.
Tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15 - 24 tuổi) năm 2014 là 6,3%, cao hơn mức 6,17% của năm 2013; khu vực thành thị là 11,49%, cao hơn mức 11,12% của năm trƣớc; khu vực nông thôn là 4,63%, xấp xỉ 2013.
Trong đó, ngƣời lao động đang làm việc của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 46,6% tổng số (giảm 00,2 % so với năm 2013), khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 21,4% (tăng 00,2% so với năm 2013), khu vực dịch vụ chiếm 32,0% (năm 2013 là 32%).
Ƣớc tính tỷ lệ lao động phi chính thức của khu vực phi hộ nông nghiệp năm 2014 là 56,1%, giảm 1 điểm phần trăm so với năm 2013. [30]
Chất lƣợng của cung lao động còn hạn chế, chƣa đáp ứng đòi hỏi của cầu lao động.
Về trình độ học vấn tuy cao hơn so với các tỉnh thành phố khác trong cả nƣớc song vẫn tồn tại sự chênh lệch về trình độ văn hóa : khu vực thành thị với 73% đã tốt nghiệp PTTH, còn ở nông thôn chủ yếu là tốt nghiệp THCS.
Về trình độ chuyên môn kỹ thuật: Hà Nội có lực lƣợng cán bộ khoa học kỹ thuật hùng hậu, tăng nhanh qua các năm và chiếm tỷ trọng đáng kể so với cả nƣớc. Năm 2006, tỷ lệ lao động qua đào tạo của thành phố đạt hơn 55% tổng nguồn lao động, song chất lƣợng nguồn lao động chƣa đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng do số lao động chƣa qua đào tạo còn lớn, hơn 40% nguồn lao động dẫn đến tình trạng lao động không có việc làm ở mức cao.
Mặc dù chất lƣợng lao động của Hà Nội đứng vào loại nhất trong cả nƣớc nhƣng cơ cấu đào tạo chƣa hợp lý, lao động qua đào tạo, nhất là lao động kỹ thuật kỹ năng yếu, thiếu thích nghi, thể lực yếu, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp còn yếu. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động giữa hai khu vực thành thị và nông thôn, giữa các ngành có sự chênh lệch lớn.
Cầu lao động: Cầu lao động phát triển nhanh do chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần và tốc độ tăng trƣởng kinh tế xã hội của Thủ đô đã tạo ra nhiều việc làm cho ngƣời lao động.sự dịch chuyển đúng hƣớng của việc làm phù hợp với sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế. Thể hiện ở tỷ trọng việc làm tăng mạnh ở các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm mạnh ở ngành nông nghiệp. Trong đó dịch vụ là ngành thu hút nhiều lao động nhất và cũng là ngành có số lao động đƣợc thu hút tăng thêm hàng năm cao nhất. Số việc làm trong khu vực nông nghiệp có xu hƣớng giảm mạnh, phản ánh xu thế đô thị hóa, công nghiệp hóa và hiện đại hóa của Hà Nội.
Cụ thể cơ cấu lao động trong các ngành nhƣ sau:
Bảng 2.1. Cơ cấu lao động trong các ngành từ năm 2006 -2013
Đơn vị: %
Ngành Năm
Công nghiệp
mở rộng Nông lâm nghiệp Dịch vụ
2006 32,43 11,17 56,40
2013 28,0 24,6 47,4
(Nguồn : Bộ lao động, điều tra lao động việc làm 2013)
Qua bảng biểu ta dễ dàng nhận thấy, lao động trong ngành nông lâm nghiệp ngày càng tăng lên. Cụ thể: tăng từ 11,17% lên 24,6%. Ngành dịch vụ giảm từ 56,4 xuống còn 47,4. Ngành công nghiệp giảm nhẹ từ 32.4 xuống 28.0%.
Thị trƣờng lao động Hà Nội đa dạng về hình thức và có sự phân hóa cao về chất lƣợng giữa các loại đối tƣợng lao động tham gia vào thị trƣờng.
Nói chung ở Hà Nội, lực lƣợng lao động có trình độ học vấn cao hơn so với các tỉnh thành phố khác.
Đến năm 2012, Hà Nội đã có 35792 nghìn nguời lao động, trong đó tỷ lệ lực lƣợng lao động nhƣ sau: Trình độ đã qua đào tạo nghề: 5,5%; trung cấp: 5,7%; cao đẳng: 2,5%; Đại học: 17%.
Cơ cấu trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của ngƣời lao động trong một số ngành kinh tế chủ yếu nhƣ sau:
Bảng 2.2. Cơ cấu trình độ chuyên môn của ngƣời lao động trong 1 số ngành kinh tế. Đơn vị: % Trình độ CMôn Ngành Tổng cộng Sơ cấp CNKT không bằng CNKT có bằng T.Học chuyên nghiệp C. Đẳng Đ.Học Trên ĐH Không có chuyên môn KT
Nông lâm nghiệp 100 0.54 0.94 0.76 1.01 0.51 96.23
Công nghiệp 100 3.41 22.72 21.53 7.15 14.99 29.86
Dịch vụ 100 3.91 5.05 5.33 10.32 15.17 60.22
(Nguồn: Cục việc làm, 2012)
Thị trƣờng lao động hiện nay đang thiếu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tay nghề giỏi, thừa lao động giản đơn, chƣa qua đào tạo.
Hệ thống chính sách quản lý và điều tiết hoạt động của thị trường lao động thiếu đồng bộ và chưa đầy đủ
Sự hình thành và phát triển của thị trƣờng lao động chịu ảnh hƣởng rất lớn của thể chế, chính sách của Nhà nƣớc và Thành phố nhƣ: các chính sách về việc làm, di chuyển lao động, chính sách khuyến khích đầu tƣ (trong và ngoài nƣớc), chính sách phát triển ngành nghề nông thôn, chính sách đào tạo bồi dƣỡng nâng cao tay nghề, tiền lƣơng, tiền công…
Trong những năm qua, hệ thống chính sách đã đƣợc Nhà nƣớc ban hành tạo điều kiện cho thị trƣờng lao động phát triển, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế : Các chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế chƣa thực sự tạo ra động lực mạnh mẽ, thủ tục hành chính còn rƣờm rà, cản trở đến phát triển. Chƣa có quy định về việc quản lý sự
di chuyển lao động đã dẫn đến tình trạng không nắm chắc và điều tiết đƣợc dòng di chuyển lao động vào thành phố.
Các tổ chức tham gia vào thị trường lao động :
Các tổ chức giới thiệu việc làm: Hiện nay trên địa bàn thành phố đang tồn tại 2 hệ thống giới thiệu việc làm. Đó là : Hệ thống các TTDVVL do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền hoặc tổ chức đoàn thể thành lập; Hệ thống dịch vụ việc làm thuộc các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
Các tổ chức xuất nhập khẩu lao động: Việc xuất khẩu lao động Hà Nội ra nƣớc ngoài đƣợc thực hiện chủ yếu qua các tổ chức có nhiệm vụ xuất khẩu lao động của nhà nƣớc hoặc tƣ nhân. Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có 64 đơn vị có chức năng xuất khẩu lao động. Mặc dù lĩnh vực này đã có chủ trƣơng khuyến khích của nhà nƣớc và thành phố và là địa phƣơng có số đơn vị làm nhiệm vụ xuất khẩu lao động lớn, song thị trƣờng này của Hà Nội vẫn rất yếu kém, hầu hết các đơn vị tuyển ngƣời từ các tỉnh khác, quy mô các đơn vị hầu hết nhỏ (trừ các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng, Bộ giao thông…), năng lực hoạt động kém hiệu quả.
Hình thức nhập khẩu lao động nƣớc ngoài vào Hà Nội chủ yếu đƣợc thực hiện do các Công ty có vốn nƣớc ngoài, các văn phòng nƣớc ngoài và một số ít đơn vị sử dụng lao động Việt Nam có nhu cầu tuyển dụng lao động chuyên môn kỹ thuật nƣớc ngoài vào làm việc. Thị trƣờng này hầu hết là lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhƣng việc cung ứng, quản lý mới làm đƣợc một số việc nhƣ: thẩm định cấp giấy phép lao động, một số lĩnh vực chƣa đƣợc kiểm soát chặt chẽ.
Các đơn vị làm dịch vụ giới thiệu việc làm với tƣ cách cầu nối giữa cung và cầu lao động đã góp phần thúc đầy thị trƣờng lao động phát triển và có đóng góp tích cực vào công tác giải quyết việc làm của thành phố. Song mức độ đáp ứng còn thấp so với yêu cầu của thị trƣờng, hiệu quả chƣa cao.
Trong những năm qua, cùng với việc phát triển các thị trƣờng khác. Thành phố Hà Nội đã có nhiều hình thức và biện pháp tạo điều kiện nhằm thúc đẩy và phát triển thị trƣờng lao động, đạt đƣợc một số kết quả quan trọng nhƣ:
Chất lƣợng dân số, nguồn lao động, lực lƣợng lao động đƣợc nâng cao. Là một trong những thành phố có chỉ số phát triển con ngƣời, trình độ lao động qua đào tạo cao nhất toàn quốc.
Kinh tế thành phố tăng trƣởng với tốc độ cao, kết hợp với các chính sách hỗ trợ ngƣời lao động đã tạo ra nhiều chỗ làm việc mới cho ngƣời lao động.
Công tác tuyên truyền đã giúp tạo ra sự thay đổi về nhận thức của các cấp lãnh đạo, ngƣời sử dụng lao động và ngƣời dân về việc làm. Hệ thống cơ sở pháp lý đã tạo hành lang thuận lợi cho việc phát triển thị trƣờng lao động.
Vai trò của cơ quan quản lý nhà nƣớc về lao động từng bƣớc đƣợc tăng cƣờng.
Nhiều hình thức giao dịch đa dạng và phong phú trên thị trƣờng lao động nhƣ: Các Trung tâm, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giới thiệu việc làm, có nhiều các website về cung cấp các thông tin việc làm ra đời, tổ chức nhiều hoạt động nhƣ hội chợ việc làm, tháng việc làm, tuần việc làm, phiên giao dịch việc làm… đã có những tác động nhất định, góp phần phát triển thị trƣờng lao động theo hƣớng tích cực.
Mất cân bằng lớn giữa cung và cầu, cung tăng nhanh trong khi nhịp độ tăng của cầu chậm hơn, mất cân đối về cung và cầu về chất lƣơng lao động.
Chất lƣợng lao động Hà Nội đứng vào loại nhất trong cả nƣớc, nhƣng thực tế nguồn và cách đào tạo còn chắp vá, mang tính tự phát, đặc biệt chƣa tận dụng khai thác đƣợc chất xám của các trung tâm khoa học lớn của Thủ đô.
Lực lƣợng lao động đƣợc đào tạo còn nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, nội dung đào tạo theo công nghệ cũ nên không theo kịp trình độ của khoa học, kỹ thuật hiện đại. Thành phố thiếu lao động có trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh giỏi, thiếu đội ngũ thợ lành nghề bậc cao trong khi đó lại rất thừa lao động thủ công, không có chuyên môn nghiệp vụ.
Giá cả sức lao động chƣa phản ánh đúng mức độ đóng góp và công sức của ngƣời lao động.
Các hoạt động giao dịch trên thị trƣờng lao động chƣa đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng lao động. Chất lƣợng giao dịch chƣa cao. Hệ thống thông tin, thống kê về thị trƣờng lao động chƣa cập nhật, không đồng bộ, độ tin cậy chƣa cao.
Quản lý nhà nƣớc về thị trƣờng lao động còn nhiều bất cập, vai trò điều tiết về quan hệ cung cầu lao động còn hạn chế, sự kiểm tra giám sát thị trƣờng lao động (nhƣ giám sát hoạt động của các tổ chức giới thiệu việc làm tƣ nhân) chƣa chặt chẽ