Phát triển và ổn định nền kinh tế Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận diện và tháo gỡ những rào cản trong hoạt động của các sàn giao dịch việc làm thuộc Sở Lao động thương binh xã hội Hà Nội (Trang 80 - 84)

8. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.2. Một số giải pháp tháo gỡ những rào cản trong Hoạt động của Sàn giao dịch

3.2.1. Phát triển và ổn định nền kinh tế Hà Nội

Chính sách kinh tế - xã hội vĩ mô là một trong những yếu tố quan trọng có tính chất quyết định để ổn định và tạo nhiều việc làm cho lao động trẻ, đặc biệt là cho số lao động mới gia nhập thị trƣờng lao động hàng năm. Đó là hệ thống chính sách đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô để duy trì tăng trƣởng kinh tế cao và trên diện rộng, nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng (tăng năng suất lao động, khả năng và hiệu quả cạnh tranh của nền kinh tế), đảm bảo quy mô và điều chỉnh cơ cấu đầu tƣ toàn xã hội trong GDP, giảm thiểu tác động tiêu cực và rủi ro của cải cách thể chế, khủng hoảng kinh tế, lạm phát và thiên tai, bảo vệ môi trƣờng, nâng cao năng lực quản lý vĩ mô của Hà Nội…

Các chính sách cần tập trùng vào giải phóng sức sản xuất, giải phóng sức lao động, phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là những ngành, lĩnh vực có khả năng thu hút nhiều lao động, cụ thể là:

Phát triển vùng kinh tế động lực, trọng điểm, phát triển các ngành kinh tế hiện đại, mũi nhọn, đi đầu trong quá trình Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa và đóng góp tỷ trọng lớn cho xuất khẩu; sử dụng nguồn nhân lực chất lƣợng cao, đặc biệt là các doanh nhân, các nhà quản lý giỏi và lao động kỹ thuật trình độ cao. Đây là tầng kinh tế đòi hỏi đầu tƣ theo chiều sâu, áp dụng công nghệ cao sử dụng nhiều vốn; có nhu cầu lớn thu hút lao động đƣợc đào tạo ở các bậc Đại học, dạy nghề trình độ cao (Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề), rất có lợi thế đối với lao động thanh niên.

Tháo gỡ các khó khăn, vƣớng mắc về cơ chế, chính sách, đặc biệt là về mặt bằng, tiếp cận tín dụng chính thức, chính sách thuế, đào tạo chủ doanh nghiệp, bảo hộ thu nhập và tài sản hợp pháp của mọi công dân…nhằm phát triển mạnh khu vực dân doanh, trƣớc hết là phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ; phấn đấu đến hết năm 2015 Hà nội có khoảng 500 ngàn doanh nghiệp, đạt tỷ lệ 200 ngƣời dân có 1 doanh nghiệp; đặc biệt coi trọng phát triển kinh tế dịch vụ, nhất là dịch vụ cao cấp (tài chính, ngân hàng, kiểm toán, du lịch…). Đây là tầng kinh tế đòi hỏi đầu tƣ ở mức trung bình, áp dụng công nghệ sử dụng nhiều lao động, sử dụng lao động kỹ thuật trình độ lành nghề, rất phù hợp với lao động thanh niên đã qua đào tạo, nhất là đào tạo nghề chính quy.

Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn theo hƣớng Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa, để giải quyết việc làm tại chỗ và di chuyển lao động thanh niên ra khỏi khu vực nông nghiệp , nông thôn.

Tạo việc làm tại chỗ cho lao động thanh niên bằng các biện pháp phát triển sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao trên cơ sở phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, nhất là áp dụng công nghệ sinh học, đƣa giống mới (cây con) có năng suất cao vào nông nghiệp; kết hợp áp dụng công nghệ tiên tiến phù hợp cho nông dân ở các vùng chậm phát triển; quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp và đồng ruộng, đồng thời hỗ trợ đầu tƣ phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, hợp tác xã, các làng nghề truyền thống, khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến, dịch vụ tại chỗ; khuyến khích và hỗ trợ đầu tƣ để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, hình thành các khu công nghiệp nhỏ ở nông thôn.

Di chuyển một phần đáng kể lao động thanh niên nông thôn ra khỏi nông nghiệp bằng các biện pháp đào tạo nghề trình độ cao, trình độ làng nghề cho lao động thanh niên có sức khỏe, có trình độ văn hóa để cung ứng cho các vùng kinh tế động lực, các khu công nghiệp, khu du lịch và dịch vụ, cho xuất khẩu lao động …

Mở rộng và phát triển thị trƣờng lao động nƣớc ngoài. Xây dựng chiến lƣợc và tăng đầu tƣ mở rộng thị trƣờng xuất khẩu lao động sang các khu vực, các nƣớc phù hợp với lao động Việt Nam; tập trung đào tạo nghề cho xuất khẩu lao động, nhất là về tay nghề, ngoại ngữ, pháp luật, rèn luyện sức khỏe, ý thức tự vƣơn lên trong cơ chế thị trƣờng; xây dựng hệ thồng pháp luật về xuất khẩu lao động để đảm bảo các bên giao dịch thực hiện theo hợp đồng đƣợc thuận lợi, chống tiêu cực; sắp

xếp, đổi mới và đầu tƣ 20 doanh nghiệp Nhà nƣớc xuất khẩu lao động mạnh, đủ năng lực cạnh tranh và hội nhập thị trƣờng lao động quốc tế; mở rộng khu vực tƣ nhân tham gia xuất khẩu lao động.

Tăng đầu tƣ toàn xã hội là điều kiện quyết định nhất để tái sản xuất mở rộng, phát triển quy mô và nâng cao chất lƣợng, sức cạnh tranh của nền kinh tế , tạo nhiều việc làm. Giai đoạn 2015 -2020 cần đảm bảo đầu tƣ toàn xã hội trong GDP khoảng 36 -38%. Trong đó tập trung vào:

Huy động tối đa nguồn tiết kiệm trong dân đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh. Hiện nay, theo đánh giá của các nhà kinh tế nguồn vốn trong dân là rất lớn (khoảng 40 ngàn tỷ đồng), trong những năm tới nguồn này có khả năng tăng. Tuy nhiên, hiện nay vốn trong dân chủ yếu đầu tƣ vào bất động sản, mua sắm hàng hóa có giá trị cao. Để huy động tối đa nguồn này cần áp dụng chính sách kích cầu trong tiêu dùng, nhất là tiêu dùng cho sản xuất và dịch vụ, thực hiện tốt chính sách đầu tƣ trong nƣớc (chính sách ƣu đãi về đất đai, mặt bằng, tiếp cận tín dụng chính thức và quỹ phát triển doanh nghiệp, miễn giảm thuế trong nhƣng năm đầu mới thành lập doanh nghiệp…)

Tăng nguồn đầu tƣ từ ngân sách Nhà nƣớc cho phát triển, đảm bảo không thấp hơn 30% tổng chi ngân sách Nhà nƣớc hàng năm. Đầu tƣ của ngân sách nhà nƣớc cho phát triển chủ yếu là các công trình phát triển hạ tầng cơ sở, tăng đầu tƣ cho phát triển nông nghiệ, nông thôn, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, xúc tiến thƣơng mại, đối ứng trong tiếp nhận viện trợ chính thức (ODA)… Tuy nhiên, cần điều chỉnh cơ cấu đầu tƣ để giảm chỉ số ICOR đảm bảo hiệu quả; kết hợp giữa đầu tƣ tập trung và phi tập trung, giữa áp dụng công nghệ sử dụng nhiều vốn với công nghệ sử dụng nhiều lao động, đảm bảo hệ số co giãn việc làm khoảng 0,27 – 0,36; giảm bảo hộ và bao cấp doanh nghiệp Nhà nƣớc; chống thất thoát trong xây dựng cơ bản…

Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và hợp tác kinh tế để đẩy nhanh tăng trƣởng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ; đồng thời huy động và sử dụng hiệu quả vốn hợp tác quốc tế, tiếp tục bổ sung, sửa đổi chính sách khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài, cải cách hành chính, giảm thủ tục hành chính phiền hà, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ; điều chỉnh quy hoạch các khu công nghiệp, khu chế xuất…để thu hút nguồn

vốn FDI, ODA và các dự án NGO đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh, tạo nhiều việc làm cho lao động, trƣớc hết là thanh niên.

Đẩy mạnh phát triển kinh tế tạo việc làm: nền kinh tế phát triển ổn định và tăng trƣởng với tốc độ cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực sẽ là nền tảng vững chắc cho việc làm ổn định và bền vững, tập trung phát triển kinh tế theo hƣớng:

Huy động mọi nguồn lực cho đầu tƣ phát triển: khuyến khích, đa dạng hoá các loại hình sản xuất kinh doanh, các hình thức sở hữu nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh tạo ra nhiều việc làm cho xã hộ.

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá - hiện đại hoá: phát triển những ngành mà Việt Nam có lợi thế, những ngành kinh tế mũi nhọn, sử dụng lao động có trình độ kỹ thuật cao (điện tử, cơ khí chế tạo, vật liệu mới…) song song với những ngành công nghiệp đòi hỏi ít vốn, sử dụng nhiều lao động, công nghệ phù hợp với trình độ lao động Việt Nam( dệt may, da giày, công nghiệp chế biến,… ); chú trọng hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu kinh tế mở, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu, …; gắn quy hoạch các khu công nghiệp với kế hoạch sử dụng lao động, đặc biệt là lao động địa phƣơng nơi chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Phát triển các ngành dịch vụ giá trị cao nhƣ bƣu chính viễn thông, tài chính, bảo hiểm,…đáp ứng trực tiếp cho yêu cầu tăng trƣởng và hội nhập đồng thời tận dụng tối đa tiềm năng về du lịch của đất nƣớc để phát triển các ngành dịch vụ du lịch tạo nhiều việc làm.

Phát triển doanh nghiệp: ƣu đãi đối với các doanh nghiệp thực hiện các dự án, công trình có quy mô lớn, tạo nhiều việc làm; hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua việc giảm thuế, hoãn thuế, khoanh nợ; hỗ trợ vốn vay cho các doanh nghiệp gặp khó khăn để duy trì sản xuất, bảo đảm việc làm cho ngƣời lao động.

Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn: nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp; hỗ trợ đầu vào, phân phối và chế biến cho các mặt hàng nông sản, thuỷ sản; tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ, hỗ trợ vốn vay cho các làng nghề, xã nghề tiểu thủ công nghiệp; phát triển kinh tế hộ gia đình theo hƣớng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhƣỡng, tiềm năng; hình thành những vùng chuyên canh nông nghiệp cung cấp

nguyên liệu với quy mô lớn, gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến và dịch vụ phục vụ sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận diện và tháo gỡ những rào cản trong hoạt động của các sàn giao dịch việc làm thuộc Sở Lao động thương binh xã hội Hà Nội (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)