8. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.2. Một số giải pháp tháo gỡ những rào cản trong Hoạt động của Sàn giao dịch
3.2.3. Hoàn thiện hệ thống chính sách lao động, việc làm
Theo dự báo của Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội, lực lƣợng lao động tăng chậm, giai đoạn 2011- 2015 tăng bình quân 860 ngàn ngƣời/năm; giai đoạn 2016-2020, tăng 743 ngàn ngƣời/năm. Do tác động đồng thời của giảm sức ép về lực lƣợng lao động, số việc làm vẫn tiếp tục tăng nhƣng với tốc độ giảm dần, chỉ đạt 1,39%/năm (so với mức 2,40%/năm giai đoạn 2000-2010). Tổng số lao động có việc làm tƣơng ứng sẽ là 53,25% triệu ngƣời và 56,48 triệu ngƣời vào các năm 2015 và 2020. Số lƣợng việc làm tăng trung bình 815 nghìn/năm thời kỳ 2011-2015 và 646 nghìn/năm thời kỳ 2016-2020.
Giai đoạn 2012- 2015: Bình quân mỗi năm tạo việc làm mới cho 1,6 triệu lao động, trong đó từ Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về Việc làm và dạy nghề và Chƣơng trình việc làm công khoảng 300 nghìn lao động (có 200 nghìn ngƣời lao động thuộc hộ nghèo); chuyển đổi việc làm cho 500 nghìn lao động nông nghiệp; mỗi năm đƣa khoảng 80 nghìn lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng (có 30- 40 nghìn lao động thuộc hộ nghèo).
Giai đoạn 2016- 2020: Bình quân mỗi năm tạo việc làm mới cho 1,5 triệu lao động, trong đó từ Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về Việc làm và dạy nghề và Chƣơng trình việc làm công khoảng 250 nghìn lao động (có 150 nghìn ngƣời lao động thuộc hộ nghèo); chuyển đổi việc làm cho 800 nghìn lao động nông nghiệp; mỗi năm đƣa khoảng 100 nghìn lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng (có 35 -45 ngàn lao động thuộc hộ nghèo). Đến năm 2020, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp giảm còn 30%, tỷ lệ thất nghiệp chung cả nƣớc duy trì dƣới 3%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp thành thị dƣới 4%.
Để thực hiện đƣợc các mục tiêu đó, định hƣớng chính sách việc làm giai đoạn 2012-2020 là:
Thứ nhất, cần ban hành Luật Việc làm để quy định cụ thể về chính sách việc làm của Nhà nƣớc. Trong đó, Nhà nƣớc không chỉ có trách nhiệm tạo việc làm mà phải có trách nhiệm định hƣớng phát triển việc làm hƣớng tới thúc đẩy và bảo đảm việc làm bền vững cho ngƣời lao động; có những quy định về các giải pháp cụ thể của Nhà nƣớc.
Thứ hai, cần gắn kết chính sách việc làm với chính quá trình và kế hoạch tổng thể về tái cấu trúc kinh tế theo hƣớng hiện đại và phát triển bền vững. chủ động phát triển có tổ chức các thị trƣờng lao động có nhiều tiềm năng và hiệu quả kinh tế cao, nhất là thị trƣờng lao động chất lƣợng cao về kinh tế nông nghiệp, kinh tế biển, công nghệ thông tin và xuất khẩu ỉao động.
Để nâng cao hiệu lực của chính sách việc làm cần có sự phối hợp đồng bộ các cấp, ngành và địa phƣơng có liên quan; tăng cƣờng giám sát, kiểm tra việc thực hiện chính sách, phát hiện những hạn chế, những ách tắc để xử lý kịp thời, qua đó để các chính sách đi vào cuộc sống có hiệu quả hơn.
Tổ chức tốt hoạt động dịch vụ việc làm. Hoạt động của các trung tâm giới thiệu việc làm cần chú trọng đến hoạt động tƣ vấn, giới thiệu việc làm, thông tin thị trƣờng lao động. Tăng cƣờng phối hợp hoạt động giữa các trung tâm giới thiệu việc làm, giữa trung tâm với các doanh nghiệp, ngƣời sử dụng lao động.
Thứ ba, chính sách việc làm cần đƣợc thực hiện trong đồng bộ và đồng thời, thậm chí đi trƣớc một bƣớc với các chính sách kinh tế khác. Đặc biệt, công tác đào tạo nghề cần bám sát nhu cầu thị trƣờng và đi trƣớc, đón đầu các quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội ở các địa phƣơng, nhất là những địa bàn có tốc độ đô thị hóa và tốc độ tái cấu trúc kinh tế-xã hội nhanh.
Sớm bổ sung các chính sách việc làm mới, trong đó đặc biệt chú ý phát triển nguồn nhân lực trình độ cao trong các ngành, lĩnh vực quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả tăng trƣởng kinh tế cao, nhƣ kinh tế nông nghiệp sử dụng công nghệ cao, kinh tế biển, công nghệ thông tin và xuất khẩu lao động có kỹ thuật, cũng nhƣ khai thác tốt đội ngũ lao động từ nƣớc ngoài trở về nƣớc sau khi kết thúc hợp đồng lao động ở nƣớc ngoài. Mặt khác, cần tạo môi trƣờng áp lực cao để ngƣời lao
động Việt Nam khắc phục ảnh hƣởng của lao động trong nền sản xuất nhỏ, tiểu nông, manh mún, đƣợc học tập và rèn luyện trong các trƣờng dạy nghề trọng điểm chất lƣợng cao, trƣờng đại học đẳng cấp quốc tế, đƣợc quản lý theo mục tiêu bảo đảm chất lƣợng đào tạo và gắn với nhu cầu của xã hội.
Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng ƣu đãi phát triển sản xuất, tạo việc làm, chính sách hỗ trợ học nghề, hỗ trợ ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng, ƣu tiên cho ngƣời nghèo, ngƣời dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo, xã nghèo, thôn bản đặc biệt khó khăn. Tiếp tục thực hiện chiến lƣợc, các chƣơng trình, đề án về việc làm và dạy nghề, khẩn trƣơng nghiên cứu xây dựng chƣơng trình việc làm cho ngƣời thất nghiệp, thiếu việc làm.
Để việc triển khai dạy nghề, học nghề có hiệu quả kinh tế thực sự, tránh hình thức và lãng phí xã hội trong quá trình triển khai các đề án đào tạo nghề, cần bảo đảm đầu tƣ đủ mức theo yêu cầu dậy và học nghề, tránh tƣ tƣởng bình quân chủ nghĩa nhƣ kiểu “phát chẩn”, cửu đói. Mặt khác, cần tăng cƣờng công tác tuyên truyền, linh hoạt và thiết thực về nội dung và phƣơng thức đào tạo nghề, gắn với thực tế đối tƣợng học nghề, cũng nhƣ gắn với chƣơng trình việc làm cụ thể của mỗi địa phƣơng, để các đối tƣợng lao động nông thôn ở vùng sâu, vùng xa, nhất là vùng núi không bị lúng túng trong việc xác định nghề học, sắp xếp thời gian học. Hơn nữa, cần chú ý dạy nghề theo hƣớng tạo việc làm tại chỗ, trong đó có đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp công nghệ cao, hoặc thúc đẩy quá trình tái cấu trúc toàn diện kinh tế và xã hội nông thôn theo tinh thần “ly nông bất ly hƣơng”, để ngƣời lao động sống ở nông thôn sau khi tốt nghiệp các khóa đào tạo nghề có thể tăng khả năng và chủ động tìm kiếm, tạo lập công việc, thu nhập ngay tại quê nhà, không phải đi xa, giảm bớt áp lực quá tải, phi kinh tế lên các đô thị.
Thứ tư, chính sách việc làm phải phát huy đƣợc các nguồn lực của xã hội vào việc tạo việc làm và đảm bảo việc làm. Tăng cƣờng huy động các nguồn vốn của doanh nghiệp và các tổ chức cho đào tạo nâng cao trình độ ngƣời lao động. Thực hiện các cơ chế, chính sách ƣu đãi (gồm những giải pháp ƣu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ về đất đai và ƣu đãi tín dụng, hỗ trợ về đào tạo nhân lực chất lƣợng cao thuộc ngành nghề mũi nhọn) để khuyến khích mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tƣ cho đào tạo với các hình thức khác nhau nhƣ đặt hàng với các cơ sở đào tạo, tự tổ chức đào tạo nhân lực trong doanh nghiệp và thành lập các cơ sở đào tạo trong
doanh nghiệp để đào tạo nhân lực cho bản thân doanh nghiệp và cho xã hội. Huy động các nguồn vốn của dân để đầu tƣ xây dựng cơ sở đào tạo, tổ chức các loại quỹ khuyến học, khuyến tài...
Trên đây là những giải pháp cơ bản cần đƣợc tiến hành đồng bộ và có hiệu quả nhất với sự nỗ lực của toàn xã hội, của toàn hệ thống chính trị trong quá trình thực hiện chính sách lao động, việc làm của nƣớc ta trong những năm tới, đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại và sử dụng hợp lý nguồn lực lao động xã hội để phát triển nền kinh tế nƣớc ta, hƣớng tới mục tiêu xây dựng xã hội dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Xác định chính sách về việc làm là một trong những chính sách phát triển kinh tế, góp phần quan trọng phát triển kinh tế-xã hội đất nƣớc; trong xây dựng các chƣơng trình, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế phải gắn với kế hoạch tạo việc làm; hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung các chính sách về kinh tế nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh..
Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải tiếp tục cải cách thể chế. Trong quá trình đó có thể có các tác động ảnh hƣởng đến việc làm và đời sống của ngƣời lao động, nhất là vấn đề mất viêc làm, thất nghiệp, lạm phát…Mặt khác, đối với nƣớc ta những rủi ro xã hội do thiên tai cũng rất lớn. Bởi vậy cần có các biện pháp tích cực để hạn chế các tác động này, cụ thể là:
Thực hiện chính sách thị trƣờng lao động tích cực để ngƣời lao động mất việc làm, thất nghiệp sớm trở lại thị trƣờng lao động (trƣớc hết là đào tạo lại nghề; đẩy mạnh thông tin, tƣ vấn giới thiệu việc làm…).
Thực hiện chính sách can thiệp của Nhà nƣớc đối với thị trƣờng đầu ra, do biến động giá cả trong nƣớc và quốc tế (lạm phát), nhất là chính sách bảo hiểm sản xuất, dự trữ và xúc tiến thƣơng mại…để không dẫn đến sa thải hàng loạt.
Phát triển hệ thống bảo hiểm việc làm, lƣới an toàn xã hội có khả năng bảo vệ ngƣời lao động trong cơ chế thị trƣờng và tạo điều kiện thuận lợi cho lao động di chuyển. Thực hiện chính sách và chƣơng trình phòng tránh, cứu trợ thiên tai, nhất là các vùng thƣờng xuyên bị thiên tai.
Ở cấp TW, ban hành các văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn tổ chức hoạt động của sàn giao dịch việc làm thành một nội dung quan trọng trong chính sách giải quyết việc làm. Vì vậy, ở cấp Hà Nội, UBND Hà Nội, Thành phố trực thuộc TW nên đề ra chủ trƣơng, cơ chế để tạo điều kiện thuận lợi mở rộng mặt bằng sử dụng cho Trung tâm Giới thiệu Việc làm và hoạt động của sàn giao dịch việc làm, khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tuyển dụng lao động thông qua sàn.