Phát huy vai trò của nguồn lực văn hóa đối với lĩnh vực lao động, việc làm và thu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận diện và tháo gỡ những rào cản trong hoạt động của các sàn giao dịch việc làm thuộc Sở Lao động thương binh xã hội Hà Nội (Trang 84 - 85)

8. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.2. Một số giải pháp tháo gỡ những rào cản trong Hoạt động của Sàn giao dịch

3.2.2. Phát huy vai trò của nguồn lực văn hóa đối với lĩnh vực lao động, việc làm và thu

và thu nhập

Nhằm phát huy vai trò của các nguồn lực văn hóa đối với lĩnh vực lao động, việc làm và thu nhập

Một là, quan tâm phát triển chất lượng nguồn lực con người. Nhƣ chúng ta đều biết, nguồn lực con ngƣời có vai trò quyết định. Vì vậy, cùng với quá trình phát triển, phải hiện đại hóa mà trƣớc hết cần phải hiện đại hóa nguồn lực con ngƣời. Hiện nay, bên cạnh sự lạc hậu của những kiến thức và năng lực chuyên môn, kỹ thuật, khả năng giao tiếp ngoại ngữ còn kém, các năng lực cốt yếu của ngƣời lao động hiện đại nhƣ kỹ năng truyền đạt, làm việc theo nhóm, tƣ duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, làm việc độc lập, dịch vụ khách hàng, đàm phán, quản lý xung đột,… vẫn còn yếu kém. Chính vì vậy, trong xu hƣớng cạnh tranh toàn cầu về nguồn nhân lực chất lƣợng cao, đòi hỏi phải có chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực dài hạn.

Hai là, gắn đào tạo nghề với doanh nghiệp. Trong việc đào tạo nghề, phƣơng châm là gắn cơ sở đào tạo với doanh nghiệp. Việc đào tạo nghề thời gian qua mới bao quát chiều rộng chứ chƣa theo chiều sâu. Hiệu quả đào tạo nghề chỉ phát huy hiệu quả khi gắn với giải quyết việc làm. Để tạo cơ hội tiếp cận đầy đủ hơn cho ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động, cơ sở đào tạo, cần đa dạng hóa các hình thức thông tin về thị trƣờng lao động, cung - cầu lao động.

Ba là, bảo đảm các điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất, con người cho các thiết chế văn hóa hoạt động. Các cơ quan chức năng cần xây dựng kế hoạch đồng bộ trong việc đầu tƣ xây dựng và nâng cấp hệ thống các thiết chế văn hóa phục vụ cộng đồng xã hội, đặc biệt chú ý trang bị và nâng cấp cho các thiết chế văn hóa cấp cơ sở, nhất là vùng nông thôn. Đồng thời, đa dạng hóa các hoạt động của các thiết chế văn hóa nhằm phát huy vai trò giáo dục, tuyên truyền và tƣ vấn về các vấn đề lao động, việc làm, hƣớng nghiệp.

Bốn là, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa nhằm phát triển du lịch, tạo công ăn việc làm cho người dân.

Năm là, có định hướng phát triển các làng nghề truyền thống một cách bền vững. Để phát triển các làng nghề bền vững trong tƣơng lai, cần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trƣờng đang tồn tại ở các làng nghề trên địa bàn Hà Nội cũng nhƣ nâng cao nhận thức của chính cộng đồng dân cƣ trong các làng nghề đó. Về phía các cơ quan chức năng, có chính sách phù hợp với đặc thù của các làng nghề, có sự đầu tƣ tài chính và hỗ trợ kỹ thuật song song với việc tăng cƣờng vai trò của truyền thông, giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng. Theo định hƣớng này, cần thực hiện tốt quyết định số 31/2014/QĐ-UBND Quy định về chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội mới đƣợc ban hành ngày 04-8-2014.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận diện và tháo gỡ những rào cản trong hoạt động của các sàn giao dịch việc làm thuộc Sở Lao động thương binh xã hội Hà Nội (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)