Thông tin thị trường lao động còn xa thực tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận diện và tháo gỡ những rào cản trong hoạt động của các sàn giao dịch việc làm thuộc Sở Lao động thương binh xã hội Hà Nội (Trang 67 - 69)

8. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.5. Thông tin thị trường lao động còn xa thực tế

Thị trƣờng lao động còn bị chia cắt bởi nhiều cơ quan quản lý ngành khác nhau: một số ngành lợi dụng chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao của mình để "lũng đoạn" thị trƣờng lao động. Ví dụ: Bộ Lao động -Xã hội hiện nay nghiễm nhiên đƣợc coi là cơ quan duy nhất "đặc trách" thị trƣờng lao động giản đơn. Không ít trƣờng hợp các cơ quan này đã lợi dụng chức năng, quyền hạn do Nhà nƣớc giao để đƣa ra các quy định chồng chéo, trùng lặp và hậu quả là làm tăng chi phí giao dịch, ngăn cản thông tin, làm lũng đoạn thị trƣờng lao động, hạn chế khả năng cạnh tranh lành mạnh trên thị trƣờng lao động.

Sức ép việc làm lớn, việc làm vẫn là một vấn đề bức xúc trong xã hội, chất lƣợng việc làm chƣa cao, tính ổn định, bền vững trong việc làm và hiệu quả tạo việc làm còn thấp, đặc biệt là đối với thanh niên trong độ tuổi từ 19-24; chuyển dịch cơ cấu lao động chậm, lao động chủ yếu làm việc trong nông nghiệp (gần 50%), lao động ở khu vực nông thôn chiếm chủ yếu (khoảng 75%) gây sức ép lớn về giải

quyết việc làm ở khu vực này trong khi Việt Nam chủ trƣơng đẩy mạnh phát triển kinh tế và tăng cƣờng hội nhập.

Chất lƣợng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế: lao động Việt Nam yếu về chất lƣợng, thiếu về số lƣợng, chƣa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá, có đến gần 80% thanh niên trong độ tuổi 20-24 khi tham gia thị trƣờng lao động chƣa đƣợc đào tạo nghề hoặc đƣợc đào tạo thì còn hạn chế về kỹ năng nghề nghiệp. Hầu hết ngƣời lao động còn mang thói quen, tập quán sản xuất nhỏ, thiếu năng động và sáng tạo, chƣa đƣợc đào tạo về kỷ luật, tác phong lao động công nghiệp, chƣa đƣợc trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc. Bên cạnh đó, thể lực, sức bền của lao động Việt Nam còn nhiều hạn chế, so với tiêu chuẩn quốc tế của WHO cũng nhƣ các nƣớc trong khu vực thì ngƣời Việt Nam còn yếu về thể lực, sức bền và sức dẻo dai chỉ ở mức trung bình.

Trên thị trƣờng lao động, đặc biệt là ở các tỉnh, thành phố lớn, các khu công nghiệp, các doanh nghiệp khó tuyển mới lao động, kể cả lao động phổ thông và lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, do: chất lƣợng lao động hạn chế kể cả về trình độ chuyên môn kỹ thuật, tác phong, ý thức kỷ luật; quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, doanh nghiệp không đồng bộ với quy hoạch về nguồn nhân lực; mức lƣơng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, điều kiện sinh hoạt, các chế độ đãi ngộ của doanh nghiệp không thoả đáng; sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp về nguồn nhân lực và do tác động của khủng hoảng kinh tế...

Thị trƣờng lao động phát triển không đồng đều, tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị, ở các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm. Tiền lƣơng, tiền công chƣa thực sự khuyến khích ngƣời lao động phát huy hết khả năng; chƣa thực hiện đƣợc kích cầu để sản xuất phát triển.

Giao dịch trên thị trƣờng lao động chủ yếu vẫn là hình thức trực tiếp giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động (chiếm trên 80% số ngƣời tìm đƣợc việc làm), thông qua thông tin quảng cáo trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, internet, giới thiệu của bạn bè, ngƣời thân ... Hệ thống TTGTVL còn hạn chế về khả năng tƣ vấn, giới thiệu việc làm và thu thập thông tin về cung-cầu của thị trƣờng lao động; hoạt động của các Trung tâm chƣa đồng bộ, chƣa có sự gắn kết trở thành một

hệ thống kết nối trên phạm vi toàn quốc, giao dịch qua Trung tâm chỉ khoảng 10% (mức trung bình của thế giới là 35 - 40%).

Hệ thống thông tin thị trƣờng lao động chƣa hoàn thiện, chƣa có sự kết nối về thông tin trên phạm vi vùng, cả nƣớc. Việc thu thập thông tin chủ yếu về cung lao động, thông tin về cầu lao động cũng nhƣ biến động trên thị trƣờng lao động còn rất hạn chế, chƣa đầy đủ, kịp thời, chƣa đáp ứng yêu cầu. Thông tin thị trƣờng lao động chủ yếu đƣợc thu thập qua các cuộc điều tra chọn mẫu, các báo cáo hành chính và một số nghiên cứu nên tính cập nhật, chính xác chƣa cao, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của mọi đối tƣợng. Công tác dự báo thị trƣờng lao động còn yếu kém, gây ảnh hƣởng lớn đến việc hoạch định các chính sách phát triển thị trƣờng lao động nói chung, chính sách phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận diện và tháo gỡ những rào cản trong hoạt động của các sàn giao dịch việc làm thuộc Sở Lao động thương binh xã hội Hà Nội (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)