Xuất phát điểm thấp, Nền kinh tế Hà Nội đổi mới chậm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận diện và tháo gỡ những rào cản trong hoạt động của các sàn giao dịch việc làm thuộc Sở Lao động thương binh xã hội Hà Nội (Trang 57 - 62)

8. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.1. Thực trạng thị trƣờng lao động ở Hà Nội và những hoạt động của Sàn giao

2.2.1. Xuất phát điểm thấp, Nền kinh tế Hà Nội đổi mới chậm

Quá trình xây dựng và phát triển của Hà Nội trong 60 năm qua chia thành bốn giai đoạn chủ yếu: (1) Khôi phục kinh tế, cải tạo chủ nghĩa xã hội và phát triển kinh tế xã hội Thủ đô sau giải phóng (từ 1954 đến 1965); (2) Xây dựng chủ nghĩa xã hội, chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (từ 1966 đến 1975); (3) Thời kì tổ quốc thống nhất, cùng cả nƣớc xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ 1976 đến 1985); (4) Thời kỳ đổi mới theo cơ chế kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc (từ năm 1986 đến nay). Mỗi giai đoạn có những đặc điểm lịch sử, đặc điểm chính trị, xã hội và các nguồn lực khác nhau nên kết quả phát triển kinh tế - xã hội đạt đƣợc cũng có những nét riêng biệt.

Mở cửa từ năm 1986 đến nay nhƣng nền kinh tế đất nƣớc nói chung và Hà Nội nói riêng về cơ bản chƣa tạo đƣợc những bƣớc tiến đột phá. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát đƣợc kiểm soát nhƣng chƣa vững chắc. Cân đối ngân sách khó khăn, bội chi cao hơn kế hoạch. Việc thực hiện lộ trình giá thị trƣờng đối với một số mặt hàng và dịch vụ thiết yếu còn chậm, chƣa tạo đƣợc sự đồng thuận cao trong xã hội. Hoạt động của một số tổ chức tín dụng chƣa thật an toàn. Thị trƣờng

bất động sản, thị trƣờng chứng khoán còn trầm lắng. Tổng vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội so với GDP không đạt kế hoạch. Hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp.

Giai đoạn 2009 - 2013, kinh tế Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng chịu ảnh hƣởng khá nặng nề của suy thoái kinh tế thế giới, tình hình sản xuất kinh doanh và đời sống có nhiều biến động bất thƣờng (dịch bệnh, suy giảm nhập khẩu toàn cầu, tiêu thụ và đầu tƣ giảm sút...).

Tốc độ tăng trƣởng của các năm không đồng đều. Năm 2009 và 2013, tốc độ tăng trƣởng thấp hơn nhiều tốc độ tăng trƣởng bình quân của cả thời kỳ, chỉ đạt dƣới 9%. Đây là hai năm kinh tế Hà Nội nói riêng, kinh tế cả nƣớc nói chung bị ảnh hƣởng nặng nề của của suy thoái kinh tế. (Hai năm 2009 và 2013, lần lƣợt tốc độ tăng trƣởng là 7,5% và 8,5%). Tăng trƣởng kinh tế của Hà Nội phụ thuộc nhiều vào tăng trƣởng của khu vực II gồm ngành công nghiệp - xây dựng. Hầu hết các năm trong giai đoạn 2009- 2013, ngành công nghiệp - xây dựng có tốc độ tăng trƣởng cao hơn tốc độ tăng trƣởng chung của cả nền kinh tế.

Khu vực I (gồm các ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản) tốc độ tăng trƣởng rất chậm, thấp hơn nhiều tốc độ tăng trƣởng chung. Đặc biệt là ngành nông nghiệp, giá trị tăng thêm của ngành này liên tục giảm đã làm cho tốc độ tăng trƣởng của cả khu vực này giảm xuống. Nguyên nhân do quá trình đô thị hóa nên diện tích đất canh tác liên tục bị thu hẹp, năm 2008 Thành phố có 192,7 nghìn ha diện tích đất nông nghiệp, đến năm 2013 còn 187,2 nghìn ha, giảm 5,5 nghìn ha (giảm 2,9% so với trƣớc). Đồng thời, sự biến đổi khí hậu gây mƣa lớn, rét đậm kéo dài đã ảnh hƣởng trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp. Sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn. Sự tăng trƣởng không đồng đều dẫn đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế. hu vực kinh tế nào, thành phần kinh tế nào có tốc độ tăng trƣởng cao hơn tốc độ tăng chung thì sẽ kéo cơ cấu kinh tế lệch về hƣớng đó. Vì vậy, trong giai đoạn 2009 - 2013, khu vực II (công nghiệp, xây dựng) và III (dịch vụ), do có tốc độ tăng trƣởng cao hơn tốc độ tăng trƣởng chung, nên cơ cấu kinh tế cũng chuyển dịch theo hƣớng đó.

Năm 2014, nển kinh tế trong nƣớc nói chung, Hà Nội nói riêng vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Trong 6 tháng đầu năm, mặc dù đã có những dấu hiệu khởi sắc nhƣng mức độ phục hồi vẫn còn chậm. Sức tiêu thụ của thị trƣờng còn hạn chế, lƣợng tồn kho sản phẩm vẫn duy trì ở mức cao. Một số chỉ tiêu kinh tế của Thành

phố trong 6 tháng đầu năm 2014, tuy đạt thấp hơn mức tăng cùng kỳ năm trƣớc, nhƣng vẫn bằng hoặc cao hơn mức tăng cả nƣớc.Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP ) tăng 7,4% so với năm trƣớc, (trong đó: ngành công nghiệp và xây dựng tăng 6,9%; ngành dịch vụ tăng 8,2%; ngành nông lâm thuỷ sản tăng 2,5%); vốn đầu tƣ phát triển trên địa bàn tăng 10,2%; tổng mức bán hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 11,3%; kim ngạch xuất khẩu tăng 14,4%. Nợ xấu còn cao so với kế hoạch 5,5%. Công nghiệp tăng trƣởng còn chậm. Xuất khẩu nông sản khó khăn, hiệu quả còn thấp. Khả năng phòng tránh, giảm nhẹ tác hại của thiên tai đối với sản xuất và đời sống, nhất là sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế [5]

Tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trƣởng còn chậm so với yêu cầu. Nhiều ngành, sản phẩm giá trị gia tăng còn thấp, chƣa gắn đƣợc nhiều với mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Đổi mới công nghệ còn chậm. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ còn thấp. Giải quyết nợ đọng trong xây dựng cơ bản còn chậm. Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nƣớc và các tổ chức tín dụng chƣa đạt yêu cầu; quản trị doanh nghiệp chậm đổi mới, hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp. Chất lƣợng quy hoạch và quản lý quy hoạch còn nhiều hạn chế. Tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới còn chậm, ngân sách nhà nƣớc còn hạn hẹp, chƣa huy động đƣợc nhiều nguồn lực xã hội.

Bƣớc sang nền kinh tế thị trƣờng, buộc các đơn vị cơ quan nhà nƣớc phải tự hoàn thiện mình. Sự chuyển đổi cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trƣờng cùng với xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới và khu vực đang diễn ra mạnh mẽ, cơ chế cấp phát, giao nộp không còn tồn tại buộc mỗi đơn vị phải chủ động, nhanh nhạy nhận biết tình hình, nắm bắt thời cơ và tự đứng vững bằng chính “đôi chân” của mình.

Khoa học công nghệ và trình độ trang bị kỹ thuật là một trong những yếu tố tiên quyết, quan trọng. Tuy nhiên, đối với hầu hết các cơ quan nhà nƣớc Việt Nam hiện nay tình trạng máy móc thiết bị công nghệ thể hiện rõ sự quá cũ kỹ, lạc hậu:

Hệ thống trang bị máy móc công nghệ thông tin của Trung tâm giới thiệu việc làm còn hạn chế cụ thể :trang thiết bị hầu hết đã cũ nát, Có đến 70% thiết bị máy móc thuộc thế hệ những năm 90, trong đó có hơn 60% đã hết khấu hao, gần 50% máy móc cũ đƣợc tân trang lại để dùng, việc thay thế chỉ đơn lẻ từng bộ phận,

chắp vá thiếu đồng bộ. Tình trạng máy móc có tuổi thọ trung bình trên 20 năm chiếm khoảng 38% và dƣới 5 năm chỉ chiếm có 27%. [29]

2.2.2. Ảnh hưởng trực tiếp của nguồn lực văn hóa đến các lĩnh vực lao động, việc làm và thu nhập ở Thủ đô Hà Nội

Lao động, việc làm và thu nhập không chỉ gắn với lợi ích thiết thân của từng ngƣời, mà còn gắn với lợi ích của toàn xã hội, chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó nguồn lực văn hóa là yếu tố quan trọng, bởi nói đến văn hóa trƣớc hết là nói đến con ngƣời. Nói đến nguồn lực con ngƣời, là nói đến số lƣợng và chất lƣợng nhân lực (trình độ, năng lực, tri thức, trí tuệ và nhân cách, phẩm chất). Ngƣời Hà Nội là sản phẩm tinh túy nhất của không gian văn hóa Hà Nội, đƣợc hình thành và kết tinh lại trong suốt tiến trình lịch sử, trải qua hàng nghìn năm lịch sử liên tục biến đổi. Đặc tính của ngƣời Hà Nội phản ánh và kết tinh bản sắc, nhân cách của con ngƣời Việt Nam nói chung, bên cạnh đó in dấu những đặc trƣng riêng của một thủ đô ngàn năm văn hiến, nơi hội tụ của những tinh hoa văn hóa của các vùng miền, địa phƣơng khác nhau trong cả nƣớc. Ngƣời Hà Nội là điển hình cho con ngƣời của xã hội Việt Nam truyền thống và hiện đại. Không ít nhà nghiên cứu đã cố gắng phác thảo một số tính cách cơ bản nhất của ngƣời Hà Nội. Mỗi ngƣời xuất phát từ một góc độ khác nhau, song về cơ bản lại khá thống nhất khi đƣa ra những tính chất điển hình sau: Chất trí tuệ, văn hiến hàn lâm; chất hào hoa, phong nhã, tài tử; chất kẻ sĩ; tính hòa đồng; tính chừng mực, trung dung, vừa phải; tính tế nhị, tinh tế, kín đáo; tính bền bỉ, kiên trì; thanh lịch, văn minh. Những phẩm chất ấy sẽ là những yếu tố tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội.

Về số lƣợng, dân số Hà Nội năm 2013 là 6.936,9 nghìn ngƣời [5]. Hà Nội là nơi có nguồn nhân lực dồi dào với chất lƣợng cao, trong đó phẩm chất chính trị, tài năng và tính tích cực xã hội là những tố chất nổi trội. Tuy nhiên, chất lƣợng nguồn nhân lực ở Hà Nội vẫn còn một số bất cập. Đó là tình trạng mất cân đối trong cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật, tình trạng “thừa thầy”, nhƣng lại “thiếu thợ”, và mất cân đối về trình độ giữa thành thị và nông thôn. Đây cũng là một trở ngại lớn đối với vấn đề lao động, việc làm và thu nhập ở Hà Nội.

Lao động, việc làm và thu nhập là lĩnh vực xã hội gắn trực tiếp với nguồn lực con ngƣời, chịu sự chi phối trực tiếp bởi chất lƣợng của nó. Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kỹ thuật quyết định cơ cấu việc làm theo nghề nghiệp. Đồng thời,

việc phân tích cơ cấu nghề nghiệp theo địa bàn nông thôn và đô thị ở Hà Nội còn cho thấy sự khác biệt và khoảng cách về trình độ chuyên môn kỹ thuật giữa đô thị và nông thôn. Có sự tƣơng phản rõ rệt về cơ cấu nghề nghiệp theo trình độ chuyên môn kỹ thuật: 81% chuyên môn kỹ thuật bậc cao ở đô thị so với 91% lao động giản đơn ở nông thôn. Ngoài ra, đa số những ngƣời lãnh đạo có quyền ra quyết định đều tập trung ở các đô thị (79,4%), có nghĩa là cứ 5 ngƣời lãnh đạo ở Hà Nội thì có 4 ngƣời sống ở khu vực đô thị. Điều đó cho thấy trình độ tri thức, trình độ học vấn của nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng trong vấn đề việc làm, nghề nghiệp.

Nếu nhƣ chất lƣợng nguồn nhân lực quyết định vấn đề lao động, việc làm thì các nguồn lực văn hóa khác nhƣ hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể cũng tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực xã hội này. Nhờ có hệ thống di sản văn hóa này, ngành du lịch phát triển, tạo ra các ngành dịch vụ phục vụ du lịch, tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động. Một ví dụ nữa là vấn đề phát triển các làng nghề ở Hà Nội. Hà Nội là một địa phƣơng quy tụ nhiều làng nghề nhất cả nƣớc và là một nét đặc trƣng về văn hóa - xã hội. Làng nghề tại Hà Nội đã góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 626.000 ngƣời, trong đó, số lao động sống và sinh hoạt tại chính các làng nghề là 412.500 ngƣời, chiếm gần 66% số lao động tại các làng nghề. Theo số liệu của Sở Công Thƣơng thành phố Hà Nội đƣa ra năm 2013, Hà Nội hiện có 1.350 làng có nghề, trong đó có 286 làng nghề truyền thống đƣợc công nhận. Hà Nội có 116 nghệ nhân và hàng nghìn thợ lành nghề đƣợc Ủy ban nhân dân thành phố cấp chứng nhận. Làng nghề Hà Nội đã thực sự góp phần đổi mới bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống, tăng thu nhập, góp phần làm ra các sản phẩm tiêu dùng phục vụ xã hội.

Bên cạnh những tác động tích cực của các nguồn lực văn hóa đến lĩnh vực lao động, việc làm và thu nhập, cũng cần phải kể đến một số tác động tiêu cực. Là trung tâm văn hóa lớn của cả nƣớc với những lợi thế về mọi mặt, Hà Nội đƣợc xem là nơi hấp dẫn dân di cƣ. Quy mô và tốc độ của lƣợng ngƣời di dân vào Hà Nội qua các năm ngày càng tăng, chẳng hạn năm 2001, số ngƣời di cƣ vào Hà Nội là 16.985 ngƣời thì đến năm 2007 là 46.240 ngƣời và con số đó đã tăng lên 52.588 ngƣời vào năm 2010. Tình trạng di dân tự do tới Hà Nội tìm việc cũng đang đặt ra những vấn đề cấp bách trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố. Tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp ở Hà Nội vốn đã tồn tại nay lại càng trở nên phức

tạp hơn do tình trạng di dân ngoại thành vào thành phố. Đây cũng là nguyên nhân làm phát sinh một số tiêu cực khác, tạo ra gánh nặng về mặt kinh tế - xã hội cho thành phố. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê cuối năm 2012, địa phƣơng đứng đầu cả nƣớc về tỷ lệ thất nghiệp là Thành phố Hồ Chí Minh với 3,92%; tiếp theo là vùng đồng bằng sông Cửu Long và Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 2,21%; Hà Nội 2,15%. Theo Phòng Bảo hiểm thất nghiệp (Trung tâm giới thiệu việc làm, Sở Lao động, Thƣơng binh và Xã hội Hà Nội), số ngƣời đăng ký thất nghiệp trong 5 tháng đầu năm 2014 trên toàn thành phố là trên 11.000 ngƣời. [6]

Cùng với sức ép về vấn đề việc làm ở khu vực thành thị là tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm ở nông thôn do ngƣời lao động không có trình độ chuyên môn khi bị thu hồi đất trong quá trình đô thị hóa. Theo số liệu điều tra của trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, hiện nay Hà Nội có trên 70% số ngƣời không có trình độ chuyên môn khi bị thu hồi đất trong quá trình đô thị hóa. Tỷ lệ thất nghiệp trƣớc và sau khi thu hồi đất tăng từ 5,22% lên 9,1%. Tình trạng thiếu việc làm, dƣ thừa lao động; sự phân hóa thu nhập và những khó khăn về đời sống của ngƣời nông dân Hà Nội ngày càng rõ rệt hơn. Theo Niên giám thống kê Việt Nam năm 2009, tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn năm 2009 là 2,01%; tỷ lệ thiếu việc làm là 6,57%. Chất lƣợng lao động thấp đồng nghĩa với việc khó có khả năng tìm đƣợc việc làm ổn định với thu nhập bảo đảm đƣợc đời sống. Năm 2013, Hà Nội đã giải quyết việc làm cho hơn 136.000 lao động. Nhƣng điều đáng nói là trong thực tế, những con số đó có biến động đáng kể bởi tình trạng lao động chuyển dịch từ chỗ này sang chỗ khác và tái thất nghiệp diễn ra phổ biến. Ngƣời lao động hôm nay tìm đƣợc việc làm nhƣng ngày mai có thể đã thôi việc do mức lƣơng trả cho lao động phổ thông ở hầu hết các cơ sở thấp, không đủ sống. Với số lao động có nghề, do phần lớn chất lƣợng tay nghề không cao nên doanh nghiệp trả lƣơng cũng không khá hơn so với lao động phổ thông. Khi ngƣời lao động không đáp ứng đƣợc đòi hỏi nâng cao năng suất, chất lƣợng thì rất dễ bị doanh nghiệp sa thải. [11]

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận diện và tháo gỡ những rào cản trong hoạt động của các sàn giao dịch việc làm thuộc Sở Lao động thương binh xã hội Hà Nội (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)