8. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.2. Một số giải pháp tháo gỡ những rào cản trong Hoạt động của Sàn giao dịch
3.2.4. Đẩy mạnh truyền thông đến các địa phương về Sàn giao dịch việc làm,
hoàn thiện hệ thống Sàn giao dịch việc làm online
Trong thời gian tới, Sở Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục chỉ đạo, lƣu ý các cơ quan báo chí, hệ thống đài phát thanh cơ sở và Cổng thông tin điện tử tích cực, chủ động tuyên truyền về công tác hƣớng nghiệp, đào tạo và giải quyết việc làm sau đào tạo nghề của thành phố; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo tìm kiếm giải pháp đẩy mạnh và tăng cƣờng hiệu quả tuyên truyền về đào tạo nghề, xây dựng các chƣơng trình phối hợp tuyên truyền; phối hợp với các cơ quan chức năng, các đơn vị có liên quan cung cấp thông tin cho báo chí góp phần mang lại những thông tin hữu ích giúp ngƣời dân thành phố tiếp cận với thông tin về đào tạo nghề và giải quyết việc làm sau đào tạo nghề ở thành phố.
Một số giải pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tƣ vấn học nghề, việc làm cho lao động nông thôn. Theo đó, bên cạnh những kết quả nổi bật đã đạt đƣợc, hoạt động tuyên truyền, tƣ vấn học nghề trong thời gian qua vẫn còn có những hạn chế nhất định, chƣa làm tròn vai trò tiên phong trong việc triển khai thực hiện Đề án nhƣ: Tần suất chƣa cao, nội dung phản ánh chƣa sinh động, thực tế, hình thức chƣa phong phú; đội ngũ làm công tác tuyên truyền, nhất là ở cơ sở chƣa đƣợc đào tạo cơ bản, thiếu kỹ năng lập kế hoạch thực hiện và đánh giá chiến lƣợc, kỹ năng tuyên truyền, truyền thông và tƣ vấn. Do vậy, để đẩy mạnh công tác này, các cơ quan có liên quan và các cơ quan thống tấn, báo chí cần tiếp tục phát huy những kết quả đạt đƣợc, giữ vững mục tiêu, yêu cầu, cụ thể hóa sâu sắc hơn về nội dung, hình thức tuyên truyền nhằm tăng tần suất góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Đề án. Trong đó, cần tổ chức các chiến dịch truyền thông học nghề, việc làm, lập nghiệp thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng; phối hợp với các cơ quan báo chí Trung ƣơng và địa phƣơng xây dựng các chƣơng trình riêng về đào tạo nghề cho lao
động nông thôn; tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng về tƣ vấn hƣớng nghiệp, hỗ trợ lao động nông thôn; tổ chức tập huấn cho đội ngũ hoạt động tuyên truyền, ƣu tiên đội ngũ cán bộ ở địa phƣơng, cộng tác viên; tăng cƣờng tƣ vấn, nâng cao hiệu quả tƣ vấn trực tiếp tại xã phƣờng, cơ sở sản xuất, cơ sở dạy nghề; tăng cƣờng hợp tác với các tổ chức xã hội, các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp tạo ra sự hỗ trợ về nguồn lực, kỹ thuật, công nghệ thông tin, ứng dụng khoa học kỹ thuật… tham gia vào hoạt động tuyên truyền; đồng thời biểu dƣơng, tôn vinh, khen thƣởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong công tác tƣ vấn dạy nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
Tùy theo đặc điểm và yêu cầu của thị trƣờng, Giám đốc các Trung tâm Giới thiệu Việc làm quyết định tần suất hoạt động tối thiểu 1 lần / tháng, tiến tới hoạt động định kỳ hàng ngày hoặc hàng tuần.
Đối tƣợng chính tham gia sàn giao dịch việc làm chủ yếu là ngƣời lao động cần tìm việc làm và các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh cần tuyển dụng lao động và các đối tƣợng khác có nhu cầu.
Cần liên tục cung cấp thông tin về cung – cầu lao động và các thông tin liên quan đến lao động – việc làm, đào tạo nghề, quan hệ lao động thông qua các hình thức cung cấp thông tin đa dạng nhƣ máy chiếu, máy tra cứu dữ liệu đa năng, tờ rơi, Website…
Tổ chức tiếp nhân đăng ký tìm việc, đăng ký học nghề, đăng ký tuyển dụng thông qua hệ thống máy tính hoặc trực tiếp giữa ngƣời lao động với đại diện ngƣời sử dụng lao động.
Tổ chức kết nối việc làm, tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, giới thiệu ngƣời lao động đến các đơn vị hoặc các tổ chức phỏng vấn tại phiên giao dịch.
Tổ chức lƣu trữ hồ sơ việc làm trống và hồ sơ ngƣời tìm việc có hiệu lực để tiếp tục chắp nối việc làm, tổ chức tƣ vấn về tác phong, kỹ năng, nghiệp vụ đối với những lao động đến sàn giao dịch việc làm để tìm việc những chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Bên cạnh hoạt động của sàn giao dịch việc làm chính thức, Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội và Trung tâm Giới thiệu Việc làm phối hợp UBND cấp quận, Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, các Trung tâm Giới thiệu
Việc làm khác thành lập các điểm giao dịch việc làm vệ tinh tại các quận, huyện, khu công nghiệp, khu chế xuất ở xa sàn giao dịch chính thức và nơi có nhu cầu sử dụng lao động và nhu cầu tìm việc làm cao, để tạo môi trƣờng, mở rộng khả năng tiếp cận giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động với các dịch vụ tƣ vấn, giới thiệu việc làm cũng nhƣ giảm tải cho các sàn giao dịch chính thức. Tần suất hoạt động của các điểm giao dịch vệ tinh có thể theo tần suất hoạt động của sàn giao dịch việc làm chính thức hoặc thƣa hơn, tùy theo đặc điểm và nhu cầu của thị trƣờng lao động.
Hình thành cổng thông tin điện tử về việc làm quốc gia và các website giao dịch việc làm của các địa phƣơng, chú trọng đẩy mạnh hoạt động giao dịch việc làm trên mạng Internet, tiến tới phát triển hệ thống giao dịch việc làm điện tử, các diễn đàn về giao dịch việc làm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời sử dụng lao động ở xa vẫn có thể tham gia sàn giao dịch việc làm.
Trong thời gian tới, cần tập trung đầu tƣ cho các hạng mục chính, đảm bảo hiệu quả từ việc thiết lập cơ sở vật chất ban đầu cho đến tổ chức vận hành và nâng cấp, phát triển định kỳ, bao gồm: Thuê và sửa chữa, nâng cấp mặt bằng cho sàn giao dịch việc làm và điểm giao dịch; Mua sắm trang thiết bị, máy móc phục vụ cho hoạt động tại sàn giao dịch và điểm giao dịch; Điều tra thu thập thông tin về cung – cầu lao động, liên lạc với ngƣời sử dụng lao động tham gia hoạt động của sàn giao dịch việc làm và điểm giao dịch trên địa bàn; Chi trả tiền công, tiền lƣơng, thƣởng cho nhân lực phục vụ vận hành sàn giao dịch và điểm giao dịch vệ tinh.
Tuyên truyền, quảng bá thông tin về hoạt động của sàn giao dịch việc làm và điểm giao dịch trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng.
Nguồn đầu tƣ để thiết lập và vận hành sàn giao dịch việc làm và điểm giao dịch việc làm vệ tinh từ nguồn vốn TW và nguồn vốn địa phƣơng. Hàng năm, Chƣơng trình Mục tiêu Quốc gia về việc làm sẽ hỗ trợ một phần kinh phí cho địa phƣơng. Các địa phƣơng xây dựng kế hoạch tổ chức sàn giao dịch việc làm và các điểm giao dịch vệ tinh trình UBND cấp tỉnh phê duyệt và gửi về Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội để có căn cứ xem xét và phân bổ kinh phí. Ngoài ra, nguồn đầu tƣ còn bao gồm cả các nguồn vận động đƣợc từ các dự án, chƣơng trình hợp tác quốc tế, các doanh nghiệp, các nguồn tài trợ khác.
Hình thành và đào tạo, tập huấn để đảm bảo chất lƣợng cho đội ngũ cán bộ tƣ vấn, giới thiệu việc làm, thu thập và cung ứng thông tin thị trƣờng lao động, cán bộ chuyên về công tác vận hành và quản lý sàn giao dịch việc làm và các điểm giao dịch vệ tinh và cán bộ công nghệ thông tin để đảm nhiệm và quản lý, bảo trì hệ thống công nghệ thông tin, website giao dịch việc làm trên mạng Internet.
Xây dựng và áp dụng chƣơng trình bài giảng chuyên biệt, cấp chứng chỉ cho từng loại cán bộ tham gia vận hành giao dịch.
Các quận, phƣờng, xã phê duyệt kế hoạch hàng năm về tuyên truyền, quảng bá mạnh mẽ hoạt động của sàn giao dịch việc làm và các điểm giao dịch vệ tinh, hoạt động của website giao dịch việc làm trên mạng Internet tới đông đảo ngƣời lao động, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thông qua các phƣơng tiện thông tin truyền thông.