Đầu tư các yếu tố đầu vào cho sản xuất bưởi Diễntrên địa bàn huyện Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất bưởi diễn của các nông hộ trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 81 - 85)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng phát triển sản xuất bưởi diễn của các nông hộ trên địa bàn huyện

4.1.2. Đầu tư các yếu tố đầu vào cho sản xuất bưởi Diễntrên địa bàn huyện Yên

đã có nhiều chủ trương biện pháp tích cực nhằm thúc đẩy cây bưởi Diễn - loại cây bản địa chỉ có ở Yên Thế thông qua các dự án, đề án phát triển nông nghiệp, các loại nông sản hàng hoá. Do đó, việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mở rộng diện tích trồng bưởi Diễn là điều đáng được chú trọng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Yên Thế.

4.1.2. Đầu tư các yếu tố đầu vào cho sản xuất bưởi Diễn trên địa bàn huyện Yên Thế Yên Thế

- Chi phí đầu từ thời kỳ kiến thiết cơ bản

Thời kỳ kiến thiết cơ bản trong sản xuất cây ăn quả nói chung và cây bưởi Diễn nói riêng là một giai đoạn quan trọng trong chu kỳ sản xuất, giai đoạn này quyết định một phần chất lượng và số lượng sản phẩm. Do đó chăm sóc như thế nào để cây phát triển khỏe mạnh và chi phí đầu tư cho giai đoạn này luôn được tính toán sao cho chi phí bỏ ra là tối thiểu nhưng chất lượng cây vẫn được đảm bảo. Đầu tư thời kỳ kiến thiết cơ bản bao gồm chi phí trồng mới, chi phí chăm sóc giai đoạn chưa cho sản phẩm hay cho sản lượng rất thấp, chi phí đầu tư các tư liệu sản xuất cần thiết. Dựa vào đặc tính của cây, chúng tôi tính mức đầu tư chi phí cho 2 giai đoạn kiến thiết cơ bản (KTCB) và giai đoạn sản xuất kinh doanh (SXKD). Trên thực tế, sau khi trồng 3 năm cây bưởi mới cho thu quả, chi phí chăm sóc bưởi trong thời gian này sẽ được tính vào giai đoạn KTCB.

Theo số liệu điều tra trong thời gian 3 năm của thời kỳ kiến thiết cơ bản, tổng chi phí cho 1 sào bưởi Diễn là 3411.52 nghìn đồng, trong đó năm thứ nhất là 1774.42 nghìn đồng chiếm 43% giá trị vườn bưởi. Do đó trong năm đầu tiên hộ phải đầu tư nhiều nhất. Tuy tiền giống người nông dân chỉ mất ở năm đầu nhưng ở những năm tiếp theo thì hộ phài đầu tư nhiều hơn vào chi phí cho phân bón, chi phí dịch vụ có liên quan phục vụ cho việc sản xuất cây bưởi Diễn. Ở năm thứ 3

khi cây bưởi đã lớn và chuẩn bị bước vào thời kỳ sản xuất kinh doanh thì việc chi phí phát sinh tăng lên cao nhất chiếm 32% tổng chi phí sau năm thứ nhất (tương đương 926.4 nghìn đồng). Tổng giá trị vườn cây thời kỳ kiến thiết cơ bản là cơ sở để tính khấu khao vườn cho các năm.

Bảng 4.2. Chi phí đầu tư 1 sào bưởi Diễn thời kỳ kiến thiết cơ bản

ĐVT: 1000 đồng

Diễn giải Năm cấu Cơ Năm 2 cấu Cơ Năm 3 cấu Cơ Tổng 1

1. Chi phí vật tư 1150.3 47.58 247.3 19.78 445.4 32.64 1842.72

Giống 420.00 100 0 0 0 0 420

Phân hữu sơ 315.82 51.28 100 16.24 200 32.47 615.82 Phân vô cơ 144.96 75.12 4 2.07 44 22.80 192.96

Đạm 0 0.00 4 50 4 50 8 Lân 118.84 74.82 0 0 40 25.18 158.84 NPK 26.12 100.00 0 0 0 0 26.12 Thuốc BVTV 105.28 28.92 120.3 33.05 138.4 38.02 363.98 Chi phí khác 19 33.33 19 33.33 19 33.33 57 2.Chi phí dịch vụ 624.4 39.80 463.4 29.53 481 30.66 1568.8 Tổng (1+2) 1774.42 43,00 706.7 25,00 926.4 32,00 3411.52

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm (2018)

Huyện Yên Thế hiện nay đang trồng nhiều loại cây với chủng loại khác nhau, khá phong phú và đa dạng vì gần đây người dân trong huyện được tiếp cận với nhiều loại giống cây trồng tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất cao,… Từ đó việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng giảm, và người dân cũng biết cách sử dụng chúng 1 cách có hiệu quả hơn giúp phần phát triển cây ăn quả ở diện rộng.

Bảng 4.3. Tình hình sử dụng giống của các hộ điều tra ở huyện Yên Thế giai đoạn 2016 - 2018

Năm 2016 2017 2018 Trung bình Hình thức mua giống Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) 1. Tự chiết ghép 15 16,5 23 25,27 29 31,86 22 24,17 2. Mua từ cơ sở SX

giống, viện nghiên

cứu uy tín 7 7,7 18 19,8 26 28,57 17 18,7

3. Mua từ các vườn

xung quanh 69 75,8 50 54,93 36 39,56 52 57,13

Tổng 91 100 91 100 91 100 91 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm (2018)

Qua điều tra 91 hộ trên địa bàn huyện ta thấy nguồn giống được mua từ nhiều nguồn khác nhau. Giống được mua từ các cơ sở sản xuất giống, viện nghiên cứu uy tín đảm bảo chất lượng là rất thấp chỉ chiếm 18,7%, phần lớn người dân mua từ những hộ xung quanh trong và ngoài xã hoặc là tự chiết ghép cây giống từ những cây chủ hộ cho là chuẩn, việc lai tạo này dẫn đến cây được nhân giống có thể bị lại tạo, chất lượng không đảm bảo. Do vậy, năng suất chất lượng sản phẩm chưa cao, giá trị sản xuất thấp mà chi phí bỏ ra cao hơn so với các giống được mua ở những cơ sở uy tín, đảm bảo chất lượng đồng thời chưa phát huy được tiềm năng của cây trồng.

- Chi phí đầu từ thời kỳ sản xuất kinh doanh

Sau khi giai đoạn kiến thiết kết thúc sẽ bước vào thời kỳ sản xuất kinh doanh. Ở giai đoạn trước dù cây đã phát triển khỏe mạnh và bắt đầu cho sản lượng cao nhưng nếu trong thời kỳ sản xuất cây trồng không được chăm sóc tốt thì chất lượng sản phẩm sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do vậy mà sang thời kỳ sản xuất kinh doanh thì cây trồng vẫn cần được đầu tư chi phí để sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất và đảm bảo cho cây khỏe mạnh để tiếp tục cho sản phẩm ở những năm tiếp theo.

Sang tới thời kỳ sản xuất kinh doanh thì bưởi Diễn cần có chế độ chăm sóc khác. Các đối tượng sản xuất khác nhau có sự đầu tư vào sản xuất bưởi Diễn khác nhau. Mặc dù cây bưởi Diễn yêu cầu kỹ thuật cao, mức phân bón, sâu bệnh hại trên các vườn bưởi là như nhau, nhưng các đối tượng có điều kiện kinh tế khác nhau thì đầu tư cho sản xuất bưởi Diễn là khác nhau theo từng thời kỳ phát triển của cây.

Bảng 4.4. Chi phí đầu tư sản xuất bưởi Diễn của các hộ điều tra thời kỳ sản xuất kinh doanh (tính cho 1 sào)

Chỉ tiêu ĐVT Đơn giá trung bình (đồng/ kg)

Từ 0-5 tuổi Từ 5-10 tuổi Trên 10 tuổi Giá trị Giá trị Giá trị Số lượng Thành tiền (đ) Số lượng Thành tiền (đ) Số lượng Thành tiền (đ) 1. Chi phí vật tư 1.590.171 1.304.348 1.826.900 - Phân chuồng Kg 800 1.167 933.600 1.014 811.200 1.428 1.142.400 - Phân đạm Kg 9.000 18,70 168.300 15,11 135.990 10,50 94.500 - Phân lân Kg 4.500 20,14 90.630 24,08 108.360 38,60 173.700 - Phân kali Kg 10.500 4,20 400 6,24 65.520 9,40 98.700 - Vôi bột Kg 2.000 21,60 43.200 36,30 72.600 37,20 74.400 - Thuốc BVTV 1000đ 72.341 96.464 197.500 - Chi phí khác 1000 đ 238.000 14.214 45.700 2. Công lao động Công 120.00 0 12,60 1.512.000 11,65 1.398.000 18,70 2.244.000 Tổng (1+2) 3.102.171 2.702.348 4.070.900

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm (2018)

Qua bảng số liệu điều tra ta thấy mức chi phí sản xuất cây bưởi Diễn ở các nhóm tuổi có sự chênh lệch rõ rệt qua các giai đoạn. Trong các giai đoạn của chu kỳ sản xuất kinh doanh thì giai đoạn tuổi từ trên 10 năm có tổng mức đầu tư chi phí cao nhất với 4,07 triệu đồng/sào, thấp nhất là giai đoạn cây từ 5 – 10 năm với mức đầu tư khoảng 2,7 triệu đồng/sào. Sở dĩ như vậy là do, cây càng nhiều tuổi có thể bị già cỗi, cho năng suất không cao, quả không được mọng nước, chất lượng quả giảm xuống vì vậy cần phải có chế độ chăm sóc tốt hơn so với giai đoạn đầu trong thời kỳ sản xuất kinh doanh.

Phân hữu cơ đối với bưởi là rất quan trọng cần bón phân thường xuyên trong năm vào thời kỳ sau thu hoạch. Thông thường các hộ thường dùng gia súc để bón cho cây trồng. Phân hữu cơ có tác dụng cải tạo đất, tăng dinh dưỡng cho đất vì vậy lượng phân bón hữu cơ hàng năm mà các hộ sử dụng là rất lớn so với các loại phân bón khác.

Đối với đạm các hộ chỉ bón nhiều trong thời kỳ cây sinh trưởng từ 1 - 5 tuổi, nó giúp cây phát triển nhanh để sớm cho quả, cón từ năm thứ 6 trở đi họ thường rất ít bón đạm mà thường dùng phân NPK vì trong phân NPK đã có một tỉ lệ đạm nhất định đáp ứng đủ yêu cầu của cây.

Kali chỉ được bón cho cây khi cây bắt đầu bước vào thời kỳ cho quả từ năm thứ 4 trở đi. Nó có tác dụng làm quả to và ngọt hơn, chính vì vậy mà ở thời kỳ này lượng kali sử dụng tăng lên và nó giảm xuống ở thời kỳ cây trên 7 năm tuổi. Nguyên nhân là do lúc này cây đã già tự nó có thể cho quả ngọt và bón nhiều kali lúc này có hại cho cây.

Lân và NPK được sử dụng trong suốt quá trình của cây, nó có tác dụng giữ bền cây. Vôi bột được sử dụng sau khi cây thu hoạch quả, nó có tác dụng giữ bền cây. Vôi bột được sử dụng sau khi cây thu hoạch quả, nó có tác dụng cải tạo đất, khử chua cho đất và chống lại các sâu bệnh hại cây.

Chi phí thuốc bảo vệ thực vật cho cây bưởi nói chung là cao. Bởi chúng là những cây trồng tương đối yếu, khả năng ra hoa đậu quả tương đối khó nên việc phòng trừ sâu bệnh, kích thích ra hoa đậu quả, dưỡng hoa, dưỡng quả, dưỡng lá….đều cần có thuốc. Tuy nhiên việc này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng của quả bưởi Diễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất bưởi diễn của các nông hộ trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)