Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất bưởi diễn của các nông hộ trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 56 - 57)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý và địa hình

Yên Thế là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang. Trung tâm huyện cách thủ đô Hà Nội 75 km về hướng Đông Bắc. Yên Thế có vị trí tiếp giáp với các địa phương của tỉnh Bắc Giang và các tỉnh khác như sau:

- Phía Đông giáp huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

- Phía Tây giáp huyện Võ Nhai, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên - Phía Nam giáp với huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

- Phía Bắc giáp với huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn

Toàn huyện có 21 xã, thị trấn với 3 trung tâm kinh tế xã hội là thị trấn Cầu Gồ, thị trấn Bố Hạ và trung tâm cụm xã vùng cao Mỏ Trạng; có khoảng 10 vạn dân với 14 dân tộc cùng nhau chung sống gồm: Kinh, Tày, Nùng, Mường, Dao, Cao lan, Hoa, Sán Dìu... Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Cầu Gồ cách thành phố Bắc Giang 27 km và cách thủ đô Hà Nội 75 km. Trên địa bàn huyện có các trục đường chính gồm: Tuyến Quốc lộ 17 (từ Nhã Nam - Yên Thế - đi Xuân Lương- Tam Kha); tuyến đường tỉnh lộ 242 (từ thị trấn Bố Hạ - Đèo Cà đi Hữu Lũng - Lạng sơn); tuyến đường tỉnh lộ 292 (từ thị trấn Cầu Gồ đi Bố Hạ - Kép); tuyến đường tỉnh lộ 294 (từ ngã ba Tân Sỏi - Yên Thế đi Nhã Nam huyện Tân Yên - Cầu Ca huyện Phú Bình); tuyến đường 268 Mỏ Trạng - Bố Hạ đi Thiện Kỵ - Lạng Sơn. Các tuyến đường tỉnh lộ nối liền hệ thống đường trục xã tạo thành mạng lưới đường bộ phân bố hợp lý thuận lợi cho giao thông trong và ngoài huyện… (Chi cục thống kê huyện Yên Thế, 2017).

Địa hình của huyện Yên Thế có độ dốc từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, chia làm 03 vùng rõ rệt: vùng núi cao phía Bắc; vùng đồi núi thoải xen kẽ giữa các cánh đồng nhỏ hẹp; vùng đồi núi thấp xen kẽ ruộng và các bãi bằng phẳng. Địa hình này rất phù hợp cho việc phát triển trồng cây ăn quả, trong đó có cây bưởi Diễn. “Huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang” năm 2018 (Chi cục thống kê huyện Yên Thế, 2017).

3.1.1.2. Điều kiện thời tiết, khí hậu, thủy văn

Yên Thế nằm trong vòng cung Đông Triều, có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ bình quân cả năm là 23,4 độ C. Nhiệt độ trung bình cao nhất năm 26,9oC, nhiệt độ trung bình thấp nhất năm 200C; tháng có nhiệt độ cao nhất là các tháng 6, 7, 8; tháng có nhiệt độ thấp nhất là các tháng 12, 1, 2 (có khi xuống tới 0 - 100C) (Chi cục thống kê huyện Yên Thế, 2017).

Lượng mưa: lượng mưa bình quân hàng năm là 1.518,4 mm, Yên Thế thuộc vùng mưa trung bình của trung du Bắc Bộ.

Độ ẩm không khí: độ ẩm không khí bình quân cả năm là 81%, cao nhất là 86% (tháng 4) và thấp nhất là 76% (tháng 12).

Gió: trong vùng có hai mùa gió chính. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành trong mùa khô. Trong mùa mưa, hướng gió chủ yếu của vùng là gió mùa Tây Nam.

Thủy văn: Yên Thế có 2 con sông lớn (sông Thương chảy qua ranh giới phía đông huyện dài 24 km từ Đông Sơn đến Bố Hạ; sông Sỏi chạy dọc huyện từ Xuân Lương đến Bố Hạ hợp lưu với sông Thương, dài 38 km) tổng lưu lượng nước khá lớn. Ngoài ra, huyện còn có hệ thống các hồ chứa, ao và các suối nhỏ thuộc hệ thống sông Sỏi và sông Thương. Nguồn nước mặt được đánh giá là dồi dào, phân bố khá đều trên địa bàn, tạo thuận lợi cơ bản cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt (Chi cục thống kê huyện Yên Thế, 2017).

Nhìn chung huyện Yên Thế nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lượng mưa trung bình, với nền nhiệt độ trung bình khá cao, giàu ánh sáng. Có nguồn nước mặt dồi dào, phân bố đều. Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi và trồng trọt “Huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang” năm 2018.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất bưởi diễn của các nông hộ trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)