Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Các giải pháp phát triển sản xuất bưởi diễn của các nông hộ trên địa bàn
4.3.2. Phân tích ma trận SWOT trong phát triển sản xuất bưởi Diễntrên địa bàn
bàn huyện Yên Thế
Ma trận SWOT trong phát triển sản xuất cây bưởi Diễn trên địa bàn huyện Yên Thế
SO
- Mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ. - Thành lập các hội, tổ chức cho các hộ có nghề trồng cam giao lưu, trao đổi kinh nghiệm chăm sóc.
- Tranh thủ sự ủng hộ về mặt chính sách, vay vốn của các cơ quan nhà nước.
S
- Là thứ quả thông dụng, có giá trị dinh dưỡng cao.
- Điều kiện TN – KT – XH thuận lợi, phù hợp cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. ST - Tăng cường hỗ trợ, tập huấn cho hộ nông dân cách sử dụng thốc BVTV an toàn, hiệu quả. Ưu tiên sử dụng thuốc có nguồn gốc sinh học. O - Các chính sách của nhà nước, tỉnh Bắc Giang, và huyện tạo điều kiện cho phát triển cây bưởi Diễn
- Thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế càng được mở rộng.
- Tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới. T - Cạnh tranh với các giống bưởi khác - Yêu cầu về sản phẩm sạch. - Sự biến đổi về khí hậu
- Đối mặt với sâu bệnh hại
WO
- Nâng cao chất lượng đồng đều ở sản phẩm bưởi Diễn. - Quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh.
- Chủ động huy động vốn, và tìm hiểu thông tin thị trường. - Thường xuyên mở các lớp tập huấn về các tiến bộ KHKT
W
- Chưa áp dụng các biện pháp KHKT vào trong quá trình chăm sóc cây bưởi Diễn.
- Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chưa tập trung vùng chuyên trồng. - Thiếu thông tin thị trường, hoạt động xúc tiến thương mại còn ít.
- Chất lượng quả chưa đồng đều, thị trường tiêu thụ còn hẹp. - Đối mặt với sâu bệnh hại - Chưa có cơ sở chế biến, bảo quản.
WT
- Đầu tư phát triển đội ngũ chuyên gia tại địa phương. - Kết hợp với các trường, các viện nghiên cứu về nông nghiệp.
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm (2018)
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây bưởi Diễn trên địa bàn huyện Yên Thế để thấy được tiềm năng, cơ hội và những khó khăn. Từ việc đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (nguy cơ) nhằm phát huy các điểm mạnh, khai thác tốt các cơ hội đồng thời khắc phục các điểm yếu, tránh các
nguy cơ từ đó đưa ra các giải pháp chiến lược trong phát triển sản xuất cây bưởi Diễn trên địa bàn huyện Yên Thế trong thời điểm hiện tại và tương lai.
* Điểm mạnh và thách thức
Yên Thế là một huyện miền núi, đất đai màu mỡ, phì nhiêu, khí hậu ôn hòa thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây ăn quả nói chung và cây bưởi Diễn nói riêng.
Bưởi Diễn đã xuất hiện cách đây lâu năm và được công nhận và cho phép sản xuất trên quy mô diện tích rộng. Thương hiệu bưởi Diễn Yên Thế đang được chính quyền địa phương lựa chọn là sản phẩm hàng hóa đặc trưng của huyện. Tuy nhiên việc phát triển sản xuất bưởi Diễn của hộ vẫn mang tính tự phát, diện tích manh mún, sản lượng bấp bênh, chất lượng chưa ổn định, khó khăn cho việc đăng ký nhãn hiệu. Mặt khác sản phẩm quả bưởi Diễn đang phải cạnh tranh gay gắt với các loại bưởi (bưởi Đoan Hùng, bưởi Da xanh,…) khác trong và ngoài khu vực.
Thời gian thu hoạch không trùng với các loại hoa quả khác tạo điều kiện cho bưởi Diễn Yên Thế trở thành đặc sản của thị trường quả, phương pháp bảo quản đơn giản chưa có sự áp dụng biện pháp kỹ thuật nào. Tuy nhiên trong tương lai không xa nếu diện tích trồng bưởi Diễn ngày càng lớn và ổn định hơn mà không giải quyết tốt các vấn đề tồn tại xung quanh kỹ thuật trồng và canh tác, đầu tư vốn, thị trường tiêu thụ, hệ thống quản lý chất lượng... thì bưởi Diễn khó có thể phát triển bền vững.
Những vấn đề đặt ra trong phân tích này:
- Quản lý diện tích bưởi Diễn đã cho thu hoạch thông qua hệ thống sổ nhật ký của các chủ vườn ghi chép trong quá trình chăm sóc bưởi từ khi ra hoa đến khi thu hoạch.
- Chuẩn hóa quy trình chăm sóc cho các vườn bưởi Diễn phân theo độ tuổi và hình thức canh tác. Các chủ vườn bưởi tạo rãnh tiêu nước để vườn không bị ngập úng, xây bể ủ phân chuồng và khu chuồng trại chăn nuôi riêng biệt, tuyệt đối không bón thúc bón cận thời điểm thu hoạch đồng thời kiểm soát chất lượng phân hữu cơ nhằm hạn chế tối đa vi khuẩn gây bệnh, dần từng bước chuyển sang dùng chế phẩm sinh học để bón cho cây trồng
- Xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá chất lượng bưởi Diễn đơn giản có hiệu quả.
- Xây dựng quy trình quản lý chất lượng đồng bộ bưởi Diễn từ sản xuất - tiêu thụ và triển khai áp dụng rộng rãi các tác nhân tham gia.
* Điểm yếu và cơ hội
Đa số các hộ trồng bưởi Diễn vẫn canh tác theo lối truyền thống, quy mô sản xuất nhỏ, ghép nhiều giống bưởi khác nhau... gây khó khăn cho việc chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, đồng thời ảnh hưởng đến năng suất chất lượng bưởi. Không có sự liên kết từ khâu sản xuất đến khâu thu hoạch. Hình thức mua bán chủ yếu là mua vo, thỏa thuận bằng miệng không tạo ra sự ràng buộc giữa các bên trong vấn đề chất lượng.
Tuy nhiên, cơ hội mở ra cho bưởi Diễn ở huyện là được nhiều người ưa chuộng, khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ cao, đất đai màu mỡ, hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức trong việc chọn, tạo giống có năng suất, chất lượng cao, hộ cũng được các cơ quan, tổ chức tập huấn, chuyển giao nhiều tiến bộ kỹ thuật mới hiện nay.
Phát triển sản xuất được hiểu trên cơ sở khai thác các nguồn tài nguyên để phát triển sản xuất theo chiều rộng và theo chiều sâu. Phát triển sản xuất theo chiều rộng là việc tăng số lượng các đơn vị, các hộ tham gia sản xuất, tăng diện tích sản xuất để mở rộng quy mô sản xuất hiện có. Còn phát triển sản xuất theo chiều sâu là hướng tới đầu tư thâm canh nâng cao hiệu quả sản xuất, đó là việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, các công nghệ mới vào sản xuất, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
Trên thực tế, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất. Mỗi yếu tố có mức độ ảnh hưởng khác nhau. Trong nghiên cứu này chúng tôi tập trung phân tích một số nhóm yếu tố chính có ảnh hưởng đến phát triển sản xuất bưởi Diễn trên địa bàn huyện Yên Thế. Từ đó, từ đó làm cở sở đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất bưởi Diễn trên địa bàn huyện.
Những vấn đề đặt ra:
- Tăng cường đầu tư, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới nhằm khắc phục những hạn chế của bưởi Diễn
- Tổ chức khâu quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ. - Thành lập các tổ chức quản lý, hỗ trợ cho việc sản xuất, tiêu thụ bưởi Diễn tại huyện Yên Thế. Cần xây dựng mối quan hệ giữa người trồng bưởi với nhà: Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, ngân hàng.