Kênh tiêu thụ bưởi Diễn của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất bưởi diễn của các nông hộ trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 88)

Người sản xuất

Người bán buôn

Người bán lẻ Người thu gom

Người tiêu dùng 2,47% 27,41% 60,36% 10% 90%

Qua sơ đồ ta có thể thấy kênh tiêu thụ chính cho sản phẩm bưởi Diễn quả trên địa bàn xã như sau:

Một là, người sản xuất bán trực tiếp sản phẩm cho người thu gom người

thu gom bán lại sản phẩm cho người bán buôn, người bán buôn bán lại sản phẩm cho người bán lẻ và đến tay người tiêu dùng. Hình thức này có ưu điểm là ổn định, lâu dài, lượng sản phẩm tiêu thụ được nhiều do vậy mà người sản xuất không phải mất chi phí vân chuyển, bảo quản sản phẩm, không sợ có sản phẩm tồn không tiêu thụ được dẫn tới hư hỏng. Tuy nhiên người sản xuất sẽ phụ thuộc nhiều vào người thu gom dẫn tới tình trạng bị ép giá, sản phẩm bán với thấp hơn nhiều so với thị trường.

Hai là, người sản xuất bán sản phẩm trực tiếp cho người bán buôn, người bán buôn bán lại sản phẩm cho người bán lẻ và đến tay người tiêu dùng. Hình thức này chiếm đa số có ưu điểm là lượng sản phẩm tiêu thụ được nhiều, có thể lựa chọn nhà bán buôn với mức giá cao hơn tích kiệm chi phí vận chuyển, bảo quản cho người sản xuất. Nhưng nhược điểm của hình thức này là không ổn định, lâu dài.

Ba là, người sản xuất bán cho người bán lẻ và người bán lẻ bán lại cho người tiêu dùng. Ưu điểm của hình thức này là giá cả sát với giá thị trường người sản xuất được lợi hơn, tiết kiệm chi phí vận chuyển. Nhưng khối lượng tiêu thụ được ít chỉ áp dụng được với vườn có quy mô nhỏ, còn với vườn có quy mô lớn sẽ làm tăng chi phí bảo quản của người sản xuất. Đầu ra này cũng không mang tính lâu dài và ổn định.

Bốn là, người sản xuất bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng. Ưu

điểm của hình thức này là giá bán sản phẩm cao. Nhưng hình thức này có rất nhiều nhược điểm tuy giá cao nhưng người sản xuất phải bỏ ra chi phí vận chuyển, bảo quản sản phẩm. Hình thức này tiêu thụ được một lượng sản phẩm rất ít nên dễ dẫn tới tình trạng sản phẩm bị hư hỏng.

*Giá bán

Qua số liệu điều tra bảng 4.5 thấy giá bán bưởi Diễn quả trên địa bàn huyện Yên Thế những năm qua trên thị trường có sự biến động theo chiều hướng tăng nhẹ, bình quân giá bán bưởi Diễn quả năm 2018 tăng lên khoảng 2 nghìn đồng/quả so với giá bán bưởi Diễn quả năm 2015. Do đó giá trị thu nhập từ cây bưởi Diễn của người nông dân cũng tăng lên theo giá bán sản phẩm.

Bảng 4.5. Giá bán bưởi Diễn Yên Thế trên thị trường ĐVT: nghìn đồng/ quả ĐVT: nghìn đồng/ quả Diễn giải Năm 2015 Năm 2018 Giá cao nhất Giá thấp nhất Giá trung bình Giá cao nhất Giá thấp nhất Giá trung bình Bưởi Diễn 30 10 20 35 10 22

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm (2018)

4.1.4. Kết quả và hiệu quả sản xuất bưởi Diễn của huyện qua các năm

4.1.4.1. Năng suất và sản lượng

Bảng 4.6. Bảng năng suất và sản lượng của huyện qua các năm

Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 2018

DT cho quả Ha 202,4 295,4 347,6 388,5 Năng suất Tấn/ha 12,3 12,63 13,2 13,89 Sản lượng Tấn 2489,52 3730,902 4588,32 5396,265

Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Yên Thế

Trong những năm qua, năng suất và sản lượng cây bưởi Diễn trên địa bàn huyện Yên Thế ngày càng tăng. Nguyên nhân là do 4 năm gần đây, diện tích bưởi được trồng từ các năm trước đã đến tuổi thu hoạch; người dân ngày càng có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và chăm sóc cây bưởi Diễn, quy mô sản xuất của các nông hộ ngày càng được mở rộng; chính quyền địa phương có nhiều chính sách hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, vật tư,… cho người dân.

• Năng suất

Năng suất bình quân đạt 30-70 kg/cây, cá biệt có những cây cho năng suất 100-200 kg/cây. So với năm 2015 thì năng suất năm 2018 tăng một cách đột biến từ 12,3 tấn/ha lên đến 13,89 tấn/ha. Điều này kéo theo sản lượng bưởi Diễn cũng tăng lên rất nhiều mặc dù diện tích cho quả tăng lên không đáng kể. Năm 2018 năng suất và sản lượng bưởi Diễn của huyện đạt mức cao trên 1500 tấn với năng suất 13,89 tấn/ha, cá biệt có 1 số hộ đạt năng suất trên 14 tấn/ha, mang lại thu nhập bình quân thu nhập đạt từ 750 đến 800 triệu đồng…

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm (2018)

Đồ thị 4.3. Biến động về năng suất Biến bưởi Diễn qua các năm

Ở mỗi giai đoạn tuổi cây bưởi thì năng suất và chất lượng bưởi Diễn cho là khác nhau, hay nói cách khác với cùng điều kiện chăm sóc và chất đất thì tuổi cây bưởi càng cao thì chất lượng bưởi Diễn quả càng ngon hơn. Năng suất quả cũng phụ thuộc vào tuổi cây bưởi (bảng 4.7). Phần lớn hộ trồng bưởi và người buôn bán đồng ý với nhận định này.

Bảng 4.7. Năng suất bưởi Diễn tại ở các độ tuổi khác nhau (Tính BQ các hộ)

TT Tuổi cây

Năng suất tại các điểm điều tra (quả/cây) Số quả/cây (quả) Khối lượng 1 quả (kg) Khối lượng quả/cây (kg)

1 Cây 4-6 năm tuổi 15 1.1 16.5

2 Cây 7-9 năm tuổi 24 0.9 21.6

3 Cây 10-14 năm tuổi 35 0.8 28

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm (2018)

Trung bình 1 ha trồng bưởi trong độ tuổi sản xuất kinh doanh có số lượng cây là 320 cây. Trên thực tế biên độ biến động năng suất trong những năm gần đây là rất lớn, năng suất bưởi Diễn cao nhất ở cây 15 tuổi có thể đạt 200 – 250 quả, tuy nhiên trong vụ bưởi Diễn năm 2015, trung bình một cây bưởi Diễn chỉ có khoảng 24 - 28 quả.

Năng suất thực tế năm 2015, được tổng hợp từ năng suất thực tế của 60 hộ trồng bưởi có vườn bưởi Diễn trong giai đoạn sản xuất kinh doanh. Bình quân năng suất cho quả/cây ở tất cả các giống, các độ tuổi chỉ ở mức 21.6 kg/cây tương đương 6.91 tấn/ha. Rõ ràng là thấp hơn nhiều so với các mức năng suất trong điều kiện được mùa, khi đó sản lượng bưởi Diễn quả trong xã gấp 2- 3 lần sản lượng hiện tại. Chính bởi vậy, thu nhập của hộ trồng bưởi Diễn không ổn định qua các năm, bởi vậy hộ không thực sự yên tâm để đầu tư sản xuất quá nhiều ...

Biến động năng suất đối với giống bưởi Diễn còn lớn hơn, khi lượng quả thu hoạch là rất ít, bình quân chỉ đạt 10 – 20 quả/cây, nhiều cây bưởi Diễn chỉ thu hoạch được 2 - 3 năm là bị bệnh vàng lá, cây ra quả nhưng chất lượng kém, năng suất cây trồng không cao. Tóm lại,Bưởi Diễn là một loại cây khó tính, dễ nhiễm bệnh nên trong tương lai muốn phát triển cây bưởi Diễn thì trước hết phải tập huấn, hướng dẫn bà con cách trồng và đầu tư cho bưởi đúng yêu cầu kỹ thuật. Có như vậy thì chất lượng bưởi Diễn mới đồng đều và cạnh tranh được với những loại bưởi khác trên thị trường.

• Sản lượng

Đơn vị tính: Tấn

Đồ thị 4.4. Biến động về sản lượng Biến bưởi Diễn qua các năm

Sản lượng bưởi Diễn quả của huyện Yên Thế được ước tính dựa trên số liệu về diện tích bưởi Diễn trong giai đoạn sản xuất kinh doanh đã được thống kê và năng suất thực tế năm 2018 trên những vùng trồng bưởi tập trung.

Ước tính năm 2018, sản lượng bưởi Diễn toàn huyện Yên Thế đạt 2- 3 vạn quả/năm, với mức năng suất trung bình khoảng 30 – 50 quả/ cây.Sản lượng và giá trị bưởi Diễn quả huyện Yên Thế năm 2015 ước tính chỉ bằng 1/4 sản lượng và giá trị năm 2018. Mặc dù năng suất bưởi Diễn quả bình quân trong huyện Yên Thế đạt không cao và không ổn định nhiều nhưng do sự phát triển và mở rộng về diện tích ở hầu hết các xã trên địa bàn nên sản lượng bưởi Diễn cũng tăng theo.

Sản lượng bưởi phụ thuộc rất lớn vào mùa thời tiết trong năm, dù diện tích không có sự chênh lệch lớn, nhưng do hàng năm đều có sự cải tiến trong khâu chăm sóc cây trồng tốt hơn đồng thời nhờ biết áp dụng những tiến bộ KHKT vào canh tác cây trồng nên sản lượng cây trồng cũng không biến đổi nhiều.

Bảng 4.8. Sản lượng và giá trị bưởi Diễn của huyện Yên Thế năm 2018

Diễn giải Đơn vị tính Khối lượng

1. Sản lượng bưởi Diễn Tấn 1511,265

2. Giá bán trung bình Nghìn đồng/kg 20

3.Giá trị bưởi Diễn Triệu đồng 30.255.3

Nguồn: Dựa vào số liệu phòng Nông nghiệp và PTNT và tổng hợp điều tra

* Diện tích, năng suất và sản lượng của các nhóm hộ

Cây bưởi Diễn là một loại cây ăn quả, cũng là một sản phẩm được buôn bán trên thị trường, do đó để cây bưởi Diễn có khả năng tồn tại và phát triển thì hộ sản xuất phải đạt được mục đích cuối cùng là giá trị kinh tế. Qua tìm hiểu từ các hộ thì sau một đợt thu hoạch hộ trồng bưởi có một số hộ đạt thu nhập bình quân 1ha là 100 – 300 triệu đồng, lãi ròng khoảng 200 triệu/năm. Vậy thực tế tình hình sản xuất bưởi Diễn của các nhóm hộ như thế nào? Tôi đã tiến hành thu thập số liệu và tính toán theo công thức, để tổng hợp số liệu phản ánh diện tích sản xuất bưởi Diễn của các nhóm hộ trong bảng 4.9 sau:

Bảng 4.9. Tình hình sản xuất bưởi Diễn của các nhóm nông hộ từ năm 2016-2018 từ năm 2016-2018 Chỉ tiêu ĐVT Hộ quy mô lớn Hộ quy mô vừa Hộ quy mô nhỏ

1. Diện tích trồng bưởi Diễn/Hộ Ha 2,67 1,38 0,46 2. Diện tích cho thu hoạch/Hộ Ha 1,68 0,75 0,23

3. Năng suất/ha Tấn 3,8 3,9 2,9

4. Sản lượng/hộ tấn 6,384 2,92 0,667

5. Giá trị sản xuất Trđ/ha 448 200 61,3

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm (2018)

Nhìn chung, quy mô về diện tích bưởi của mỗi hộ rất khác nhau (diện tích bưởi của hộ quy mô lớn gấp 1,93 lần hộ quy mô vừa và gấp 5,80 lần hộ quy mô nhỏ). Bởi vì, tuỳ thuộc diện tích đất vườn, điều kiện thổ nhưỡng và tập quán canh tác... Vì vậy, trong một xóm không phải tất cả các hộ đều trồng bưởi Diễn. Trong các hộ trồng bưởi Diễn ở vườn nhà, hộ trồng ít nhất là 5 - 7 cây, trồng phổ biến nhất là từ 20 - 50 cây. Đối với các gia trại trồng phổ biến là trên 100 cây, hộ nhiều nhất trồng trên 500 cây, có hộ đạt đến 2.500 gốc. Những năm gần đây, nhận thấy việc trồng bưởi Diễn mang lại hiệu quả cao hơn các loại cây ăn quả khác, nên các hộ xin chính quyền huyện và xã thầu khoán, thuê thêm diện tích đất đồi để mở rộng diện tích trồng.

Năng suất và sản lượng bưởi Diễn của các nhóm hộ là khá cao. Có được kết quả như vậy là do các hộ dân đã chú trọng sử dụng các biện pháp KHKT vào trong sản xuất. Nhưng bên cạnh đó, năng suất bưởi Diễn vẫn chưa đạt năng suất tối đa bởi do bưởi Diễn phát triển và kháng bệnh tương đối yếu, điều này đã làm giảm đi phần nào năng suất thực đạt được của cây bưởi Diễn.

Qua điều tra, các nông hộ ở quy mô vừa đạt năng suất cao nhất với 3,9 tấn/ha. Điều này là do các hộ quy mô vừa đã tập trung thực hiện cơ giới hoá, quản lý vườn bưởi có hiệu quả hơn các nhóm hộ khác. Các hộ ở quy mô nhỏ đạt năng suất kém, bởi các hộ chưa tập trung vào sản xuất bưởi Diễn, chưa chú ý tới kỹ thuật trong quá trình phát triển sản xuất bưởi Diễn.

Việc thống kê không thường xuyên, sâu sát cả về diện tích, năng suất, và một phần sản lượng bưởi Diễn được dùng vào mục đích ăn, làm quà biếu của chủ

hộ nên khó thống kê một cách chính xác được sản lượng bưởi, chính vì vậy sản lượng bưởi Diễn thống kê không được cao đúng như thực tế và tiềm năng của nó. Giá trị bình quân hộ thu cho 1 ha đưa vào kinh doanh được là 300 triệu đồng, điều này thực sự đã khẳng định nghề trồng bưởi của các hộ hơn hẳn các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp khác ở huyện.

Bất kỳ một cây trồng nào, đặc biệt là cây ăn quả muốn có khả năng tồn tại và phát triển thì chúng phải đạt được mục đích cuối cùng là giá trị kinh tế. bưởi Diễn chủ yếu được thu hái 1 lần vào cuối vụ (tháng 11-12 âm lịch). Tuy nhiên cũng có một số hộ thu hái thành nhiều lần. Do đó giá trị sản xuất hàng hoá của các nhóm hộ có sự chênh lệch lớn, không những do năng suất của hộ mà còn do giá bán và thời điểm bán của sản phẩm. Mặc dù vậy, hầu hết các hộ điều tra đều cho rằng cây bưởi Diễn là loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao. Qua tìm hiểu thì sau một đợt thu hoạch 1 tấn bưởi Diễn, người trồng bưởi lãi khoảng 60 triệu đồng trong thời gian khoảng 20 - 35 ngày trước Tết Nguyên Đán.

4.1.5. Đánh giá tình hình phát triển sản xuất bưởi Diễn của các nông hộ trên địa bàn huyện Yên Thế địa bàn huyện Yên Thế

4.1.5.1 Ưu điểm và thuận lợi

Tổng hợp những công việc đã được thực hiện trong quá trình phát triển sản xuất bưởi Diễn ở huyện Yên Thế

Làm được Chưa làm được

- Tăng cường công tác tuyên truyền để cán bộ và nhân dân, nhất là người trồng bưởi, người kinh doanh bưởi thấy được giá trị và uy tín của sản phẩm bưởi Diễn. - Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo đúng chất lượng sản phẩm, loại bỏ những cây, những giống bưởi kém phẩm chất.

- Tổ chức ký cam kết bán hàng đảm bảo xuất xứ, nguồn gốc và chất lượng với tất cả các hộ trồng bưởi, các hộ kinh doanh bưởi, xử lý nghiêm các trường hợp vị phạm...

- Hỗ trợ hộ trồng bưởi các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng tỷ lệ đậu quả, cải thiện mẫu mã và chất lượng bưởi quả.

- Xây dựng hệ thống thông tin đa chiều giữa người trồng bưởi - người buôn bán - người tiêu dùng bưởi để quản lý chất lượng sản phẩm.

- Cải thiện chất lượng sản phẩm không đồng đều (quả bị khô, không ngọt). - Cần đưa ra mức giá bán với một mức giá chung vì hiện nay giá cả bưởi cao, khó lựa chọn địa điểm mua hàng thường xuyên và uy tín, dễ tiếp cận.

Trong quá trình chỉ đạo thực hiện chương trình, huyện Yên Thế đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo cụ thể tới các xã, nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cây bưởi Diễn phát triển. Từng bước cải thiện tình trạng khó khăn của các hộ trồng bưởi Diễn trong khu vực, đồng thời qua đó mà đã tạo được công ăn việc làm cho bà con thuộc diện hộ trồng bưởi.

4.1.5.2. Hạn chế, khó khăn

Bên cạnh những kết quả rất đáng ghi nhận sau nhiều năm triển khai phát triển cây bưởi Diễn của huyện Yên Thế thì còn đó những băn khoăn trăn trở về năng suất ổn định của vườn bưởi và chất lượng của quả bưởi đặc sản – một sản phẩm mang thương hiệu đặc sản vùng khi cung cấp cho thị trường.

Cho tới nay năng suất vườn bưởi Diễn của huyện Yên Thế cũng chưa thật sự ổn định, còn chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro. Hiện tượng nhiều vườn bưởi không ra hoa, hoặc ra hoa nhưng không đậu được quả hoặc có đậu quả nhưng giữa vụ lại bị rụng trái non vẫn còn xảy ra.

Tổ chức khuyến nông, khuyến lâm và đào tạo nâng cao kiến thức làm vườn nông hộ, trang trại chưa đáp ứng được yêu cầu. Ngoài ra Yên Thế là một huyện còn nghèo, dân trí còn thấp, khả năng tiếp cận các kỹ thuật về nghề làm vườn còn thấp, việc nâng cao kiến thức cho nông hộ là cần thiết. Vai trò của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất bưởi diễn của các nông hộ trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)