Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất bưởi diễn của các nông
4.2.5 Yếu tố về điều kiện kinh tế xã hội
Năng lực, tổ chức quản lý sản xuất của hộ sản xuất
Theo số liệu điều tra, ta thấy trình độ và năng lực của các chủ vườn còn thấp chỉ có 1/3 chủ hộ được đi đào tạo, tập huẫn kỹ thuật sản xuất (chiếm 35%), đa số người dân chỉ được đào tạo ở trình độ sơ cấp. Có chênh lệch về số lượng tham gia và không tham gia tập huấn của các hộ sản xuất là do: Các hộ nông dân chưa nhận được thông tin về buổi tập huấn hoặc các chủ hộ nhận được thông tin nhưng không muốn tham gia tập huấn vì họ cho rằng kinh nghiệm sản xuất từ trước tới nay của họ cũng giống với nội dung tập huấn và tham gia tập huấn mất thời gian không có tác dụng.
Về nội dung buổi tập huấn cho các hộ sản xuất được các hộ tham gia tập huấn đánh giá cao tác dụng của các lớp tập huấn không chỉ giúp họ nâng cao kỹ
thuật sản xuất mà còn giới thiệu, tuyên truyền cho các chủ hộ các kỹ thuật, công nghệ về sản xuất. Có 25/31 hộ (chiếm 80.95%) tham gia tập huấn cho rằng cần thiết có các lớp tập huấn phổ biến đến bà con nông dân kỹ thuật chăm sóc và bảo quản quả sau thu hoạch, có 19.05% hộ cho rằng nội dung buổi tập huấn là bình thường bởi việc tham gia tập huấn, các chủ hộ chỉ ngồi nghe và xem hình ảnh tại hội thảo, chưa có điều kiện thực tế được đi tham quan các mô hình điển hình áp dụng thành công khoa học kỹ thuật trong sản xuất bưởi Diễn.
Bảng 4.14. Kết quả và hiệu quả của chương trình tập huấn cho hộ sản xuất trên địa bàn huyện
Chỉ tiêu ĐVT Số lượng
1. Số người được tham gia chương trình tập huấn kỹ thuật sản xuất cây bưởi Diễn
Người 31
2. Số người không tham gia chương trình tập huấn kỹ thuật sản xuất cây bưởi Diễn
Người 60
3. Đánh giá của người dân về tính cần
thiết của chương trình tập huấn Cần thiết Bình thường Ý kiến Ý kiến 25 6 4. Đánh giá của người dân về tính nội
dung của chương trình tập huấn Phù hợp Chưa phù hợp Ý kiến Ý kiến 19 12 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm (2018)
Vốn sản xuất
Qua số liệu điều tra bảng 4.14 ta thấy: 60/91 hộ sản xuất cho rằng khả năng tiếp cận nguồn vốn của hộ là khó (chiếm 66%) là do dịch vụ tín dụng tại xã còn hạn chế, đa số người vay vốn kém hiểu biết và thiếu thông tin. Bên cạnh đó do việc thẩm định các dự án vay của một số cán bộ ngân hàng đối với đối tượng vay còn bị buông lỏng, do vậy dẫn đến việc sử dụng nguồn vốn vay không đúng mục đích, người cần được vay vốn để phát triển sản xuất thì không vay được đủ số vốn cần thiết để phát triển sản xuất.
Đa số các hộ sản xuất bưởi Diễn trong giai đoạn kiến thiết cơ bản đều cho rằng là có nhu cầu vay vốn cao để đầu tư vào giống và khoa học, kỹ thuật tạo nền tảng cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt sau này của cây trồng. Nguồn vốn vay chủ yếu của nông hộ là người thân chiếm 61,67% bởi lãi suất thấp hơn hoặc hầu như không phải chịu lãi so với khi vay ở ngân hàng tuy nhiên lượng vay được không nhiều do nguồn thu nhập của hộ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: năng suất, chất lượng và giá cả sản phẩm trên thị trường. Vay tổ chức ngân hàng tuy phải gánh lãi cao nhưng nếu hộ có nhu cầu về vốn lớn thì khả năng đáp ứng sẽ tốt hơn.
Bảng 4.15. Nhu cầu về vốn sản xuất của hộ điều tra
Chỉ tiêu ĐVT Số lượng
1. Đánh giá của người dân về hình thức tiếp cận nguồn vốn sản xuất
Dễ Ý kiến 31
Khó Ý kiến 60
2. Nguồn vốn vay chủ yếu của hộ phục vụ cho sản xuất.
Vay NH % 38.33
Vay người thân % 61.67 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm (2018)