Nội dung về phát triển sản xuất cây bưởi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất bưởi diễn của các nông hộ trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 32 - 36)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất bưởi diễn của hộ

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.3. Nội dung về phát triển sản xuất cây bưởi

2.1.3.1 Định hướng, quy hoạch phát triển sản xuất bưởi Diễn của các nông hộ

Nhà nước can thiệp, tác động vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp thông qua các chính sách về đất đai, tín dụng, vốn đầu tư cơ sở hạ tầng... và các chính sách liên quan đến sản xuất bưởi. Đây là yếu tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động sản xuất nông nghiệp. Chính sách tốt có khả năng ứng dụng cao sẽ gắn kết các yếu tố sản xuất, thúc đẩy phát triển sản xuất. Thông qua các chính sách như: quy hoạch vùng sản xuất, khai thác tối đa tiềm năng lợi thế của vùng tăng cường công tác quản lý, đổi mới quy trình sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất cây trồng (Lã Tuấn Nam, 2012).

Để cây bưởi diễn phát triển bền vững, thời gian tới cần quy hoạch lại các vùng trồng bưởi diễn, triển khai xây dựng mô hình liên kết sản xuất giữa người trồng với các doanh nghiệp. Xây dựng liên kết ngang giữa nông dân trồng bưởi diễn, hình thành chi hội nông dân trồng bưởi diễntrên địa bàn từng ấp, xã; liên kết dọc giữa nông dân trồng bưởi diễnvà thương lái. Đồng thời, mở rộng diện tích áp dụng quy trình sản xuất vì đây là điều cốt lõi để nâng cao chất lượng sản

phẩm và khẳng định vị thế của sản phẩm, không chỉ phục vụ thị trường xuất khẩu mà cả thị trường trong nước. Bên cạnh đó, ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến để đạt chất lượng trái cao, đồng đều theo hướng an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Phát triển nông nghiệp gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Đặc biệt quan tâm đến nâng cao trình độ dân trí, đào tạo cán bộ kỹ thuật để có sự phát triển đồng bộ, lâu bền; gắn hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội và phát triển môi trường sinh thái.

Quy hoạch phát triển nông nghiệp là quy hoạch tầm vi mô của nhà nước, nhằm bố trí, sắp xếp các lĩnh vực, các nguồn lực sản xuất nông nghiệp sao cho hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nhất. Quy hoạch phát triển nông nghiệp nhằm xây dựng mục tiêu, phương hướng và kế hoạch trồng trọt. Góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp toàn diện và bền vững. Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng năng suất và chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa tập trung lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Trong trồng trọt, ưu tiên phát triển những cây có lợi thế; giảm dần diện tích sản xuất cây lương thực đi đôi với việc phát triển bưởi diễn chất lượng cao; tăng sản xuất an toàn, cây ăn quả nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế, hiệu quả sử dụng đất, nguồn nước, lao động và vốn đầu tư. Quy hoạch vùng trồng bưởi, vùng sản xuất bưởi chất lượng cao. Mục tiêu của quy hoạch là tăng trưởng không ngừng mức sống của con người và đảm bảo phát triển bền vững (Lã Tuấn Nam, 2012).

2.1.3.2 Đầu tư các yếu tố đầu vào cho sản xuất bưởi Diễn

Tăng đầu tư các yếu tố đầu vào cho sản xuất luôn được quan tâm hàng đầu và có vị trí vai trò quan trọng trong mỗi giai đoạn của quá trình sản xuất bưởi. Tăng yếu tố đầu vào đồng nghĩa với việc tăng quy mô sản xuất, chất lượng sản phẩm (Vũ Thị Ngọc Phùng, 2006).

Theo Lê Thị Thanh (2015): Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây bưởi cần chăm sóc đúng theo kỹ thuật sẽ đảm bảo cho cây bưởi phát triển mạnh, hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó là việc sử dụng các đầu vào hợp lý sẽ tạo đà cho cây bưởi phát huy được hiệu quả và phát huy được tiềm năng phát triển của cây trồng bưởi

Việc sử dụng đầu vào trong sản xuất bao gồm đất đai, lao động, vốn, giống và phân bón. Đây là các điều kiện điển hình, quan trọng nhất trong phát triển sản xuất bưởi đảm bảo ổn định năng suất cũng như chất lượng của bưởi. Với mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất cây trồng việc sử dụng đầu vào trong phát triển sản xuất bưởi có sự liên kết của các trung tâm, trạm khuyến nông, các viện, các cá nhân có kinh nghiệm trong việc trồng bưởi cùng thực hiện, kết hợp với nhau.

+ Vốn sản suất: là những tư liệu sản xuất như máy móc, thiết bị, các phương tiện vận tải, kho tàng, cơ sở hạ tầng và kỹ thuật. Vốn đối với quá trình phát triển sản xuất là vô cùng quan trọng. Trong điều kiện năng suất lao động không đổi thì tăng tổng số vốn sẽ dẫn đến tăng thêm sản lượng sản phẩm hàng hóa. Tuy nhiên, trong thực tế việc tăng thêm sản lượng hàng hóa còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa, như chất lượng lao động, trình độ khoa học kỹ thuật, thị trường … (Nguyễn Thế Đồng, 2013).

+ Lực lượng lao động: là yếu tố đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển sản xuất. Mọi hoạt động của sản xuất đều do lao động của con người quyết định, nhất là người lao động có trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm và kỹ năng lao động. Do đó chất lượng lao động quyết định kết quả và hiệu quả của quá trình phát triển sản xuất (Phạm Ngọc Linh, 2013).

+ Đất đai: là yếu tố sản xuất không chỉ có ý nghĩa quan trọng với ngành nông nghiệp, mà còn rất quan trọng với sản xuất công nghiệp. Đất đai là yếu tố cố định lại bị giới hạn về quy mô, do đó phải đầu tư thêm vốn và lao động trên một đơn vị diện tích nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai. Các loại tài nguyên khác trong lòng đất như khóang sản, tài nguyên rừng, biển và tài nguyên thiên nhiên đều là những đầu vào quan trọng trong quá trình phát triển sản xuất (Quyền Đình Hà, 2005).

+ Khoa học và công nghệ: quyết định đến sự thay đổi năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Những phát minh sáng tạo mới được ứng dụng trong sản xuất đã giải phóng được lao động nặng nhọc, độc hại cho người lao động và tạo ra sự tăng trưởng nhanh chóng, góp phần vào sự phát triển kinh tế của xã hội và đó là nhân tố quan trọng thúc đẩy nhanh quá trình phát triển sản xuất (Nguyễn Như Hiến, 2000).

2.1.3.3 Đánh giá các yếu tố đầu ra

Giá bán sản phẩm: là yếu tố tác động trực tiếp đến số lượng hàng hóa và dịch vụ cung cấp ra thị trường. Sự chênh lệch giữa giá bán và giá thành sản phẩm chính là lợi nhuận của người sản xuất, lợi nhuận của người sản xuất cao thấp tuỳ

thuộc vào khoảng chênh lệch đó (Võ Phước Tấn, 2003). Giá bưởi là một trong những yếu tố tác động trực tiếp và mang tính quyết định đến hiệu quả kinh tế của người sản xuất. Khi giá bưởi trên thị trường tăng thì người sản xuất bán sản phẩm để có thu nhập đảm bảo cho nhu cầu tiêu dùng và chi phí để đầu tư cho vụ mùa kế tiếp, và thường trong thực tế khi giá bưởi lên cao thì người sản xuất mở rộng diện tích trồng bưởi. Và ngược lại khi giá cả sụt giảm mạnh hiệu quả kinh tế của người sản xuất bị giảm sút, giảm thu nhập, khó khăn cho đầu tư và từ đó thường dẫn đến việc phá bỏ cây bưởi để chuyển sang cây trồng khác làm cho phát triển sản xuất bưởi kém ổn định (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2006).

Thị trường có vai trò quan trọng trọng phát triển kinh tế hàng hoá nói chung và trong phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng. Thị trường các chủ thể kinh tế mua bán các yếu tố, điều kiện của sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, mua được các hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ. Điều đó đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành bình thường thông suốt (Nguyễn Thế Đồng, 2013). Vì vậy, không có thị trường thì sản xuất và trao đổi hàng hoá không thể tiến hành được. Đối với thị trường tiêu thụ, mục tiêu luôn là có đầu ra cho sản phẩm bưởi. Thị trường tiêu thụ là nơi sản phẩm bưởi sẽ được đưa tới người tiêu dùng. Xây dựng thị trường tiêu thụ ổn định không những sẽ giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận được sản phẩm mà còn giúp cho người sản xuất yên tâm ở đầu ra. Tránh tình trạng được mùa mà mất giá, hay sản lượng cao mà không có nơi tiêu thụ (Tạ Minh Tuấn và cs., 2005).

Thị trường tiêu thụ rộng hay không phụ thuộc lớn vào chất lượng và độ an toàn của việc sử dụng sản phẩm nông nghiệp đó. Nếu muốn được người tiêu dùng chấp nhận thì sản phẩm bưởi cần thiết phải sản xuất có chất lượng cao. Bên cạnh đó vấn đề quảng bá sản phẩm cũng rất quan trọng. Đó chính là các hình thức marketing sản phẩm, hình thức quảng cáo đưa sản phẩm của mình đến với nhiều người tiêu dùng biết đến hơn. Trong thời gian tới cần thiết phải xây dựng một thương hiệu bưởi diễn đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài tỉnh (Nguyễn Văn Thao, 2016).

2.1.3.4 Kết quả và hiệu quả phát triển sản xuất bưởi diễn

Các chỉ tiêu đo lường phát triển sản xuất bưởi bao gồm 3 nhóm: nhóm chỉ tiêu thể hiện về phát triển kinh tế (phát triển sản xuất); nhóm chỉ tiêu thể hiện phát triển xã hội và nhóm chỉ tiêu thể hiện bảo vệ môi trường.

* Kết quả sản xuất bưởi diễn

- Sản lượng sản phẩm: Khối lượng sản phẩm vật chất và dịch vụ mà các cơ sở sản xuất tạo ra trong một thời kỳ, thường tính là 1 năm, thường được ký hiệu là Q.

- Giá trị sản xuất bưởi (GO - Gross Output): Là toàn bộ giá trị sản phẩm (sản phẩm chính + sản phẩm phụ) thu được trong một thời kỳ, thường tính là 1 năm.

- Tốc độ tăng trưởng: Sự tăng thêm về sản lượng hay hay giá trị sản phẩm bưởi

- Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ các khoản chi phí vật chất (trừ khấu hao tài sản cố định) và dịch vụ sản xuất bưởi

- Giá trị gia tăng (VA): là giá trị bưởi được tạo ra trong năm sau khi trừ đi chi phí trung gian.

- Thu nhập hỗn hợp (MI): là thu nhập thuần túy của người sản xuất bưởi bao gồm cả phần công lao động gia đình và lợi nhuận.

* Hiệu quả kinh tế trong sản xuất bưởi

Hiệu quả kinh tế đóng vai trò quan trọng trong phát triển sản xuất bưởi Nó thúc đẩy sự phát triển của cả hệ thống kinh tế, tạo cơ hội tiếp xúc với những nguồn tài nguyên một cách thuận lợi và quyền sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên được chia sẻ một cách bình đẳng. Hiệu quả kinh tế được chú trọng ở đây phải là tạo ra sự thịnh vượng chung cho tất cả mọi người, không chỉ tập trung mang lại lợi nhuận cho một số ít, trong một giới hạn cho phép của hệ sinh thái cũng như không xâm phạm những quyền cơ bản của con người. Hiệu quả kinh tế phản ánh mối tương quan giữa kết quả hữu ích về mặt kinh tế và chi phí bỏ ra. Nó đánh giá chủ yếu về mặt kinh tế và hoạt động sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất bưởi diễn của các nông hộ trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)