Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng phát triển sản xuất bưởi diễn của các nông hộ trên địa bàn huyện
4.1.3. Đánh giá yếu tố đầu ra
4.1.3.1. Thương hiệu và chất lượng bưởi Diễn Yên Thế
Bưởi Diễn Yên Thế chiếm thị phần rất nhỏ trong cơ cấu các loại bưởi trên thị trường. Tuy nhiên vài năm trở lại đây thì việc tiêu thụ bưởi Diễn quả Yên Thế đang diễn ra khá thuận lợi tuy nhiên do tính cạnh tranh nên bưởi Diễn quả Yên Thế cũng chưa thực sự đi vào đời sống người dân cao.
Những vấn đề mà người tiêu dùng thường gặp phải trong tiêu dùng, đó là: - Chất lượng sản phẩm không đồng đều như: quả bị khô, ăn nhạt, tôm nát, không nhận biết được các tiêu chí phản ánh chất lượng bưởi.
- Quả nhiều chấm đen, vỏ quả xấu, không có mùi thơm, khó lựa chọn địa điểm mua hàng thường xuyên và uy tín, dễ tiếp cận.
- Mất lòng tin vào người bán hàng, đặc biệt là tác nhân bán hàng rong. - Chưa có thương hiệu cụ thể, ít được người biết đến.
Khi được hỏi “Nếu có nhu cầu mua bưởi ngọt để ăn và làm quà biếu, ông/bà lựa chọn sản phẩm?” thì có khoảng 75% người tiêu dùng trả lời lựa chọn tìm mua bưởi Đoan Hùng. Điều này cho thấy, muốn tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thì bưởi Diễn quả Yên Thế cần được khắc phục các nhược điểm như đã nêu và phải lựa chọn một hình thức cung ứng phù hợp ra thị trường.
* Việc xác định nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm bưởi quả
Các nghiên cứu về sản xuất và thị trường của bưởi Diễn quả Yên Thế cho thấy, các khu vực sản xuất trong huyện chỉ đáp ứng được khoảng 65% lượng bưởi cho thị trường. Như vậy, sẽ còn một lượng lớn bưởi các loại từ các khu vực khác được đưa về, điều này dẫn tới việc kiểm soát xuất xứ cho sản phẩm bưởi Diễn quả Yên Thế gặp rất nhiều khó khăn.
Trong các nguồn đưa về, lượng bưởi được đưa về chủ yếu là lượng bưởi Da xanh, Năm Roi, Đoan Hùng, bưởi Đào Tân Lạc chiếm tới 45%, nguồn bưởi này có chất lượng vì đây cũng là vùng có lịch sử trồng bưởi từ rất lâu. Do vậy cần phải phân biệt rõ tiêu chí đánh giá chất lượng bưởi Diễn quả Yên Thế nhằm tránh nhầm lẫn với các loại bưởi khác loại.
* Vấn đề quản lý đầu ra cho sản phẩm bưởi quả
Trong quá trình thương mại, bưởi được đưa đến nhiều thị trường khác nhau. Vì tỷ lệ bưởi Diễn Yên Thế loại 1 trên thị trường chỉ chiếm từ 10 – 20%, nên người tiêu dùng không phải ai cũng mua được loại bưởi có chất lượng này.
Theo kết quả nghiên cứu, thị trường bưởi loại 1 loại 2 được tiêu thụ chủ yếu ở trên địa bàn Hà Nội và thành phố Bắc Giang. Còn phần lớn các loại bưởi được đưa tiêu thụ tại địa bàn huyện là sản phẩm loại 2 và loại 3, được phân phối đến người tiêu dùng qua mạng lưới các nhà buôn, đầu mối thu mua.
Giả thiết để quản lý chỉ dẫn địa lý “bưởi Diễn Yên Thế” thì việc kiểm soát và tìm hướng giải quyết đầu ra cho các sản phẩm loại 2 và loại 3 như thế nào cũng là một câu hỏi đặt ra cho các nhà chức trách địa phương.
*Chất lượng và mẫu mã quả bưởi Diễn Yên Thế
Theo kết quả điều tra người tiêu dùng bưởi, Tết Nguyên Đán thường là thời điểm có nhu cầu tiêu dùng bưởi cao nhất cho các mục đích khác nhau (ăn, biếu, thờ Tết). Chính vì vậy, ngoài chỉ tiêu về chất lượng thì việc cải thiện mã quả bưởi để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cao hơn cũng là vấn đề quan trọng. Hơn 90% người tiêu dùng được phỏng vấn cho rằng, mã quả bưởi Diễn có tỷ lệ đồng đều về chất lượng tương đối thấp và mã quả còn kém.Về chỉ tiêu này, bưởi Diễn Yên Thế thua kém rất nhiều so với bưởi Diễn (làng Phú Diễn – Hà Nội, nay được phát triển rộng khắp các huyện ngoại thành Hà Nội).
Những nghiên cứu để cải thiện mã quả cũng cần tiến hành với mục đích nâng cao giá trị thương mại và tính cạnh tranh của bưởi Diễn quả Yên Thế.
Bên cạnh đó, để người tiêu dùng nhận biết được sản phẩm bưởi Diễn quả Yên Thế cần xây dựng một hệ thống các tiêu chí đánh giá chất lượng bưởi Diễn quả Yên Thế. Hệ thống tiêu chí này được xây dựng dựa trên những thông tin mà người thương mại và hộ trồng bưởi sử dụng trong quá trình phân loại chất lượng sản phẩm như là: bưởi Diễn tôm vàng có quả tròn, vỏ quả nhẵn, khi chín có màu vàng cam, trọng lượng trung bình 0,8 – 1kg, số múi/quả: 10 – 12 múi, thịt quả có màu vàng, tép không dòn như bưởi Diễn tôm xanh; Bưởi Diễn tôm xanh có quả hình cầu, đầu quả hơi thuôn, khi chín có màu vàng cam, trọng lượng trung bình giống như bưởi Diễn tôm vàng, thịt quả có vàng xanh, đặc trung là tép giòn và ngọt.
4.1.3.2. Tình hình tiêu thụ bưởi Diễn của các nhóm nông hộ
Tiêu thụ sản phẩm là một khâu của quá trình sản xuất, không những thế lại là một khâu rất quan trọng. Sản phẩm có tiêu thụ được thì sản xuất mới phát triển được và ngược lại, sản phẩm không tiêu thụ được thì sẽ làm ngừng trệ quá trình sản xuất. Thị trường quả nói chung phụ thuộc vào mức sống và tập quán sử dụng của nhân dân. Cầu về sản phẩm quả phụ thuộc vào thu nhập của người tiêu dùng rất nhiều. Ngoài ra, tiêu thụ quả còn phụ thuộc vào giới tính, tuổi tác, phụ thuộc theo mùa: mùa lạnh nhu cầu quả khác, mùa nóng nhu cầu khác, dịp lễ Tết thì nhu cầu quả cũng cao hơn... Do đó, sản xuất bưởi Diễn rất cần chú ý đến những điểm này để sản xuất sản phẩm đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng, chú trọng hơn tới chất lượng, thời vụ chín sớm, chín muộn... để dễ dàng cho tiêu thụ và bán sản phẩm được giá.
* Thời gian tiêu thụ
Bưởi quả là loại sản phẩm có khả năng bảo quản lâu hơn so với các loại quả khác do vậy thời vụ tiêu thụ bưởi trong năm thường kéo dài. Cây bưởi càng nhiều năm thì càng cho quả có thời gian bảo quản lâu, những cây bưởi Diễn trên địa bàn huyện có thể cho thu được quả từ giữa tháng 10 tháng 11 âm lịch. Do thời gian bảo quản bưởi quả có thể kéo dài từ 3 – 6 tháng, nên khung thời gian tiêu thụ bưởi trong năm của các đại lý trên địa bàn là khá dài.
Dưới đây là khung thời gian tiêu thụ bưởi quả Diễn trong năm của một đại lý trên địa bàn Yên Thế.
Diễn giải T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Bưởi Diễn
Trong đó: Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018) Tháng có bưởi tiêu thụ
* Kênh tiêu thụ bưởi Diễn của các hộ
Phỏng vấn các hộ dân cũng cho thấy, sản phẩm bưởi Diễn chủ yếu được tiêu thụ qua kênh gián tiếp (chiếm khoảng 60%): các thương lái đến tận vườn thu mua sản phẩm và đưa đi tiêu thụ ở các thị trường… Ưu điểm của hình thức tiêu thụ này là sản phẩm được tiêu thụ với khối lượng lớn. Việc bán được bưởi kịp thời nên không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và làm giảm năng suất vụ sau. Hơn nữa, người sản xuất không phải mất công, mất chi phí trong việc bảo quản và vận chuyển sản phẩm. Các hộ trồng bưởi chủ yếu bán sản phẩm cho thương lái là mặc cả giá rồi bán cả vườn bưởi. Đặc biệt trong những năm gần đây, việc hợp đồng thu mua ngày càng trở nên phổ biến hơn nên ngay từ khi cây bưởi cho quả vẫn còn xanh, các thương lái đã tới vườn và hợp đồng đặt thu mua.
Cũng có nhiều hộ bán bưởi thành nhiều đợt, đợt bán đầu tiên người mua bưởi được chọn thu hái sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp và chịu giá thành cao hơn hẳn. Còn các đợt bán sau bưởi được bán theo cả vườn với giá theo thỏa thuận giữa hộ và thương lái thị trường. Hiện nay, hình thức tiêu thụ này không được nhiều hộ áp dụng vì khả năng hộ bị thương lái ép giá với số bưởi còn lại là rất cao. Kênh tiêu thụ chính của các hộ là mua bán tự do thông qua mạng lưới tư thương nhỏ, không hề có hợp đồng mua bán (hầu hết là đôi bên hợp đồng miệng). Qua điều tra, 55% lượng Bưởi Diễn được các tư thương đem đi các tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Nội, thành phố Bắc Giang và các huyện lân cận. Mặc dù hiện nay bưởi Diễn đang trong quá trình tạo lập nhãn hiệu, thương hiệu nhưng khách hàng ở các tỉnh lân cận vẫn chưa biết đến nhiều tên hiệu “Bưởi Diễn Yên Thế”.
Sơ đồ 4.1. Kênh tiêu thụ bưởi Diễn của các hộ điều tra
Người sản xuất
Người bán buôn
Người bán lẻ Người thu gom
Người tiêu dùng 2,47% 27,41% 60,36% 10% 90%
Qua sơ đồ ta có thể thấy kênh tiêu thụ chính cho sản phẩm bưởi Diễn quả trên địa bàn xã như sau:
Một là, người sản xuất bán trực tiếp sản phẩm cho người thu gom người
thu gom bán lại sản phẩm cho người bán buôn, người bán buôn bán lại sản phẩm cho người bán lẻ và đến tay người tiêu dùng. Hình thức này có ưu điểm là ổn định, lâu dài, lượng sản phẩm tiêu thụ được nhiều do vậy mà người sản xuất không phải mất chi phí vân chuyển, bảo quản sản phẩm, không sợ có sản phẩm tồn không tiêu thụ được dẫn tới hư hỏng. Tuy nhiên người sản xuất sẽ phụ thuộc nhiều vào người thu gom dẫn tới tình trạng bị ép giá, sản phẩm bán với thấp hơn nhiều so với thị trường.
Hai là, người sản xuất bán sản phẩm trực tiếp cho người bán buôn, người bán buôn bán lại sản phẩm cho người bán lẻ và đến tay người tiêu dùng. Hình thức này chiếm đa số có ưu điểm là lượng sản phẩm tiêu thụ được nhiều, có thể lựa chọn nhà bán buôn với mức giá cao hơn tích kiệm chi phí vận chuyển, bảo quản cho người sản xuất. Nhưng nhược điểm của hình thức này là không ổn định, lâu dài.
Ba là, người sản xuất bán cho người bán lẻ và người bán lẻ bán lại cho người tiêu dùng. Ưu điểm của hình thức này là giá cả sát với giá thị trường người sản xuất được lợi hơn, tiết kiệm chi phí vận chuyển. Nhưng khối lượng tiêu thụ được ít chỉ áp dụng được với vườn có quy mô nhỏ, còn với vườn có quy mô lớn sẽ làm tăng chi phí bảo quản của người sản xuất. Đầu ra này cũng không mang tính lâu dài và ổn định.
Bốn là, người sản xuất bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng. Ưu
điểm của hình thức này là giá bán sản phẩm cao. Nhưng hình thức này có rất nhiều nhược điểm tuy giá cao nhưng người sản xuất phải bỏ ra chi phí vận chuyển, bảo quản sản phẩm. Hình thức này tiêu thụ được một lượng sản phẩm rất ít nên dễ dẫn tới tình trạng sản phẩm bị hư hỏng.
*Giá bán
Qua số liệu điều tra bảng 4.5 thấy giá bán bưởi Diễn quả trên địa bàn huyện Yên Thế những năm qua trên thị trường có sự biến động theo chiều hướng tăng nhẹ, bình quân giá bán bưởi Diễn quả năm 2018 tăng lên khoảng 2 nghìn đồng/quả so với giá bán bưởi Diễn quả năm 2015. Do đó giá trị thu nhập từ cây bưởi Diễn của người nông dân cũng tăng lên theo giá bán sản phẩm.
Bảng 4.5. Giá bán bưởi Diễn Yên Thế trên thị trường ĐVT: nghìn đồng/ quả ĐVT: nghìn đồng/ quả Diễn giải Năm 2015 Năm 2018 Giá cao nhất Giá thấp nhất Giá trung bình Giá cao nhất Giá thấp nhất Giá trung bình Bưởi Diễn 30 10 20 35 10 22
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm (2018)